Giấy phép mạng xã hội là gì?

[ad_1]

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội lớn kích thích cho các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm mạng xã hội mới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn tạo ra các sản phẩm mạng xã hội mang dấu ấn Việt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt. Ngoài kỹ thuật, pháp luật cũng là khía cạnh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mạng xã hội không thể bỏ qua.

Trong bài viết “ Giấy phép mạng xã hội là gì?” này, Quý vị sẽ có thêm những kiến thức pháp lý hữu ích trong việc kinh doanh dịch vụ mạng xã hội. Mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết:

Giấy phép mạng xã hội là gì?

Giấy phép mạng xã hội (hay còn gọi là Giấy phép thành lập mạng xã hội) là sự ghi nhận của cơ quan có thẩm quyền đối tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được thành lập mạng xã hội.

Để hiểu rõ hơn là Giấy phép mạng xã hội là gì cần phải hiểu định nghĩa mạng xã hội.

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định số 72/2013-NĐ/CP, mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

Thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hội

Theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 27/2018-NĐ/CP, thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hội như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập mạng xã hội gồm có:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).

Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên trang mạng xã hội;

– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi; lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định này; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;

– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau: Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác; công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

Bước 2: Gửi trực tiếp hồ sơ đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép sử dụng phương thức gửi hồ sơ bằng đường bưu chính hoặc qua mạng Internet.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét.

Bước 4: Cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội. Sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Bộ thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép theo Mẫu số 26 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2018-NĐ/CP. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Quy định về mạng xã hội?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 27/2018-NĐ/CP, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.

Ngoài ra tại Nghị định số 72/2013-NĐ/CP, Nghị định số 27/2018-NĐ/CP quy định chi tiết về mạng xã hội.

Đối tượng nào được cung cấp mạng xã hội trực tuyến

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 72/2013-NĐ/CP, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội (đã được cơ quan có thẩm quyển cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội) có quyền cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.

Như vậy, đối tượng được cung cấp mạng xã hội trực tuyến là các tổ chức, doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyển cấp Giấy phép mạng xã hội.

Hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội

Theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 27/2018, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập mạng xã hội gồm có:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).

– Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên trang mạng xã hội;

– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi; lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định số 27/2018-NĐ/CP; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;

– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau: Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác; công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 72/2013-NĐ/CP, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.

Như vậy với quy định trên có thể hiểu, điều kiện để kinh doanh dịch vụ mạng xã hội là tổ chức, doanh nghiệp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội. Theo quy định tại khoản 7Điều 1 Nghị định số 27/2018-NĐ/CP, để được cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội phải có đủ các điều kiện sau:

– Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Có tổ chức, nhân sự đáp ứng theo quy định tại Điều 23a Nghị định 27/2018-NĐ/CP;

– Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và đáp ứng quy định tại Điều 23b Nghị định 27/2018-NĐ/CP;

– Đáp ứng các Điều kiện về kỹ thuật theo quy định tại Điều 23c Nghị định số 27/2018-NĐ/CP;

– Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định tại Điều 23d Nghị định số 27/2018-NĐ/CP”.

Không chỉ thắc mắc “ Giấy phép mạng xã hội là gì?”, Quý vị còn nhiều thắc mắc khi tìm hiểu pháp luật về kinh doanh dịch vụ mạng xã hội. Để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc một cách chính xác, hãy liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 6560, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý vị!

->>>Tham khảo thêm : giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử

[ad_2]

Related Posts

Game phá hủy tháp Minecraft 3D: Minecraft 3D Online

[ad_1] ContentsGiấy phép mạng xã hội là gì?Thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hộiQuy định về mạng xã hội?Đối tượng nào được cung cấp mạng xã…

Game Ninja rùa trừ gian: Mega Mutant Battle

[ad_1]  ContentsGiấy phép mạng xã hội là gì?Thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hộiQuy định về mạng xã hội?Đối tượng nào được cung cấp mạng…

Game Jerry xây tháp phô mai: Leaning Tower Of Cheese

[ad_1]  ContentsGiấy phép mạng xã hội là gì?Thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hộiQuy định về mạng xã hội?Đối tượng nào được cung cấp mạng…

Game phòng thủ xuyên thế kỷ: Day Tower Rush

[ad_1] ContentsGiấy phép mạng xã hội là gì?Thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hộiQuy định về mạng xã hội?Đối tượng nào được cung cấp mạng xã…

Trò chơi xây lâu đài công chúa

[ad_1]  ContentsGiấy phép mạng xã hội là gì?Thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hộiQuy định về mạng xã hội?Đối tượng nào được cung cấp mạng…

Game Onion giải cứu cô công chúa: Super Onion Boy

[ad_1] ContentsGiấy phép mạng xã hội là gì?Thủ tục cấp Giấy phép mạng xã hộiQuy định về mạng xã hội?Đối tượng nào được cung cấp mạng xã…

Leave a Reply