Bài 5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn | Hình học chương II | Sgk toán 9 tập 1 | Soạn Giải Toán 9

[ad_1]

Ibaitap.com đưa ra lời giải hay và chi tiết cho các bài 21, 22, 23 trang 111 Sgk toán 9 tập 1 thuộc [ §5: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn trong CHƯƠNG II- ĐƯỜNG TRÒN] cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải mời các bạn xem dưới đây:

1. BÀI TẬP 21 TRANG 111 SGK TOÁN 9 TẬP 1:

Cho tam giác ABC có (AB = 3, AC = 4, BC = 5). Vẽ đường tròn ((B; BA)). Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn.

Gợi ý:

Để chứng minh 1 đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn, ta cần chỉ ra 2 yếu tố sau:

+) Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn tại 1 điểm

+) Đường thẳng vuông góc với bán kính đi qua điểm tiếp xúc trên.

Giải:

Đánh giá sao

Xét (triangle{ABC}),có:

(AB^2=3^2=9cm)

(AC^2=4^2=16cm)

(BC^2=5^2=25cm)

ta thấy: 25 = 9+ 16

⇒ (BC^2=AB^2+AC^2)

Theo định lí Pytago đảo ⇒ (triangle{ABC}) là tam giác vuông tại A.

⇒ (widehat{BAC}=90^0)

⇒ AC ⊥ AB tại A

Xét đường tròn ((B; BA)), có:

Đường thẳng AC tiếp xúc với đường tròn tại A (gt)

AC ⊥ AB tại A (cmt)

⇒ AC là tiếp tuyến của đường tròn (theo dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn)

2. BÀI TẬP 22 TRANG 111 SGK TOÁN 9 TẬP 1:

Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn (O) đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A.

Giải:

Đánh giá sao

Phân tích:

Giả sử đã dựng được đường tròn thỏa mãn đề bài.

Tâm O thỏa mãn hai điều kện:

– O nằm trên đường trung trực của AB (vì đường tròn đi qua A và B).

– O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại A (vì đường tròn tiếp xúc với đường thẳng d tại A).

Vậy O là giao điểm của hai đường thẳng nói trên.

Cách dựng:

– Dựng đường trung trực m của AB.

-Từ A dựng một đường thẳng vuông góc với d cắt đường thẳng m tại O.

– Dựng đường tròn ((O;OA)). Đó là đường tròn phải dựng.

Chứng minh:

Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên (OA=OB)

 Do đó đường tròn (O;OA) đi qua A và B.

Đường thẳng d ⊥OA tại A nên đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) tại A.

Biện luận: Bài toán luôn có nghiệm hình.

3. BÀI TẬP 23 TRANG 111 SGK TOÁN 9 TẬP 1:

Đố. Dây cua-roa trên hình 76 có những phần là tiếp tuyến của các đường tròn tâm A, B, C. Chiều quay của đường tròn tâm B ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tìm chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C (cùng chiều quay hay ngược chiều quay của kim đồng hồ).

Hình 76

Giải:

Đánh giá sao
Đánh giá sao

Chiều quay đường tròn tâm A và tâm C cùng chiều kim đồng hồ.

Đường tròn (B) quay ngược chiều với hai đường tròn (A) và (C).

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] Contents1. BÀI TẬP 21 TRANG 111 SGK TOÁN 9 TẬP 1:Cho tam giác ABC có (AB = 3, AC = 4, BC = 5). Vẽ đường…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post Contents1. BÀI TẬP 21 TRANG 111 SGK TOÁN 9 TẬP 1:Cho tam giác ABC có (AB = 3, AC = 4,…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply