FIFA (loạt trò chơi) – Wikipedia tiếng Việt

[ad_1]

FIFA hay FIFA Football hoặc FIFA Soccer là series trò chơi bóng đá được phát hành hàng năm bởi hãng Electronic Arts dưới thương hiệu EA Sports và sự cho phép của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).

Khi game show ra đời vào năm 1993 nó được chú ý quan tâm nhờ việc là game show tiên phong được FIFA cấp phép chính thức. Các phiên bản gần đây gồm có những giải đấu và đội bóng được cấp phép độc quyền trong đó có Bundesliga và 2. Bundesliga của Đức, Premier League và The Football League của Anh, Serie A của Ý, La Liga của Tây Ban Nha, Primeira Liga của Bồ Đào Nha, Ligue 1 của Pháp, Eredivisie của Hà Lan, Campeonato Brasileiro Série A của Brasil, Liga MX của México, Major League Soccer của Hoa Kỳ, K-League của Nước Hàn, Professional League của Ả Rập Saudi và A-League của Úc, Chinese Super League của Trung Quốc, được cho phép sử dụng tên giải, tên câu lạc bộ, và tên cầu thủ đời thực trong game. Ngoài series chính ra, EA còn sản xuất một số ít phiên bản dựa trên những giải đấu lớn như FIFA World Cup, UEFA Euro, và UEFA Champions League, cũng như một series quản trị bóng đá .

Kể từ FIFA 13, Lionel Messi là gương mặt đại diện của trò chơi, xuất hiện trên bìa đĩa và các hình thức quảng cáo. Anh thay thế cho Wayne Rooney, người xuất hiện trên bìa game từ phiên bản FIFA 06 tới FIFA 12.[1][2]

FIFA cũng có sẵn ở 18 ngôn ngữ khác nhau và được bán ở 51 quốc gia.[3] Tính tới tháng 10/2010, series đã bán ra trên 100 triệu bản toàn thế giới, trở thành chuỗi trò chơi điện tử thể thao bán chạy nhất thế giới, và là một trong những series trò chơi điện tử bán chạy nhất.[4] FIFA 12 giữ kỉ lục “game thể thao bán ra nhanh nhất” với 3,2 triệu bản và doanh thu 186 triệu đôla Mỹ trong tuần đầu tiên.[5]

Bạn đang đọc: FIFA (loạt trò chơi) – Wikipedia tiếng Việt

Phiên bản mới nhất của trò chơi là FIFA 22, ra mắt vào ngày 1 tháng 10 năm 2021 trên toàn thế giới.[1]

Các phiên bản FIFA[sửa|sửa mã nguồn]

Thập niên 1990[sửa|sửa mã nguồn]

Được biết tới với tên EA Soccer trong quá trình phát triển và sau thường được gọi là FIFA ’94,[7] game đầu tiên trong series được phát hành trong các tuần gần cuối năm 1993. Tựa game được quảng bá rộng rãi này góc nhìn khác với các game 16-bit khi giới thiệu góc nhìn isometric so với góc nhìn thẳng góc từ trên cao (Kick Off), góc nhìn cạnh (European Club Soccer), hay góc nhìn toàn cảnh từ trên cao (Sensible Soccer). Game chỉ bao gồm các đội tuyển quốc gia, và không dùng tên thật của cầu thủ. Một lỗi trong game cho phép cầu thủ ghi bàn bằng cách đứng trước mặt thủ môn khi thủ môn chuẩn bị phát bóng để bóng bật vào cầu thủ tấn công vào lưới. Game giữ vị trí số một trên các bảng xếp hạng ở Anh Quốc, thế chỗ của Street Fighter II Special Champion Edition, và tại vị trong tròn 6 tháng.[8] Mega đặt game ở vị trí 11 trong danh sách Top 50 Game Mega Drive mọi thời đại.[9] Phiên bản Sega Mega CD được phát hành với tên “FIFA International Soccer Championship Edition” bao gồm nhiều đặc tính sẽ có mặt trong tựa FIFA tiếp theo, và là phiên bản hoàn thiện hơn so với bản gốc. Phiên bản này xếp thứ 7 trong danh sách Top 10 game Mega CD mọi thời đại.[9] Phiên bản trên hệ console 3DO sử dụng camera giả 3D và là phiên bản tiên tiến nhất.[10] Game ra đời để chào đón vòng chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới 1994 tại Mỹ – đặc biệt đáng chú ý với phiên bản SNES bao gồm ba đội tuyển lọt vào VCK World Cup: Bolivia, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc, dù có ít lựa chọn đội bóng hơn bản chạy trên Genesis. Game được đặt tên là “International Soccer” để EA có thể tiêu thụ game thuận lợi hơn tại châu Âu, sau khi cho rằng người Mỹ sẽ không có hứng thú với nó.[11]

