Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ là một tội mới được quy định trong Bộ luật Hình sự, theo đó tổ chức, các nhân có những vi phạm các hành vi cấm trong đấu thầu và thỏa mãn điều kiện là tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định

Đánh giá sao

(Quy trình đấu thầu)

Điều 222 Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. khi phạm vào tội này người phạm tội có thể bị xử phạt tù thấp nhất cũng là từ 3 năm đến 5 năm, trường hợp cao nhất cũng là từ 10 năm đến 20 năm. Nếu đủ điểu kiện sẽ được hưởng Án treo theo Điều 65 Bộ luật Hình sự.

Xem thêm: Điều 222 Bộ luật hình sự tội phạm về đấu thầu

Đây là một tội phạm mới được quy định trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

  1. Chủ thể của tội phạm:

Là chủ thể theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc những tội mà người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm theo Khoản 2, Điều 12 BLHS

  1. Hành vi khách quan của tội phạm gồm các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về đấu thầu, cụ thể là vi phạm Luật Đấu thầu, các hành vi nghiêm cấm trong Đấu thầu tại Điều 89, cụ thể có 7 hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự.
    1. Hành vi thứ nhất là: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu: Đây là hành vi mà cơ quan cấp trên chỉ đạo cơ quan cấp dưới hay còn gọi là chỉ đạo bên mời thầu phải lựa chọn nhà thầu theo ý của mình.
    2. Hành vi thứ hai là: Hành vi Thông thầu. Đây là hành vi thỏa thuận (tất nhiên là thỏa thuận không hợp pháp) giữa một số nhà thầu để việc đấu thầu xảy ra không đúng thực chất. Cụ thể: Các nhà thầu thỏa thuận:
  • Thỏa thuận cho một hoặc một số nhà thầu rút khỏi việc dự thầu để cho các nhà thầu khác trúng thầu;
  • Thỏa thuận cho một hoặc một số nhà thầu rút đơn dự thầu đã nộp trước đó để cho một hoặc một số nhà thầu khác trúng thầu;
  • Thỏa thuận để một hoặc một số nhà thầu theo thông nhất từ trước để chuẩn bị các hồ sơ dự thầu sẽ thắng thầu.

Xem thêm: Các hành vi nghiêm cấm trong đấu thầu

  1. Hành vi thứ ba là: Gian lận trong đấu thầu. Hành vi nhà là nhà thầu, nhà đầu tư có ý cung cấp các thông tin không đúng, không trung thực trong các hồ sơ liên quan đến đấu thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
  2. Hành vi thứ tư là: Cản trở hoạt động đấu thầu: Đây là hành vi ngăn cản, gây khó khăn cho quá trình tổ chức đấu thầu, hành vi này có thể tác động đến các bên liên quan như bên mời thầu hoặc tác động đến nhà thầu để gây khó khăn cho việc đấu thầu. Các hành vi cụ thể như cưỡng bức, đe dọa, cảnh báo, khiêu khích…
  3. Hành vi thứ năm là: Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Các hành vi này là vi phạm pháp luật về 2 lĩnh vực đó là bảo đảm tính công bằng và đảm bảo tính minh bạch. Cụ thể là tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư, nhà thầu đối với dự án do mình mời thầu, là chủ đầu tư hoặc các hành vi không lựa chọn nhà thầu rộng rãi mà áp dụng lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không đủ điều kiện theo quy định.
  4. Hành vi thứ sáu là: Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu. Hành vi này thể hiện rõ là khi nguồn vốn chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt nhưng đã lựa chọn nhà thầu. Hậu quả là khi triển khai dự án có khi số vốn được phê duyệt thấp hơn số vốn đã sử dụng của nhà thầu dẫn đến nợ tồn đọng vốn của Nhà nước.
  5. Hành vi thứ bảy là: Hành vi chuyển nhượng thầu trái phép, cụ thể là nhà đầu tư, nhà tư vấn giám sát chấp thuận để các nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm của mình cho nhà thầu hoặc đơn vị khác thực hiện.

