Giải Bài 40: LỰC LÀ GÌ? – Chương VIII

[ad_1]

Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi trang 144, 145, 146 Sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Kết nối tri thức thuộc [ Bài 40: LỰC LÀ GÌ? trong CHƯƠNG VIII- LỰC TRONG ĐỜI SỐNG]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được những lực nào trong các hình dưới: (trang 144 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/screenshot_56_29.png?itok=dnhL_3IZ

Lời giải tham khảo:

Các lực có trong hình dưới là: trọng lực, lực đàn hồi, lực đẩy.

II. TÁC DỤNG CỦA LỰC

Câu hỏi:

Đánh giá sao

Lời giải tham khảo:

(1) là: Bắt đầu chuyển động

(2) là: Chuyển động chậm dần

(3) là: Đổi hướng chuyển động

(4) là: Dừng lại

(5) là: Chuyển động nhanh dần

Câu hỏi 1: Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ hướng chuyển động. (trang 145 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ hướng chuyển động là:

  • Gió thổi lá buồm giúp cho con thuyền thay đổi hướng chuyển động.
  • Dùng vợt đánh quả cầu lông làm cho thay đổi hướng chuyển động của quả cầu.
  • Dòng nước chảy xiết làm thay đổi hướng chuyển động của thuyền.

Câu hỏi 2: Nén một lò xo, kéo dãn dây cao su hình 40.3. Mô tả sự thay đổi hình dạng của lò xo, dây cao su khi chịu lực tác dụng (trang 145 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Đánh giá sao

Lời giải tham khảo:

Khi một lò xo bị nén, chiều dài của lò xo đó bị ngắn lại, còn dây cao su khi kéo dãn ra thì chiều dài của nó dài thêm.

CÂU HỎI 

Câu hỏi 1: Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật (trang 144 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng vật là: Dùng tay ép chặt quả bóng cao su, quả bóng cao su bị lõm vào hoặc kéo dây cung, thì dây cung bị biến dạng,…

Câu hỏi 2: Theo em, lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật không? Nếu có, hãy cho ví dụ hoặc dùng các lực trong hình để chứng minh. (trang 144 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động vật, vừa làm biến dạng vật, ví dụ: Dùng vợt tác dụng lực vào quả bóng tennis hay thả quả bóng cao su từ trên cao xuống,…

III. LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC

Câu hỏi 1: Trong các lực ở đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc? (trang 146 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Lực tiếp xúc: bao gồm hình c; hình d.

Lực không tiếp xúc: bao gồm hình a; hình b.

Câu hỏi 2: Hãy tìm thêm ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.(trang 146 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Lực tiếp xúc: gồm lực sút của chân lên quả bóng, lực đẩy của tay lên thùng hàng, lực kéo của tay lên xe kéo, …

Lực không tiếp xúc: gồm lực đẩy của hai cục nam châm, trọng lực của búa khi rơi tự do từ trên cao, …

HOẠT ĐỘNG: Thí nghiệm 1 hình 40.4

Đánh giá sao

– Chuẩn bị: Giá gắn lò xo lá tròn có dây kéo, xe lăn

– Bộ thí nghiệm như hình 40.4

– Dùng dây nén lò xo lá tròn rồi chốt lại. Khi đặt xe ở vị trí A (hình 40.4a), nếu thả chốt thì lò xo bung ra (hình 40.4b) nhưng không làm cho xe chuyển động được.

Câu hỏi 1: Tại sao lò xo không làm xe chuyển động được? (trang 146 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Lò xo không làm xe chuyển động được vì lực đẩy của lò xo không tác dụng lên xe để khiến xe có thể di chuyển.

Câu hỏi 2: Phải đặt xe ở khoảng nào thì khi lò xo bung ra làm cho xe chuyển động? Tại sao?  (trang 146 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Phải đặt xe bên trong khoảng đoạn OB thì khi lò xo bung ra sẽ làm cho xe chuyển động.

HOẠT ĐỘNG: Thí nghiệm 2 hình 40.5

Đánh giá sao

– Chuẩn bị: Hai xe lăn có đặt nam nhân

– Bố trí thí nghiệm như hình 1.6

Câu hỏi: Có phải chỉ khi đẩy xe B cho tới khi tiếp xúc với xe A thì xe B mới làm cho xe A bắt đầu chuyển động không? Tại sao?  (trang 146 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Không phải chỉ khi đẩy xe B cho tới khi tiếp xúc với xe A thì xe B mới chuyển động vì khi gần tiếp xúc với xe A thì lực từ của hai đầu nam châm đã hút chúng lại với nhau làm cho xe A chuyển động

CÂU HỎI

Câu hỏi: Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 và lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 có gì khác nhau?  (trang 146 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 là tạo ra lực tiếp xúc.

Lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 là tạo ra lực không tiếp xúc.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÁC NGÔN NGỮ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Bạn có biết ngôn ngữ nào phổ biến nhất thế giới? Đa số mọi người đều nghĩ là tiếng Anh. Nhưng cùng xem có đúng là như vậy…

✅ TRIẾT LÝ VỀ TIỀN BẠC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em…

✅ KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được…

✅ GIA SƯ DẠY TRANG ĐIỂM TẠI NHÀ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em…

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được…

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được…

Leave a Reply