FIFA Soccer 95

[sửa|sửa mã nguồn]

  • Khẩu hiệu: “The best console football can get”
  • Cầu thủ bìa game: Erik Thorstvedt (Alexi Lalas ở một số phiên bản)
  • Nền tảng: Mega Drive/Genesis
  • Ngày phát hành: 8/7/1994

Ngoài việc dử dụng cùng engine với FIFA International Soccer với một vài sửa đổi nhỏ,[12] FIFA 95 giới thiệu các câu lạc bộ tại 8 giải: Brasil, Bundesliga của Đức, Serie A của Ý, La Liga của Tây Ban Nha, Premier League của Anh, 1re division của Pháp, Eredivisie của Hà Lan và giải của Hoa Kỳ. Hầu hết danh sách cầu thủ các đội lấy từ mùa 1993-94, và vẫn có các cầu thủ tưởng tượng, nhiều trong số này lấy từ game trước. Giải của Hoa Kỳ bao gồm các đội từ A-League, giải hạng nhì Mỹ vào thời điểm đó. Các phiên bản sau sẽ có các giải hạng nhất “tự tạo” cho tới phiên bản năm 2000 khi Major League Soccer được đưa vào lần đầu tiên. Thêm vào đó giải Brasil chỉ gồm các đội từ São Paulo và Rio de Janeiro, với ngoại lệ Internacional từ Porto Alegre. Mãi tới FIFA 07 Campeonato Brasileiro mới được đưa vào. Game loại bỏ cách chuyền một chạm có trong FIFA International Soccer.[12] Đây cũng là game duy nhất trong series chính chỉ phát hành cho một platform duy nhất (nếu tính cả các game phụ thì có FIFA 64 và một vài phiên bản của FIFA Manager).

FIFA Soccer 96

[sửa|sửa mã nguồn]

Đây là tựa FIFA đầu tiên sử dụng đồ họa 3D thời gian thực đối với các nền tảng Sega Saturn, PlayStation và PC, sử dụng công nghệ “Virtual Stadium” (Sân vận động ảo). Đây cũng là tựa đầu tiên trong series để tên và vị trí giống đời thực với các chức năng chỉnh chỉ số, chuyển nhượng và đội bóng. Tuy nhiên, các câu lạc bộ của Brasil vẫn gồm tên cầu thủ không có thực, một số đội còn có tên của các cầu thủ đã nghỉ hưu lâu năm (chỉ tới FIFA 99 điều này mới được sửa chữa), còn giải của Mỹ bao gồm toàn các đội bóng và cầu thủ không có thực (Major League Soccer mới chỉ bắt đầu vài tháng trước khi game ra mắt và chỉ có mặt từ FIFA 2000). Các bản chạy nền SNES và Mega Drive sử dụng phiên bản update từ FIFA 95 với các đội bóng và đồ họa mới. Cùng với 8 giải đấu ở game trước thì giờ đây có thêm ba giải: Scottish Premier League, Allsvenskan và Super League Malaysia. Đây là bản FIFA đầu tiên có một phần giới thiệu game hoàn chỉnh.

Thay đổi lớn nhất là sự xuất hiện của chính sách indoor soccer 6 người và những cầu thủ có góc cạnh, với hoạt động mẫu do David Ginola triển khai. Game gồm có nhiều giải đấu từ Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức và Malaysia. Bình luận thực thi bởi John Motson và Andy Gray, với Des Lynam ra mắt những trận đấu .

FIFA: Road to World Cup 98

[sửa|sửa mã nguồn]

Trò chơi này đánh dấu sự đi lên của series với engine đồ họa cải tiến, các mục chỉnh sửa cầu thủ và đội bóng, 16 sân vận động, AI tốt hơn, chế độ “Road to World Cup” với tất cả các đội tuyển quốc gia thuộc FIFA, và một soundtrack được cấp phép với những cái tên nổi tiếng. Game cung cấp đội hình chuẩn của các đội tại vòng loại World Cup. Một tính năng mới là điều chỉnh độ nghiêm khắc của trọng tài, giúp một vài pha phạm lỗi được bỏ qua hoặc không bị phạt thẻ. Thêm vào đó là lần đầu tiên luật việt vị được áp dụng hợp lý. Ở các game trước, một cầu thủ vẫn bị bắt lỗi khi đồng đội chuyền ngược về. FIFA 98 cũng là tựa game FIFA đầu tiên có bài hát chủ đề, “Song 2” của Blur. Đây cũng là game cuối cùng phát hành trên hệ máy console 16-bit.

Cùng với việc chế độ bóng đá trong nhà không còn xuất hiện, độ lưu động và khả năng phản ứng của gameplay được gia tăng. Sự gia tăng số website dành riêng cho game và lượng lớn các giải đấu (giải của Malaysia bị loại, thay thế là Giải hạng nhất Bỉ và Primeira Liga của Bồ Đào Nha). Về mặt đồ họa, đây là bước tiến lớn so với FIFA ’98 với những cử động khuôn mặt cơ bản, chiều cao khác nhau của cầu thủ cũng như các chi tiết bên ngoài như trang phục và huy hiệu, mặc dù chúng chưa được cấp phép. Người chơi có thể tạo ra giải đấu cúp và giải vô địch theo ý thích với bất kỳ đội bóng nào trong trò chơi.

Đây là cũng là game tiên phong gồm có cả những đội không thuộc những giải có sẵn trong game show ( khi đó những đội này được phân loại vào nhóm ” Rest of Europe ” bởi toàn bộ những đội đều thuộc châu Âu, hầu hết là những đội thuộc mùa giải 1998 – 99 của Cúp UEFA hoặc Champions League ) .

Thập niên 2000[sửa|sửa mã nguồn]

Bản FIFA này bao gồm 40 đội “cổ điển”, giúp người chơi có cơ hội thi đấu cùng các cựu cầu thủ. Nó đánh dấu sự khởi đầu của Major League Soccer thay cho giải vô địch Mỹ tưởng tượng trước đây, cũng như các giải Đan Mạch, Hy Lạp, Israel, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ (tuy nhiên Galatasaray S.K. không có trong game). Game có sự hiện diện của 40 đội tuyển quốc gia, các mùa giải được tích hợp đầy đủ, các lựa chọn tình huống cố định, va chạm vật lý được tăng cường, cử động khuôn mặt, khả năng che chắn mới cùng việc xoạc bóng quyết liệt hơn.

Sau khi nhận nhiều ý kiến trái chiều do đồ họa còn non nớt và gameplay hời hợt, một engine mới toanh được tích hợp nhằm tạo ra nhiều “cảm xúc” hơn cho các cầu thủ. Game nhìn chung được xem là kém xa đối thủ cạnh tranh. Video giới thiệu của FIFA 2000 chiếu cầu thủ Sol Campbell thể hiện các cử động mẫu của trò chơi, và cầu thủ ảo đại diện cho anh thi đấu với đội bóng từ năm 1904 – năm FIFA ra đời. Một phiên bản beta của FIFA 2000 chạy trên Nintendo 64 tồn tại dù game không ra mắt chính thức trên hệ máy này.

FIFA 2001 có engine đồ họa mới cho phép mỗi đội có trang phục chi tiết, và một số cầu thủ có khuôn mặt riêng. Lần đầu tiên huy hiệu chính thức của các câu lạc bộ xuất hiện, dù một số giải như của Hà Lan chưa được cấp phép. Giải Bundesliga của Áo cũng lần đầu xuất hiện, cũng với sự vắng bóng của Primeira Liga của Bồ Đào Nha và Süper Lig của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là tựa game đầu tiên của series có sự xuất hiện của thanh lực sút (từng xuất hiện trong phiên bản Super NES của game đầu tiên, nhưng không có trong các hệ máy game khác). FIFA 2001 là bản đầu tiên (cho PC) có thể chơi online, một bước tiến đột phá, và là game đầu tiên chơi trên hệ PlayStation 2.

