Chiếm hữu là gì?

[ad_1]

Trong quan hệ dân sự, đặc biệt là những quan hệ có liên quan đến việc xác lập quyền đối với tài sản, chúng ta thường nghe nhiều đến thuật ngữ “chiếm hữu”. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ chiếm hữu là gì và nhầm lẫn chiếm hữu với quyền chiếm hữu. Để giúp hiểu rõ hơn về vấn đề này, TBT Việt Nam xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Chiếm hữu là gì?

Chiếm hữu là một tình trạng, một sự kiện, không phải là một quyền, để từ đó phát sinh những quan hệ pháp lý nhất định, chiếm hữu được ghi nhận thành một điều luật độc lập trong BLDS 2015 là thể hiện cách tiếp cận mới của các nhà làm luật so với BLDS 2005 trước đó.

Theo đó chế định chiếm hữu được coi là một chế định tồn tại độc lập so với chế định sở hữu. Việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản là sự chiếm hữu tài sản thực tế kết hợp với ý chí của người chiếm hữu.

Theo đó, BLDS 2015 có quy định khái niệm chiếm hữu tại Điều 179 như sau:

“1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.”

Như vậy, chiếm hữu là hành vi thực tế nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể như là chủ thể có quyền đối với tài sản. Nghĩa là việc nắm giữ, chi phối tài sản này của chủ thể đó sẽ như là chủ thể có quyền sở hữu tài sản (là quyền cao nhất đối với tài sản; bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) hoặc như chủ thể có quyền chiếm hữu (trong trường hợp người có quyền chiếm hữu không phải là chủ sở hữu của tài sản). Nhưng thực tế người chiếm hữu đó có phải là người có quyền đối với tài sản hay không thì còn tùy vào từng trường hợp thực tế.

Các hình thức chiếm hữu?

Để Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp chiếm hữu là gì? chúng tôi làm rõ về các hình thức chiếm hữu pháp luật hiện nay có ghi nhận, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. (Điều 180 BLDS 2015)

Thứ hai: Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. (Điều 181 BLDS 2015)

Thứ ba: Chiếm hữu liên tục

Chiếm hữu liên tục được quy định cụ thể tại Điều 182 BLDS như sau:

“1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”

Thứ tư: Chiếm hữu công khai

Chiếm hữu công khai được quy định cụ thể tại Điều 183 BLDS 2015 như sau:

“1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”

Thứ năm: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 như sau:

“1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.”

Thứ sáu: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Đây là những trường hợp không thuộc những trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 nêu trên.

Phân biệt chiếm hữu và quyền chiếm hữu?

Điểm khác biệt cơ bản giữa chiếm hữu và quyền chiếm hữu chính thể hiện cụ thể như sau:

– Với chiếm hữu, đây là việc nắm giữ, quản lý tài sản trên thực tế, nó chỉ hành vi cụ thể của chủ thể nắm giữ tài sản. Việc thực tế đang chiếm hữu không đồng nghĩa với việc chủ thể chiếm hữu đó có thực sự có quyền chiếm hữu tài sản. Cần lưu ý tránh nhầm lẫn việc chủ thể chiếm hữu thực sự có quyền chiếm hữu với việc chủ thể chiếm hữu được suy đoán là có quyền chiếm hữu tài sản khi có tranh chấp xảy ra (theo Điều 184 BLDS). Vì khi có tranh chấp xảy ra thì chủ thể chiếm hữu chỉ đang được suy đoán là có quyền chiếm hữu mà thôi, còn thực tế chủ thể đó có thật sự có quyền đó không thì phải trải qua quá trình điều tra, chứng minh.

+ Người chiếm hữu chỉ có quyền chiếm hữu nếu là chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản, người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (theo Điều 186,187,188 BLDS 2015) hoặc thuộc trường hợp được xác lập quyền sở hữu tài sản nhờ việc chiếm hữu của chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản quy định tại điều 228 (xác lập quyền sở  hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu), 229 (Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy), 230 (xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên), 231 (xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc), 232 (xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc), 233 (xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước) và 236 (xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật)  của BLDS 2015.

