Luận Văn Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh, Đề Tài Hay Nhất

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh là những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực, đề tài cụ thể nhằm nêu lên thực trạng và đưa ra những ý kiến, giải pháp nhằm giải quyết, khắc phục hoặc phát triển vấn đề được nghiên cứu trong luận văn. Hiện nay chúng ta thấy rất nhiều bạn trẻ lựa chọn đề tài xây dựng chiến lược kinh doanh cho luận văn thạc sĩ của mình bởi yêu cầu cũng như xu thế hiện nay là chiến lược kinh doanh thay vì kế hoạch ngắn hạn.

Bạn đang xem: Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh

Chính vì vậy, chúng mình đã tổng hợp và xin được gửi đến các bạn 10 luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh hay nhất, được đánh giá cao nhất để các bạn có thể tham khảo. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây.

Nội dung chính

I. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhấtII. Các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quảIII. Những chiến lược kinh doanh cơ bản mà bạn cần phải biết

I. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhất

1. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phát triển viễn thông giai đoạn 2010-2020

Được thực hiện dưới hình thức một luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, lấy đề tài về xây dựng chiến lược kinh doanh của sinh viên Vũ Minh Yến và được hướng dẫn bởi tiến sĩ Nguyễn Văn Thoan. Đây là tài liệu sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh, về vấn đề đầu tư giảm, khó huy động vốn cũng như thiếu nguồn nhân lực chất lượng.

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần phát triển viễn thông giai đoạn 2010-2020

Download tài liệu

2. Tóm tắt luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty bia Huế giai đoạn 2011-2016

Nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường bia nói chung, tác giả thực hiện luận văn Trần Nguyễn Quốc Thái đã chọn đề tài về xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty bia Huế. Tài liệu sẽ cho chúng ta thấy một thị trường bia với sự cạnh tranh khốc liệt về thị phần cũng như chất lượng bia giữa các công ty sản xuất, phân phối bia trong nước và nước ngoài, từ đó thấy được nhưng cố gắng của công ty bia Huế trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả để giữ được khách hàng trong một giai đoạn khó khăn chung.

Tóm tắt luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty bia Huế giai đoạn 2011-2016

Download tài liệu

3. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đến năm 2020

Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Ngân Giang được đánh giá rất cao bởi sự lựa chọn đề tài thú vị cũng như cách triển khai đề tài đó sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả về mặt nội dung luận văn cũng như thuyết phục người đọc.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới. Với sự thành công và chỗ đứng nhất định, những chiến lược kinh doanh nào được ngân hàng này xây dựng là một câu hỏi lớn và câu trả lời chi tiết nằm trong nội dung của tài liệu này.

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đến năm 2020

Download tài liệu

4. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bibica giai đoạn 2015-2020

Cách xây dựng chiến lược kinh doanh của một công ty với 20 năm hình thành và phát triển, là một trong những công ty, thương hiệu về bánh kẹo hàng đầu Việt Nam chắc chắn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Nắm được thị hiếu của khách hàng, Lê Hùng Thiên Vũ đã thực hiện một luận văn nhằm thu thập số liệu, phân tích, chứng minh những thành công trong cách xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững và đem lại hiệu quả cao của Bibica.

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Bibica giai đoạn 2015-2020

Download tài liệu

5. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh bán lẻ tại ngân hàng TMCP VIB

Đây là một luận văn đặc biệt khi được thực hiện bằng tiếng anh, chính việc trình bày một nghiên cứu cấp luận văn thạc sĩ song ngữ đã khiến cho tài liệu này được đánh giá cao và mang tính áp dụng thực tiễn tốt hơn so với các luận văn cùng đề tài. Về mặt nội dung, tài liệu tiến hành phân tích hoạt động xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP VIB cũng như đưa ra một số đề xuất khắc phục các khó khăn hiện tại.

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh bán lẻ tại ngân hàng TMCP VIB

Download tài liệu

6. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần PVFC chi nhánh Thăng Long

Tiếp tục là một luận văn thạc sĩ bằng tiếng anh, lần này bạn sẽ được giới thiệu về quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần PVFC chi nhánh Thăng Long. Bao gồm tầm nhìn: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.