Trong FIFA Football 2002, thanh lực chuyền được giới thiệu, và khả năng rê dắt bóng được giảm thiểu nhằm tăng độ khó. Huy hiệu của các câu lạc bộ châu Âu lớn trong đó có các câu lạc bộ Hà Lan như PSV, Ajax và Feyenoord cũng được thêm vào dù giải của Hà Lan không có mặt (các câu lạc bộ này ở mục “Rest of World”). Giải của Thụy Sĩ cũng lần đầu ra mắt, thế cỗ của giải Hy Lạp. Ngoài ra còn có một game phụ dành cho các đội được đặc cách dự World Cup 2002 (Pháp, Nhật Bản và Hàn Quốc), nơi người chơi cố gắng nâng thứ hạng trên BXH FIFA của các đội bóng này bằng các trận giao hữu. Đối với các đội tuyển khác, người chơi sẽ tham dự vòng loại ở các khu vực tương ứng (ngoại trừ châu Úc và châu Phi vì không đầy đủ các đội).

FIFA Football 2002 là game cuối cùng của series có sự góp mặt của đội tuyển Nhật do JFA bán bản quyền của đội cho riêng Konami từ năm 2002, do đó không chỉ riêng FIFA, mà tất cả các trò chơi bóng đá trên thị trường (ngoại trừ series World Cup của EA Sports), không thể sử dụng đội hình và các thông tin của các cầu thủ (mặc dù vậy các cầu thủ Nhật thi đấu ở nước ngoài vẫn hiện diện như thường).

Thập niên 2010[sửa|sửa mã nguồn]

FIFA 17 sử dụng engine Frostbite cũng như cho ra mắt chế độ chơi “The Journey”.[21] J.League lần đầu xuất hiện trong game.

FIFA 18 sử dụng engine Frostbite 3 [ 22 ] và đã mắt phiên bản cho World Cup 2018. [ 23 ]

Khẩu hiệu: “The World’s Game”

Xem thêm: Pad Thai là gì? Tìm hiểu về món Pad Thai của Thái Lan

Cầu thủ bìa game : Cristiano Ronaldo, Ronaldo de Lima ( bản Icon Edition )Nền tảng : Microsoft Windows, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox OneNgày phát hành : 29/9/2017 ( Toàn cầu )
FIFA 19 sử dụng engine Frostbite 3 .Cầu thủ bìa game : Neymar Jr, Kevin De Bryne, Paulo DybalaNền tảng : Microsoft Windows, PlayStation 4, Nintendo Switch, Xbox 360, Xbox OneNgày phát hành : 28/9/2018 ( Toàn cầu )

Thập niên 2020[sửa|sửa mã nguồn]

Cầu thủ bìa game : Virgil van Dijk, Eden Hazard, Jadon Sancho, Vinícius Júnior, Zinédine Zidane ( bản Icon Edition )Nền tảng : Microsoft Windows, PlayStation 4, Nintendo Switch, Xbox OneNgày phát hành : 24/9/2019 ( Toàn cầu )
Cầu thủ đĩa game : Kylian MbappéNền tảng : Microsoft Windows, PlayStation 4, PlayStation 5, Nintendo Switch, Xbox One, Xbox Series X và Series SNgày phát hành : 9/10/2020 ( Toàn cầu )
Cầu thủ đĩa game : Kylian MbappéNền tảng : Microsoft Windows, PlayStation 4, PlayStation 5, Nintendo Switch, Xbox One, Xbox Series X và Series SNgày phát hành : 1/10/2021 ( Toàn cầu )

Các tựa game khác[sửa|sửa mã nguồn]

  • FIFA 64
Game FIFA đầu tiên trên Nintendo 64, ra mắt cuối 1997. Tương tự bản 32-bit của FIFA 97.
  • FA Premier League Stars
Hai bản, năm 2000 và 2001, được xây dựng chủ yếu quanh Premier League.
  • FIFA Soccer World Championship
Ra mắt tại riêng Nhật Bản năm 2000, bản độc quyền trên PlayStation 2 này là game FIFA đầu tiên trên hệ console thế hệ thứ 6.
  • UEFA Champions League
Hai game được ra đời: UEFA Champions League 2004-2005UEFA Champions League 2006–2007.
  • FIFA Total Football (FIFAトータルフットボール)
Ra mắt tại Nhật Bản tháng 3 năm 2004 trên PlayStation 2 và dựa trên FIFA 2004.[24]
  • FIFA Online 2
Được đồng sản xuất bởi EA và hãng Neowiz của Hàn Quốc và phát hành tại nhiều quốc gia. Vào tháng 7/2006 game đạt 180.000 người chơi trực tuyến cùng một lúc. Cuối năm 2008 phiên bản Đông Nam Á được công bố và được thương mại hóa vào ngày 23/7/2009.
  • FIFA Online
FIFA Online là phiên bản phương Tây ra đời vào năm 2010 của FIFA Online 2.
  • FIFA Online 3
Đồng sản xuất bởi EA và Nexon ra mắt ngày 18/12/2012 tại Hàn Quốc và 11/9/2013 tại Việt Nam.