– Còn với quyền chiếm hữu,về bản chất đây là một loại quyền năng của của chủ thể được pháp luật quy định ghi nhận và bảo vệ cũng như đảm bảo thực hiện quyền năng này trên thực tế. Đây là một trong ba quyền năng trong quyền sở hữu được ghi nhận trong BLDS 2015.

Ví dụ về chiếm hữu?

Có thể hiểu rõ về chiếm hữu là gì? hơn thông qua ví dụ sau:

– A mua xe máy (đăng kí quyền sở hữu thuộc về A) và lái chiếc xe máy đó đi làm mỗi ngày. Vậy A đang chiếm hữu chiếc xe máy đó (cụ thể là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai, có căn cứ pháp luật của chủ sở hữu)

A cho B thuê chiếc máy mới mua đó để đi du lịch. Vậy B khi lái chiếc xe máy đó đi du lịch là đang chiếm hữu chiếc xe máy đó (cụ thể là chiếm hữu ngay tình, công khai, liên tục, có căn cứ pháp luật của người được chủ sở hữu giao tài sản thông qua giao dịch dân sự cho thuê xe máy)

– A gửi chiếc xe máy đó ở nhà C để nhờ trông giúp xe khi A đi công tác. Vậy C đang chiếm hữu chiếc xe máy đó (cụ thể là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai, có căn cứ pháp luật của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản)

– D phá cổng vào nhà A trộm xe máy phóng đi, lúc này A đang chiếm hữu chiếc xe máy (cụ thể là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật).

>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn tố cáo

>>>Tham khảo thêm: Bản cam kết

>>>Tham khảo thêm: Văn phòng công chứng

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi Ben 10 diệt Alien

[ad_1] ContentsChiếm hữu là gì?Các hình thức chiếm hữu?Thứ nhất: Chiếm hữu ngay tìnhThứ hai: Chiếm hữu không ngay tìnhThứ ba: Chiếm hữu liên tụcThứ tư: Chiếm…

Game phá hủy tháp Minecraft 3D: Minecraft 3D Online

[ad_1] ContentsChiếm hữu là gì?Các hình thức chiếm hữu?Thứ nhất: Chiếm hữu ngay tìnhThứ hai: Chiếm hữu không ngay tìnhThứ ba: Chiếm hữu liên tụcThứ tư: Chiếm…

Game Ninja rùa trừ gian: Mega Mutant Battle

[ad_1]  ContentsChiếm hữu là gì?Các hình thức chiếm hữu?Thứ nhất: Chiếm hữu ngay tìnhThứ hai: Chiếm hữu không ngay tìnhThứ ba: Chiếm hữu liên tụcThứ tư:…

Game Jerry xây tháp phô mai: Leaning Tower Of Cheese

[ad_1]  ContentsChiếm hữu là gì?Các hình thức chiếm hữu?Thứ nhất: Chiếm hữu ngay tìnhThứ hai: Chiếm hữu không ngay tìnhThứ ba: Chiếm hữu liên tụcThứ tư:…

Game phòng thủ xuyên thế kỷ: Day Tower Rush

[ad_1] ContentsChiếm hữu là gì?Các hình thức chiếm hữu?Thứ nhất: Chiếm hữu ngay tìnhThứ hai: Chiếm hữu không ngay tìnhThứ ba: Chiếm hữu liên tụcThứ tư: Chiếm…

Trò chơi xây lâu đài công chúa

[ad_1]  ContentsChiếm hữu là gì?Các hình thức chiếm hữu?Thứ nhất: Chiếm hữu ngay tìnhThứ hai: Chiếm hữu không ngay tìnhThứ ba: Chiếm hữu liên tụcThứ tư:…

Leave a Reply