Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu 2021 khó hay dễ?

[ad_1]

Đăng ký nhãn hiệu tạo cơ sở pháp lý vững chắc để được pháp luật bảo vệ, tránh được các hành vi xâm phạm, làm giả, làm nhái nhãn hiệu của các chủ thể khác gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn, cung cấp các quy định pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như thế nào để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Đầu tiên, cùng tìm hiểu khái niệm nhãn hiệu, nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, đơn vị, tổ chức khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu để phân biệt là dấu hiệu được nhìn thấy thể hiện dưới dạng hình ảnh, từ ngữ hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố này với nhau và được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc khác nhau.

Để tiến hành thành công thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chủ thể nộp đơn cần nắm rõ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan, thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký để tránh trường hợp bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối đơn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chủ thể nộp đơn muốn biết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như thế nào, cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ sau đây:

+ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, theo mẫu số 04-NH tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

+ 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo hồ sơ;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;

+ Các tài liệu khác kèm theo (nếu có): Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu; Tài liệu xác nhận quyền thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đăng ký (nếu có đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên); Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký chủ thể ủy quyền cho một tổ chức đại diện khác nộp hồ sơ),…

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở đâu?

Chủ thể có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ để được xem xét, kiểm tra hồ sơ.

Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc nộp tại 02 văn phòng đại diện của Cục ở Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội có địa chỉ: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại ĐC3 Nẵng: 26 Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Hồ Chí Minh: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Giai đoạn thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi được tiếp nhận sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định, cụ thể như sau:

Giai đoạn 01. Giai đoạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

+ Trong giai đoạn này, đơn đăng ký sẽ được các chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra, xem xét và thẩm định hình thức đơn có đúng theo hình thức quy định. Thời gian thẩm định của giai đoạn này thường kéo dài khoảng 01 tháng.

+ Nếu đơn đăng ký hợp lệ, được xác nhận thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn đăng ký chưa hợp lệ theo quy định, Cục sẽ ra quyết định để chủ thể nộp đơn sửa đơn đăng ký.

Giai đoạn 02. Giai đoạn Công báo đơn

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thực hiện đăng công báo trên website của Cục sở hữu trí tuệ. Giai đoạn này thường được kéo dài 02 tháng tính kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ.

Giai đoạn 03. Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định nội dung với thời gian 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét về các điều kiện đăng ký nhãn hiệu qua đó đánh giá khả năng được cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ thể đăng ký.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đó.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu chưa hợp lệ, chưa đáp ứng đầy đủ các quy định, Cục sở hữu trí tuệ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu cho chủ thể đăng ký bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cấp.

Khi có thông báo cấp văn bằng, chủ thể nộp đơn thực hiện đóng lệ phí cấp bằng. Thời gian cấp văn bằng từ 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí.

Giai đoạn 04. Giai đoạn nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Chủ thể nộp đơn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận, chủ nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, được quyền cho phép người khác sử dụng, có quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ khi phát hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu xảy ra.

Trên đây là nội dung tư vấn về Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như thế nào. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu cần thêm thông tin hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của công ty, Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn pháp lý miễn phí của TBT Việt Nam 19006560.

[ad_2]

Related Posts

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Alistar tốc chiến

[ad_1] Guide Alistar tốc chiến mùa 1, một trong những vị tướng trâu bò với những bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ cho Alistar trong…

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Akali tốc chến

[ad_1] Guide Akali tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com tham khảo qua bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ cho Akali trong LMHT tốc chiến…

BFF là gì? Cách tạo hiệu ứng vỗ tay BFF trên Facebook

[ad_1] Gần đây trên Facebook, có một hiệu ứng vỗ tay được rất nhiều người quan tâm. Các bạn có biết, hiệu ứng vỗ tay là Facebook…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Miss Fortune

[ad_1] Miss Fortune tốc chiến mùa 1, cùng nhau tham khảo qua cách chơi và hướng dẫn cách lên đồ cho xạ thủ Miss Fortune trong lmht…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Varus tốc chiến

[ad_1] Varus tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách lên đồ và hướng dẫn cách chơi tướng Varus trong lmht tốc chiến…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Ezreal tốc chiến

[ad_1] Ezreal tốc chiến mùa 1, tham khảo qua những hướng dẫn cách chơi và cách lên đồ cho Ezreal trong lmht tốc chiến phù hợp nhất…

Leave a Reply