Tổng hợp: 20 vi phạm thường gặp trong đấu thầu

  1. Dấu hiệu hành vi bị coi là tội phạm nếu gây thiệt hại từ 100 triệu trở lên. Nếu dưới 100 triệu thì phải xử lý kỷ luật hoạc xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm (Xem Điều 134 BLHS).
  1. Dấu hiệu về lỗi:
    1. Đối với hành vi vi phạm nêu trên sẽ được xác định là lỗi cố ý, trong đó có lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
    2. Đối với hậu quả gây ra thiệt hại thì looic của chủ thể là lỗi vô ý, có thể vô ý do quá tự tin hoặc do cẩu thả.
  2. Các dấu hiệu định khung tội phạm.

Vì vụ lợi: Là trường hợp có động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vì muốn thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho cá nhân mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm.

Có tổ chức: Đây xác định là có đồng phạm, tuy nhiên nếu là lỗi vô ý thì không xác định được tổ chức vì tội này cũng có lỗi vô ý.

Lợi dụng chức vụ quyền hạn: Đây là trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm có chức vụ quyền hạn nhất định theo quy định và từ chức vụ quyền hạn của mình gây ảnh hưởng và thực hiện hành vi phạm tội.

Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: Đây là các thủ đoạn có tính chất gian dối, lắt léo che đậy làm người khác khó phát hiện và không thể lường trước hoặc không thể dự đoán trước về những thủ đoạn đó để phạm tội.

Gây thiệt hại từ 300 triệu trở lên đến dưới 1 tỷ.

Đánh giá sao

(Minh bạch thông tin đấu thầu)

  1. Những lưu ý về tội này:

Tội phạm quy định là có cấu thành tội phạm vật chất vì có xác định rõ hậu quả của việc vi phạm “Gây thiệt hại nghiêm trọng”. Điều luật lại quy định nhiều trường hợp vi phạm khác nhau, trong đó chỉ có 1 trường hợp là gắn với hậu quả nghiêm trọng còn lại các trường hợp khác lại gắn với chủ thể phạm tội, ví dụ như: Đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này còn vi phạm thì lại không xác định hậu quả, đây là được hiểu là cấu thành hình thức, không cần thiệt hại gì chỉ cần có dấu hiệu của hành vi là sẽ bị xử lý.

  1. Về hình phạt: Những vi phạm về đấu thầu mà phạm vào Điều 222 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị áp dụng các hình phạt sau:
    1. Đối với hình phạt chính là có 3 khung hình phạt:
  • Khung 1: Xử phạt với 2 hình phạt chính đó là: Hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm;
  • Khung 2: Xử phạt với 1 khung hình phạt chính là hình phạt tù từ 3 năm đến 12 năm nếu thuốc các dấu hiệu tăng nặng nêu trên, đặc biệt là tiền từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
  • Khung 3: Xử phạt với 1 khung hình phạt chính là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm với 1 dấu hiệu duy nhất là thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên.

Xem thêm: Hướng dẫn mới nhất về Án treo năm 2021

  1. Về hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 4 với 02 hình phạt có thể áp dụng:
  • Thứ nhất là có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Thứ hai là tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

CÔNG TY LUẬT DOANH GIA

Điện thoại: 0904.779997 – 090.474.9996

Địa chỉ: Số 72 Ngô Gia Tự, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Website: globalizethis.org; Email: luatdoanhgia@gmail.com

Related Posts

Luật Đấu thầu: 09 điểm nổi bật nhất

Đấu thầu là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, có thể nói đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc…

8 Điểm khác mới giữa Luật Đấu thầu năm 2013 và Luật Đấu thầu năm 2005

Một là, đa dạng hóa phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá đánh giá thấp…

Điều kiện, quy trình thủ tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp là một trong các chế định đặc biệt được quy định tại Luật đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020. Giải…

Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng cần thống nhất những quy định nào?

>>Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Những quy định trong 2 bộ Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu vận chưa có sự thống…

Quy định về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu mới nhất

Trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, để tuyển chọn được nhà thầu đáp ứng được tất cả các quy định của bên mời thầu…

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu. Quyết định phê duyệt gói thầu số 10 phần xây lắp có giá trị 02 tỷ, áp dụng cấp…

Leave a Reply