Văn hoá doanh nghiệp doanh nghiệp là gì? Có lẽ bạn chưa biết

[ad_1]

Nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự tồn tại của rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước.  Vì vậy việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong mỗi doanh nghiệp là vấn đề ngày càng cần thiết.

Để tìm hiểu rõ thêm về văn hóa trong doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp thì Tổng đài 1900 6560 sẽ làm rõ vấn đề này

Ngày nay các doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh mà cần phải đảm bảo các sản phẩm của mình mang đậm dấu ấn của doanh nghiệp, đảm bảo đội ngũ công nhân viên phát triển một cách toàn diện và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Sứ mệnh là gì? Tầm nhìn sứ mệnh là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Trước hết “Văn hóa” được hiểu là từ được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng miền, từng đối tượng nhất định, gồm tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

Từ đây có thể hiểu “Văn hóa doanh nghiệp” là toàn bộ những giá trị niềm tin, nhận thức, chuẩn mực được hình thành trong suốt quá trình thành lập, xây dựng cho đến phát triển, luôn tồn tại song song với doanh nghiệp, đồng thời được tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng thừa nhận và thực hiện.

Do được tồn tại và duy trì trong thời gian dài nên nó được coi như là những giá trị, những quan niệm mang tính “truyền thống” hiện diện trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chi phối lối suy nghĩ, nhận thức và quan điểm của doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp.

Hay hiểu một cách đơn giản thì “Văn hóa doanh nghiệp” chính là tổng hợp những cách thức mang đặc trưng riêng có thể được biểu hiện ra bên ngoài thông qua việc các thành viên trong doanh nghiệp khi cùng nhau giải quyết công việc hoặc những giá trị cốt lõi không trực tiếp biểu hiện ra bên ngoài.

 Nó chi phối đến mọi hành vi, cách giải quyết công việc, ứng xử của tất cả thành viên trong doanh nghiệp. Do vậy mà mỗi doanh nghiệp cũng sẽ đều có những văn hóa riêng mang nhiều nét đặc trưng của doanh nghiệp mình.

Đây cũng chính là nền tảng, là niềm tin, chuẩn mực để doanh nghiệp thực hiện trong thực tế và theo đuổi hướng đi, mục đích của mình.

Thông thường văn hóa doanh nghiệp sẽ được phản ánh thông qua thái độ, niềm tin, tiêu chuẩn đánh giá, đồng phục nhân viên, giờ làm việc, sự giao tiếp của nhân viên, chế độ đãi ngộ nhân viên, …

>>> Tham khảo: Hạng mục là gì? Hạng mục tiếng Anh là gì?

Đánh giá sao

Ví dụ về văn hoá doanh nghiệp

Với tiền thân là tập đoàn Technocom phát triển ở hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom, đến tháng 1/2012 hai thương hiệu chính thức hợp nhất và hoạt động ở Việt Nam với tên gọi tập đoàn Vingroup.

Trải qua nhiều năm phát triển, số lượng công nhân viên ngày càng đông, áp lực đối với công việc ngày càng lớn nên tập đoàn Vingroup rất chú trọng đến đời sống tinh thần, xây dựng văn hóa nội bộ của công nhân viên.

Điều này đã trở thành một nét văn hóa doanh nghiệp trong Vingroup, như đối với nhân viên thì thực hiện theo tinh thần “Cơ thể khỏe mạnh – Tinh thần sảng khoái – Tác phong nhanh nhẹn”, được thể hiện thông qua các ngày hội truyền thống hay các hoạt động thể thao thường niên như:

– “Lễ hội kỷ niệm ngày truyền thống Tập đoàn” (mùng 8/8 hàng năm) với các hoạt động thi đua, hội diễn văn nghệ, thể thao; Đại nhạc hội; Tăng lương toàn Tập đoàn và trao thưởng, vinh danh các tập thể xuất sắc…

– “Tiệc mừng công” diễn ra vào cuối năm với các hoạt động văn nghệ; Đại nhạc hội; khen thưởng toàn Tập đoàn và vinh danh các tập thể,  cá nhân xuất sắc…