Sứ mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm và cuối cùng là mục tiêu chiến lược: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được trong phạm vi dài hạn và trung hạn.

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần PVFC chi nhánh Thăng Long

Download tài liệu

7. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Toàn Phát giai đoạn 2015 tầm nhìn 2020

Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn những lưu ý khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh. Cụ thể: Những chiến lược bạn xây dựng phải được theo dõi và đo lường được vấn đề hiệu quả hằng tháng. Kết quả của chiến lược cần phải đo lường được thông qua các chỉ số định lượng (như KPI).

Thường xuyên chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Có những đánh giá định kỳ về hiệu quả của chiến lược. Cuối cùng là đưa ra những thay đổi nếu cần thiết cho chiến lược.

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần xây dựng công nghiệp Toàn Phát giai đoạn 2015 tầm nhìn 2020

Download tài liệu

8. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm Zalo của công ty cổ phần VNG giai đoạn 2016-2010

Với sự hướng dẫn của phó giáo sư – tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy, sinh viên Trần Đình Việt đã thực hiện được một luận văn thạc sĩ vô cùng ấn tượng, cả về hình thức trình này cũng như chất lượng nội dung. Tài liệu tập trung vào việc cung cấp khái niệm và vai trò của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp cũng như cung cấp một số chiến lược cơ bản để các bạn có thể áp dụng sao cho hiệu quả với từng tình huống cụ thể mà doanh nghiệp đối mặt.

Luận văn thạc sĩ “Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm Zalo của công ty cổ phần VNG giai đoạn 2016-2010

Download tài liệu

9. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Thăng Long

Tài liệu này sẽ cung cấp cho bạn một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chiến lược kinh doanh. VÍ dụ như: Sản phẩm/dịch vụ được cung cấp. Nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phương thức Marketing và bán hàng. Năng lực sản xuất. Khả năng đáp ứng khách hàng. Mục tiêu tăng trưởng.

Phương thức phân phối. Nền tảng công nghệ. Loại hình và nhu cầu thị trường. Mục tiêu về lợi nhuận và còn rất nhiều những yếu tố nữa, tất cả đều được cung cấp đầy đủ, cụ thể trong tài liệu này.

Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Thăng Long

Download tài liệu

10. Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Nam Định giai đoạn 2012-2017

Luận văn thạc sĩ này bao gồm 3 chương. Chương đầu tiên là về cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2 sẽ cung cấp thực trạng về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Tỉnh Nam Định. Cuối cùng là chương 3 sẽ đề xuất phương hướng xây dựng chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 – 2017.

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Nam Định giai đoạn 2012-2017

Download tài liệu

II. Các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Muốn xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn có thể tham khảo những bước sau đây:

1. Xác định thị trường mục tiêu

Bạn có thể xác định dễ dàng thị trường mục tiêu bằng cách trả lời các câu hỏi như: Thị trường mục tiêu của bạn là ai? Họ bao nhiêu tuổi? Họ làm gì để kiếm sống? Họ làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Cài đặt Google Analytics vào trang web của bạn và bắt đầu xây dựng một trang Facebook. Cả hai có thể cung cấp số liệu thống kê về những người ghé thăm và quan tâm đến bạn là ai. Mỗi thông điệp truyền đi, hãy nghĩ đến khách hàng mục tiêu của bạn.

3. Xác định mục tiêu của bạn

Xây dựng các mục tiêu kinh doanh mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và có hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể để đạt được mục tiêu ấy. Những mục tiêu cơ bản mà bạn cần quan tâm có thể là để tăng lưu lượng truy cập? Nhận biết thương hiệu?

Có người đăng ký sản phẩm của bạn? Mua một sản phẩm? Có những người muốn tham dự một số sự kiện? Nếu bạn không có một mục tiêu nhất định, bạn không thể đo lường sự thành công của kế hoạch

4. Đánh giá vị trí hiện tại

Có hai thứ bạn cần quan tâm để việc kinh doanh bước đầu diễn ra thuận lợi nhất. Đó là:

Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược đối với doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm: Cuộc Sống Của Ngân Khánh Cao Bao Nhiêu, Ngân Khánh Trở Về Sau 4 Năm Mất Tích

Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển. Từ đó đưa ra phương hướng kinh doanh sát với tiềm lực doanh nghiệp nhất.

5. Giữ thương hiệu nhất quán

Bạn có thể làm rất tốt tất cả mọi thứ trừ việc khiến khách hàng nhớ đến bạn, tôi chắc chắn đó sẽ alf một kinh doanh thất bại vô cùng đáng tiếc. Chính vì vậy, bạn phải bằng mọi cách tích cực nhất khiến khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn, cụ thể đây là các yếu tố cốt lõi cần phải có: logo, màu sắc, phông chữ, hình ảnh và giọng nói.

6. Xác định người quản lý

Nếu bạn chưa biết tầm quan trọng của một người quản lý, thì đây là một ví dụ cho bạn. Jeff Bezos là một nhà tiên phong trong thế giới của internet thương mại. Ông là người thay đổi các khái niệm về “ Phân tích và tiên đoán”, giới thiệu các sản phẩm cho khách hàng dựa vào thói quen tìm kiếm và mua sắm.

Ông đã đưa ra ý tưởng kinh doanh trực tuyến phong phú và hiệu quả hơn, giúp người tiêu dùng thế giới mua sắm trực tuyến có hiệu quả hơn và ông là CEO và chủ tịch của công ty công nghệ đa quốc gia Amazon.

7. Xây dựng chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng của chiến lược kinh doanh. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương án đã đề ra trước đó. Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề: Mục tiêu cần đạt là gì? Đối thủ cạnh tranh là ai? Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?

8. Kế hoạch truyền thông cụ thể bao gồm những gì?

Có một số cách để tăng hiệu quả truyền thông, đó là sử dụng mạng xã hội hay internet. VÍ dụ như: Các trang web thân thiện với người dùng, BlogFanpage, Facebook, Twitter, Email, Marketing, Quảng cáo trực tuyến,…

9. Ngân sách của bạn như thế nào?

Số vốn ban đầu vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn ở những ngày đầu hoạt động. Ngân sách sẽ cho bạn biết bạn có thể làm gì và làm gì để đạt được hiệu quả là ở khả năng sử dụng vốn và xoay vốn của bạn. Một số chi phí để bạn xem xét: Trang web: Email Marketing, Facebook, Twitter, RSS và blog, quảng cáo,…

Tần suất xuất hiện

Như chúng mình đã nói ở trên, hãy làm mọi cách để khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn. Và đơn giản nhất đó là tăng tần suất xuất hiện của bạn trên mọi phương tiện truyền thông, càng nhiều càng tốt (nhưng nội dung xuất hiện phải đem lại hiệu quả nhất đinh, bạn không nên lấy số lượng bù vào chất lượng)

Nội dung

Người ta luôn nói hình thức tốt phải đi kèm nội dung chất lượng, đối với việc kinh doanh cũng vậy. Bạn không thể dừng lại ở mẫu mã, hình thức đẹp mà còn phải đầu tư cả về mặt nội dung, chất lượng sản phẩm. Bạn nên nhớ, thứ giữ chân khách hàng ở lại với bạn lâu dài chính là chất lượng mà sản phẩm của bạn đem lại hài lòng, phù hợp với khách hàng chứ không phải vì sản phẩm đó đẹp hay sản phẩm đó xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông.

Đánh giá

Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô.

III. Những chiến lược kinh doanh cơ bản mà bạn cần phải biết

Chiến lược cạnh tranh để khác biệt

Nhiều bạn nghĩ rằng nên xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp của họ là duy nhất, đánh bật các đối thủ khác để dành được vị trí độc tôn. Nhưng như vậy chưa phải là phương án tối ưu để doanh nghiệp thật sự phát triển. Điều bạn đang làm chỉ là thỏa mãn cái tôi của bản thân mà thôi.

Thực tế chỉ ra rằng không chỉ một mà rất nhiều doanh nghiệp ở vị trí cao sẽ chia sẻ những lợi ích nhiều hơn là chỉ một doanh nghiệp duy nhất. Sự cạnh tranh đến từ nhiều vị trí sẽ đem lại sự phát triển vượt bậc thay vì đứng đầu ở một lĩnh vực mà không có đối thủ nào để bạn có thể mài dũa những kỹ năng lên tầm cao mới.