  • FIFA Online 4
Đồng sản xuất bởi EA và Nexon ra mắt ngày 17/5/2018 tại Hàn Quốc và 14/6/2018 tại Việt Nam.
  • FIFA Superstars
Một game Facebook được phát triển cho EA Sports bởi Playfish, gần tương tự với mục “Ultimate Team” trên các game FIFA từ 2010.[25]
  • FIFA World
Một game MMO free-to-play dựa trên FIFA 14 với mục đích tạo trải nghiệm FIFA Ultimate Team cho những người chơi không có điều kiện mua game. Một bản open beta được ra mắt ngày 12/11/2013 tại Brasil và Nga,[26] trước khi được ra mắt toàn cầu ngày 20/5/2014.[27]

Tựa game được tăng trưởng trên nền tảng di động ra đời vào ngày 11 tháng 10 năm năm nay .

UEFA European Championship[sửa|sửa mã nguồn]

  • UEFA Euro 2000
  • UEFA Euro 2004
  • UEFA Euro 2008
  • UEFA Euro 2012 (không phải game riêng mà là một phần mở rộng của FIFA 12)

FIFA World Cup[sửa|sửa mã nguồn]

Game quản trị bóng đá[sửa|sửa mã nguồn]

  • FIFA Manager
    • FIFA Soccer Manager (1997)
    • The F.A. Premier League Football Manager 99
    • The F.A. Premier League Football Manager 2000
    • The F.A. Premier League Football Manager 2001
    • The F.A. Premier League Football Manager 2002
    • Total Club Manager 2003
    • Total Club Manager 2004
    • Total Club Manager 2005
    • FIFA Manager 06
    • FIFA Manager 07
    • FIFA Manager 08
    • FIFA Manager 09
    • FIFA Manager 10
    • FIFA Manager 11
    • FIFA Manager 12
    • FIFA Manager 13
    • FIFA Manager 14

Âm nhạc trong game[sửa|sửa mã nguồn]

Xem thêm thông tin : EA Trax

Các bài hát trong game lần đầu xuất hiện trong FIFA: Road to World Cup 98. Các bài hát trong series được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thể hiện như Kasabian, Muse, Linkin Park, Imagine Dragons, Kings of Leon, Bloc Party, Oasis, Fatboy Slim, Blur, Robbie Williams, Duffy, Moby, Gorillaz, Paul van Dyk, Kraftklub và Tiësto.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Outing Là Gì, Nghĩa Của Từ Outing, Nghĩa Của Từ Outing, Từ Outing Là Gì

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Bản mẫu : ESports competitions

Source: https://globalizethis.org/
Category: Hỏi Đáp

[ad_2]

Related Posts

Game Ninja rùa trừ gian: Mega Mutant Battle

[ad_1]  ContentsCác phiên bản FIFA[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 1990[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2000[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2010[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2020[sửa|sửa mã nguồn]Các tựa game khác[sửa|sửa…

Game Jerry xây tháp phô mai: Leaning Tower Of Cheese

[ad_1]  ContentsCác phiên bản FIFA[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 1990[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2000[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2010[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2020[sửa|sửa mã nguồn]Các tựa game khác[sửa|sửa…

Game phòng thủ xuyên thế kỷ: Day Tower Rush

[ad_1] ContentsCác phiên bản FIFA[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 1990[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2000[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2010[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2020[sửa|sửa mã nguồn]Các tựa game khác[sửa|sửa mã…

Trò chơi xây lâu đài công chúa

[ad_1]  ContentsCác phiên bản FIFA[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 1990[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2000[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2010[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2020[sửa|sửa mã nguồn]Các tựa game khác[sửa|sửa…

Game Onion giải cứu cô công chúa: Super Onion Boy

[ad_1] ContentsCác phiên bản FIFA[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 1990[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2000[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2010[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2020[sửa|sửa mã nguồn]Các tựa game khác[sửa|sửa mã…

Game cao bồi thiện xạ: Gunblood Remastered

[ad_1] ContentsCác phiên bản FIFA[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 1990[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2000[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2010[sửa|sửa mã nguồn]Thập niên 2020[sửa|sửa mã nguồn]Các tựa game khác[sửa|sửa mã…

Leave a Reply