Chế độ nghỉ thai sản mới nhất năm 2021 theo quy định

[ad_1]

Cùng với các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí,…, chế độ thai sản cũng được nhiều người lao động đặc biệt quan tâm khi tham gia bảo hiểm tại công ty.

Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho những người lao động nữ khi mang thai, khi sinh con và các trường hợp khác theo quy định pháp luật. Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chế độ nghỉ thai sản? Cùng chúng tôi cập nhật qua bài viết dưới đây.

>> Tham khảo: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội

Chế độ nghỉ thai sản là gì?

Hiện nay, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa có quy định định nghĩa cụ thể khái niệm chế độ nghỉ thai sản là gì?

Có thể hiểu chế độ nghỉ thai sản là các chế độ mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định sẽ được nhận được khi mang thai, sinh con, mang thai hộ và nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản.

Lao động được hưởng chế độ thai sản gồm cả lao động nữ và lao động nam. Nhìn chung, các nội dung chế độ thai sản gồm: thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản, mức hưởng tương ứng với thời gian nghỉ, trợ cấp một lần.

Chế độ nghỉ thai sản của chồng

Theo quy định tại điểm e, Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định rõ trường hợp lao động nam đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội, có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. cụ thể chế độ hưởng như sau:

Thời gian được nghỉ việc để chăm sóc con, căn cứ theo khoản 2, điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

+ Được nghỉ 05 ngày làm việc nếu trong điều kiện vợ sinh thường;

+ 07 ngày làm việc trong trường hợp nếu sinh con phải phẫu thuật hoặc trường hợp con sinh ra dưới 32 tuần tuổi;

+ Được nghỉ 10 ngày làm việc trong trường hợp sinh đôi; trường hợp sinh ba trở lên thì cứ mỗi con người cha được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ Được nghỉ 14 ngày làm việc nếu trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Được hưởng tiền thai sản với mức hưởng được quy định căn cứ theo khoản 1, điều 39 luật bảo hiểm xã hội năm 2014, được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng theo ngày theo công thức tính:

Mức hưởng = mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi vợ sinh con /24 ngày x số ngày nghỉ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp vợ không tham gia hoặc tham gia mà không đủ điều chỉnh, người chồng theo quy định có thể được hưởng trợ cấp một lần tương ứng bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Mức lương cơ sở từ thời điểm 01/07/2020 được điều chỉnh tăng lên 1.600.000 tương ứng mức hưởng là 2 x 1.600.000 = 3.200.000 đồng/ mỗi con.

>> Tham khảo: Tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng quyền lợi gì?

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên

Các quy định về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên về cơ bản được tuân theo quy định về chế độ thai sản của lao động nữ.

Thứ nhất: Quy định về thời gian nghỉ và mức hưởng của giáo viên khi nghỉ chế độ thai sản

Căn cứ theo khoản 1, điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sinh con:

Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trong trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi cứ mỗi con người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng nữa.

Thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản trước khi sinh được quy định tối đa không quá 02 tháng.

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được quy định là mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Thứ hai: Quy định về tiền dưỡng sức sau sinh

Quy định tại điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau sinh, cụ thể:

Lao động nữ ngay sau thời gian hết chế độ hưởng bảo hiểm thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe theo thời gian quy định từ 05 ngày đến 10 ngày. Cụ thể được quy định như sau:

 + Được nghỉ tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần mà sinh từ 02 con trở lên;

 + Được nghỉ tối đa 07 ngày đối với trường hợp lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Được nghỉ tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Lưu ý: Thời gian để nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau sinh sẽ được tính bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước và chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau sinh được tính là một ngày nghỉ bằng 30% mức lương cơ sở. Từ ngày 01/07/2020 trở đi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng lên mức 1.600.000 đồng tương ứng mức tiền dưỡng sức là 480.000 đồng/ngày.

>> Tham khảo: Nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?

Mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản mới nhất

Hiện nay, theo quy định hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản mà trường hợp người lao động khi nghỉ để hưởng chế độ thai sản sẽ tự viết đơn xin nghỉ.

Trường hợp đơn vị người sử dụng lao động lập danh sách hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh sẽ lập theo mẫu 01B-HSB (quy định tại quyết định 166/2019 QĐ-BHXH Ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp).

Ngoài ra, đơn vị phải nộp kèm các giấy tờ có liên quan của người lao động (như giấy chứng sinh, trích lục khai sinh, giấy khai sinh) lên cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

Trường hợp người lao động khi nghỉ để hưởng các chế độ của thai sản như đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai bị chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, nghỉ việc để dưỡng thai thì sẽ có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền:

+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp điều trị nội trú;

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú.

Trên đây là những thông tin về chế độ nghỉ thai sản mới nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ và cung cấp đến Quý độc giả, hy vọng sẽ giúp ích cho người lao động phần nào nắm rõ hơn về chế độ nghỉ thai sản theo quy định.

>> Tham khảo: Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Quá Trình Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi Ben 10 diệt Alien

[ad_1] ContentsChế độ nghỉ thai sản là gì?Chế độ nghỉ thai sản của chồngChế độ nghỉ thai sản của giáo viênThứ nhất: Quy định về thời gian…

Game phá hủy tháp Minecraft 3D: Minecraft 3D Online

[ad_1] ContentsChế độ nghỉ thai sản là gì?Chế độ nghỉ thai sản của chồngChế độ nghỉ thai sản của giáo viênThứ nhất: Quy định về thời gian…

Game Ninja rùa trừ gian: Mega Mutant Battle

[ad_1]  ContentsChế độ nghỉ thai sản là gì?Chế độ nghỉ thai sản của chồngChế độ nghỉ thai sản của giáo viênThứ nhất: Quy định về thời…

Game Jerry xây tháp phô mai: Leaning Tower Of Cheese

[ad_1]  ContentsChế độ nghỉ thai sản là gì?Chế độ nghỉ thai sản của chồngChế độ nghỉ thai sản của giáo viênThứ nhất: Quy định về thời…

Game phòng thủ xuyên thế kỷ: Day Tower Rush

[ad_1] ContentsChế độ nghỉ thai sản là gì?Chế độ nghỉ thai sản của chồngChế độ nghỉ thai sản của giáo viênThứ nhất: Quy định về thời gian…

Trò chơi xây lâu đài công chúa

[ad_1]  ContentsChế độ nghỉ thai sản là gì?Chế độ nghỉ thai sản của chồngChế độ nghỉ thai sản của giáo viênThứ nhất: Quy định về thời…

Leave a Reply