Luật dân sự là gì?

Trong cuộc sống ngày nay chúng ta tiếp xúc và quen thuộc với bộ luật dân sự. Có thể thấy bộ luật dân sự không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta nhưng để am hiểu chính xác được luật dân sự là gì thì chưa chắc đã có nhiều bạn hiểu đúng về bộ luật này.

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải thích giúp bạn đọc về vấn đề Luật Dân sự là gì?. Mời độc giả quan tâm theo dõi nội dung bài viết.

Luật dân sự là gì?

Hiện nay luật dân sự được sử dụng khá phổ biến và được rất nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam. Vậy hiểu sao cho đúng về luật dân sự hay luật dân sự là gì là câu hỏi tưởng chừng dễ nhưng không phải ai cũng nắm được.

Hiểu một cách ngắn gọn thì luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.

Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.

Ý nghĩa của Luật Dân sự

Cùng với việc giải thích luật dân sự là gì thì có thể thấy ý nghĩa của Luật Dân sự là rất lớn. Cùng với bộ luật Hình sự, Luận Dân sự là một trong hai bộ luật chính của nước ta.

Trước hết vai trò quan trọng của luật dân sự ngày nay là tạo ra những nền tảng cho các thể chế pháp lý, các học thuyết và giao dịch trong xã hội dân sự và bổ sung cho luật thương mại, đồng thời cân bằng giữa các quyền cá nhân với những nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.

Bộ luật dân sự là một đạo luật có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế – xã hội mà còn cả về mặt xây dựng pháp luật. Trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành khác như các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động đặc thù như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình… thì luật dân sự đứng ở vị trí trung tâm với tư cách là luật gốc. Các quy định trong luật Dân sự năm 2015 thể hiện rõ nét chức năng đạo luật gốc của hệ thống luật tư.

Ngoài ra luật dân sự có ảnh hưởng và ý nghĩa rất lớn đến mỗi công dân của Việt Nam, chính vì thế mỗi điều luật trong đây đều ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo người dân. Bộ luật dân sự rất thiết thực và giúp chúng ta xây dựng một xã hội công bằng và an toàn hơn.

Nội dung của bộ luật dân sự Việt Nam

Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Hiện nay dội dung của bộ luật dân sự 2015 bao gồm 6 phần với 689 điều luật rất rõ ràng và cụ thể. Nội dung của Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra các quy định rất rõ ràng trong từng chương, từng điều khoản rất mạch lạc và dễ hiểu. Bộ luật Dân sự 2015 quy định nhiệm vụ và phạm vi, quy định về hiệu lực của Bộ luật Dân sự, quy định các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc tự do, cam kết tự nguyện, thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc thiện chí, trung thực …; quy định các quy tắc mà cá nhân phải tuân theo trong dân sự. tư cách pháp lý và tiêu chuẩn ứng xử hành vi của cá nhân, pháp nhân hoặc quyền và nghĩa vụ của người thân và tài sản của công dân trong các mối quan hệ của họ hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do và độc lập.

Nội dung cơ bản của Luật Dân sự 2015 gồm có:

Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự

Quyền nhân thân của cá nhân

Chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự được thực sự minh thị

Quy định về tài sản và quyền sở hữu

BLDS năm 2015 hướng tới sự ổn định các giao lưu dân sự

Trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự

Với nội dung và các quy định đảm bảo nhiều lợi ích cho người dân, luật dân sự có thể được sử dụng để tham gia bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

– Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Luật Dân sự là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Related Posts

Top 10 đề cương luật tố tụng dân sự chuẩn – Globalizethis

Top 10 đề cương luật tố tụng dân sự chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những đề cương luật tố tụng dân sự dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa…

Top 9 điều 650 bộ luật dân sự chuẩn – Globalizethis

Top 9 điều 650 bộ luật dân sự chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những điều 650 bộ luật dân sự dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn…

Top 10 điều 269 bộ luật dân sự năm 2005 chuẩn – Globalizethis

Top 10 điều 269 bộ luật dân sự năm 2005 chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những điều 269 bộ luật dân sự năm 2005 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự…

Top 10 điều 155 bộ luật dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

Top 10 điều 155 bộ luật dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những điều 155 bộ luật dân sự 2015 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa…

Top 10 vướng mắc bộ luật tố tụng dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

Top 10 vướng mắc bộ luật tố tụng dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những vướng mắc bộ luật tố tụng dân sự 2015 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những…

Top 10 sự kiện bất khả kháng trong luật dân sự chuẩn – Globalizethis

Top 10 sự kiện bất khả kháng trong luật dân sự chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những sự kiện bất khả kháng trong luật dân sự dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những…

Leave a Reply