Hướng dẫn cách tính tiền thai sản mới nhất năm 2021

[ad_1]

Chế độ thai sản được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được hướng dẫn bởi Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH và một số văn bản khác. Người lao động rất quan tâm đến mức hưởng chế độ này.

Liên quan đến cách tính tiền thai sản, điều kiện hưởng chế độ thai và một số nội dung liên quan đến chế độ thai sản mới nhất, Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội 19006560 xin gửi tới Quý độc giả các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

>> Tham khảo: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội

Tiền thai sản là gì?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, tiền thai sản hay trợ cấp thai sản là khoản tiền người lao động được hưởng, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bù đáp phần nào thiếu hụt về thu nhập khi người lao động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi và một số trường hợp khác theo quy định.

Đối tượng được áp dụng hưởng chế độ thai sản gồm có:

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (các loại hợp đồng do Bộ luật lao động quy định);

+ Người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 1 đến dưới 3 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Người làm trong lực lượng vũ trang: công nhân quốc phong, công an, sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp,…theo quy định của pháp luật (căn cứ tại điểm d và đ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014);a

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương.

Điều kiện hưởng tiền thai sản là gì?

Để hưởng tiền thai sản, người người lao động cần đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể:

– Điều kiện thứ nhất: người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc các trường hợp:

1/ Người lao động nữ mang thai;

2/ Lao động nữ sinh con;

3/ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định;

4/ Người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi;

5/ Lao động nữ khi thực hiện các biện pháp phòng tránh thai gồm có đặt vòng tránh thai và triệt sản;

6/ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con.

– Điều kiện thứ hai, người lao động khi rơi vào trường hợp sinh con, mang thai hộ hay nhận nuôi con nuôi cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 1 năm trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con.

Hoặc rơi vào trường hợp đặc biệt, người lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 1 năm trở lên mang thai và phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 1 năm trước khi sinh con.

– Riêng với lao động nam, để hưởng tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con cần đáp ứng điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 1 năm trước khi vợ sinh và vợ không đủ điều kiện hưởng thai sản hoặc vợ không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khi người lao động thuộc các trường hợp nêu trên, thỏa mãn đủ các điều kiện sẽ được hưởng chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Cách tính tiền thai sản như thế nào?

Chế độThời gian hưởngMức hưởngCăn cứ pháp lý
Đi khám thai05 lần, mỗi lần 1 ngày (cơ sở y tế xã, thai bệnh lý được nghỉ 2 ngày/ 1 lần khám)Bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (Bình quân tiền lương) : (chia) 24 x 100% x Số ngày nghỉ

(tính theo ngày làm việc)

Điều 32 và Điều 39 Luật BHXH;

Điều 12 TT 59/2015/TT-BLĐTBXH

Khi sẩy thai, nạo, hút, thai chết lưuTheo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền

+ thai dưới 5 tuần nghỉ 10 ngày

+ thai từ 5 đến dưới 13 tuần nghỉ 20 ngày

+ thai từ 13 đến dưới 25 tuần nghỉ 40 ngày

+ thai từ 25 tuần trở lên nghỉ 50 ngày

 

Bình quân tiền lương : 30 x 100% x Số ngày nghỉ

(tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần)

Điều 33, Điều 39 Luật BHXH

Điều 10, Điều 12 TT 59/2015

Thực hiện các biện pháp tránh thaiTối đa 7 ngày khi đặt vòng tránh thai;

15 ngày khi triệt sản

 

Bình quân tiền lương : 30 x 100% x Số ngày nghỉ

(tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần)

Điều 37, Điều 39 Luật BHXH

Điều 12 TT 59/ 2015/TT-BLĐTBXH

 

 

Khi sinh conNghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh là 6 tháng, sinh từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con nghỉ thêm 1 tháng+ Mức hưởng 1 tháng= Bình quân tiền lương x 100%

(tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần)

+ Trợ cấp 1 lần sinh con = 2 lần mức lương cơ sở

Điều 34, Điều 38, Điều 39 Luật BHXH

Điều 10 TT 59/2015/TT-BLĐTBXH

Nhận nuôi con nuôiNghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

 

Tương tự khi sinh con

( trường hợp đủ điều kiện hưởng nhưng không nghỉ việc, chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần)

Điều 36, Điều 39 Luật BHXH

Điều 11 TT 59/2015/TT-BLĐTBXH

Mang thai hộ+ Lao động nữ mang thai hộ hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định;

+ Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Mức hưởng cho chế độ thai sản khi mang thai hộ căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CPĐiều 35 Luật BHXH,

Mục 1 Chương II NGhị định 115/2015/NĐ-CP

Trên đây là hướng dẫn của Tổng đài tư vấn 19006560 về các tính tiền thai sản tóm tắt cho một số trường hợp hưởng chế độ thai sản dựa trên quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cách tính cho từng trường hợp còn có những quy định liên quan, Quý vị có thể tham khảo thêm tại các văn bản pháp lý.

>> Tham khảo: Tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng quyền lợi gì?

Cách tính tiền thai sản cho giáo viên?

Giáo viên thuộc một trong những đối tượng được áp dụng chế độ thai sản theo quy định hiện hành. Do đó, cách tính tiền thai sản của giáo viên cơ bản vẫn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Ví dụ: giáo viên khi sinh con vẫn sẽ hưởng 100% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc và trợ cấp 1 lần sinh con bằng hai lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000đ).

Lưu ý: Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên do Nhà nước quy định dựa trên ngạch lương, bậc và các khoản phụ cấp nếu có.

Ngoài ra, giáo viên còn có thể được nhận một khoản phụ cấp ưu đãi do nhà trường chi trả cho thời gian nghỉ việc hưởng theo sản theo quy định.

Khi nào nhận được tiền thai sản?

Theo quy định tại Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì trong thời gian 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ hưởng và tiến hành chi trả tiền thai sản cho người lao động.

Nếu người lao động thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con thì trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền thai sản.

Quý độc giả còn vướng mắc hay cần tìm hiểu thêm về chế độ thai sản có thể kết nối với Tổng đài tư vấn 19006560 để được tư vấn miễn phí.

>> Tham khảo: Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ

[ad_2]

Related Posts

Game đột kích 3: Crossfire 3 Online

[ad_1]  ContentsTiền thai sản là gì?Điều kiện hưởng tiền thai sản là gì?Cách tính tiền thai sản như thế nào?Cách tính tiền thai sản cho giáo…

Game thỏ Bunny ném bóng rổ: Space Jam

[ad_1]  ContentsTiền thai sản là gì?Điều kiện hưởng tiền thai sản là gì?Cách tính tiền thai sản như thế nào?Cách tính tiền thai sản cho giáo…

Trò chơi xạ thủ diệt Zombie

[ad_1]  ContentsTiền thai sản là gì?Điều kiện hưởng tiền thai sản là gì?Cách tính tiền thai sản như thế nào?Cách tính tiền thai sản cho giáo…

Trò chơi xây nhà Lego

[ad_1] ContentsTiền thai sản là gì?Điều kiện hưởng tiền thai sản là gì?Cách tính tiền thai sản như thế nào?Cách tính tiền thai sản cho giáo viên?Khi…

Game bói tình yêu hiện đại: Valentine’s Love Test

[ad_1]  ContentsTiền thai sản là gì?Điều kiện hưởng tiền thai sản là gì?Cách tính tiền thai sản như thế nào?Cách tính tiền thai sản cho giáo…

Game xếp kẹo ngọt Online 4: Candy Rush Saga

[ad_1] ContentsTiền thai sản là gì?Điều kiện hưởng tiền thai sản là gì?Cách tính tiền thai sản như thế nào?Cách tính tiền thai sản cho giáo viên?Khi…

Leave a Reply