Chiến lược cạnh tranh vì lợi nhuận

Lợi nhuận luôn là thứ quan trọng nhất, thứ đặt lên hàng đầu khi nói về kinh doanh. Đã kinh doanh là phải có lợi nhuận, không có lợi nhuận chứng tỏ bạn kinh doanh chưa tốt và ngược lại. Vậy xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng.

Chiến lược thấu hiểu thị trường

Điều đầu tiên trước khi bắt đầu việc kinh doanh, bạn phải xác định được mình sẽ bán cái gì, cái mình bán thị trường có cần hay không, họ sẽ mua nhiều hay mua ít, mua trong bao lâu. Nắm được tất cả những thông tin này, bạn đã chiếm đến 50% chiến thắng trong tay. Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng.

Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai. Thấu hiểu về thị trường, đối thủ sẽ hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.

Chiến lược xác định đối tượng khách hàng

Thị trường là một khái niệm toàn diện nhưng chung chung, nếu muốn tăng tỉ lệ thành công hơn nữa, bạn cần điều tra đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến. Bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người, bởi lẽ bạn chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu mà thôi.

Do đó, việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị bạn đem lại.

Chiến lược từ chối

Bạn muốn việc kinh doanh của mình thành công thật nhanh chóng. Điều đó hoàn toàn có thể, nếu bạn biết lúc nào cần phải từ chối khách hàng của mình. Chúng ta luôn được dạy rằng: “Khách hàng là thượng đế” nhưng nếu cứ chạy theo số đông, chạy theo yêu cầu của từng khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ thất bại.

Bạn đã từng nghe đến câu chuyện Đẽo cày giữa đường chưa, kinh doanh yêu cầu bạn phải có chính kiến, tiếp thu ý kiến khách hàng một cách có chọn lọc và phải biết khi nào cần từ chối khách hàng và từ chối sao cho khéo léo.

Chiến lược thay đổi

Nokia từng là hãng điện thoại bán chạy nhất thế giới ở những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng đến thời điểm hiện tại, người ta chỉ biết đó là một hàng điện thoại chứ hầu hết đã không còn sử dụng chúng. Tất cả là bởi sự thích nghi kém cũng như ngại thay đổi của Nokia, học không biết rằng chính bản thân hãng mới cần thay đổi chứ không phải toàn bộ thế giới.

Thế giới có cách vận hành của riêng nó và bạn phải thuận theo sự xoay chuyển đó một cách linh hoạt, nhịp nhàng thì mới thành công được. Sẽ có lúc đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi, công nghệ cải tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.

Chiến lược tư duy hệ thống

Chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100% vì mọi thứ chỉ dừng lại ở tương đối, do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về xu hướng thị trường, về mọi thứ,..

Đối với bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào, cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh thật sự đúng đắn. Trên đây là 7 chiến lược kinh doanh cơ bản mà bạn có thể tham khảo để giúp việc xây dựng chiến lược kinh doanh đem lại hiệu quả tốt hơn và tránh được những rủi ro không đáng có.

Trên đây là tổng hợp 10 luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh được đánh giá cao nhất mà chúng mình đã lựa chọn để gửi đến các bạn tham khảo, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu nói chung và giúp các bạn trong quá trình hoàn thiện luận văn thạc sĩ của chính mình nói riêng. Mong rằng những tài liệu được chúng mình tổng hợp có thể giúp ích nhiều cho các bạn trong tương lai. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Nguồn : sưu tầm

Related Posts

Game thợ săn quỷ: Demon Blade

[ad_1] ContentsI. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhất1. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh cho…

Game Batman phá bom: Shadow Combat

[ad_1]  ContentsI. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhất1. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh…

Game cách làm Slime 2: Slime Maker

[ad_1] ContentsI. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhất1. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh cho…

Game tàu chiến không gian: Space Blaze 2

[ad_1] ContentsI. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhất1. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh cho…

Trò chơi Cyborg bắn đồ ăn

[ad_1]  ContentsI. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhất1. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh…

Game thế giới đã mất: Dino Squad Adventure

[ad_1] ContentsI. Các luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ấn tượng nhất1. Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh cho…

Leave a Reply