– “Ngày hội sống khỏe” được diễn ra vào thứ sáu hàng tuần, các cán bộ nhân viên Tập đoàn đều đặn tham gia các hoạt động thể thao giải trí như: nhảy Flashmob, bóng chuyền, bóng đá, tennis…

– “Ngày hội cuối Quý” diễn ra vào thứ 7 tuần cuối cùng của Quý với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, liên hoan, dự tiệc,

– Các cuộc thi văn nghệ, thể thao không thường kỳ

– Các “Chiến dịch văn hóa”, “Cuộc vận động” theo chủ trương của Đảng và Nhà nước như cuộc vận động “Vingroup – Nói không với thuốc lá”;

– Tổ chức định kỳ các đợt nghỉ dưỡng cho cán bộ nhân viên và trại hè cho con em cán bộ nhân viên…

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

– Xây dựng lên những truyền thống tốt đẹp, những bản sắc riêng của doanh nghiệp

– Mang tính định hướng, được coi là tôn chỉ mục đích để doanh nghiệp hoạch định chiến lược và thực hiện các kế hoạch của mình trong tương lai

– Giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao ở trong và ngoài nước cho doanh nghiệp

– Tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, chế độ nhân sự cũng như chính sách đãi ngộ rõ ràng

– Tạo ra mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người lao động với doanh nghiệp, sự đoàn kết giữa tập thể người lao động với nhau

-Tạo ra động lực, sự khích lệ đối với mỗi thành viên, tạo nên khí thế trong quá trình làm việc của một tập thể

– Tạo sự ổn định, bền vững trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp qua các thời kỳ phát triển

– Gây dựng được lòng tin và thu hút các đối tác và khách hàng, đồng thời xây dựng được hình ảnh đẹp mang tính thương hiệu của doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Thủ tục là gì? Thủ tục tiếng Anh là gì?

Đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp

Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp là những nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác

– Văn hóa doanh nghiệp mang “Tính nhân sinh”, tức là gắn liền với con người. Bởi văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện thông qua thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người làm việc trong doanh nghiệp.

Trải qua thời gian dài làm việc, những thói quen đó sẽ dần bộc lộ rõ ràng hơn và trở thành một phần “tính cách” trong mỗi nhân viên.

Việc một doanh nghiệp chủ động tạo ra những giá trị văn hóa mà mình mong muốn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp xây dựng được định hướng phát triển của riêng mình, đồng thời tạo ra sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Văn hóa doanh nghiệp“Tính giá trị”. Trên thực tế không thể đánh giá văn hóa doanh nghiệp của một doanh nghiệp là “tốt” hay “xấu”, mà chỉ có thể đánh giá ở góc độ “phù hợp” hay “không phù hợp” với định hướng phát triển ban đầu mà doanh nghiệp đưa ra.

 Có thể nét văn hóa phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp này nhưng chưa chắc đã phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp khác. Do vậy, tính giá trị ở đây cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, còn phải căn cứ vào từng chủ thể áp dụng, từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp, đồng thời không nên áp đặt giá trị của doanh nghiệp này lên giá trị của doanh nghiệp khác

– Văn hóa doanh nghiệp mang “Tính ổn định”. Bởi nó được coi như là truyền thống, cốt lõi của một doanh nghiệp, hình thành trong một thời gian dài nên văn hóa doanh nghiệp cũng giống như “thói quen” ăn sâu là trong suy nghĩ, nhận thức của con người nên rất khó để có thể thay đổi.

 Những  hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp sẽ tạo ra được những kết quả, giá trị và trải qua thời gian phát triển, tất cả sẽ được tích lũy và hình thành lên nét văn hóa riêng của từng doanh nghiệp. Và chính sự tích lũy ấy sẽ tạo ra tính ổn định của văn hóa doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Thanh lý hợp đồng tiếng Anh là gì?

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi cây bắn ma

[ad_1] Cuộc chiến thây ma thuộc dòng game kinh dị, nơi mà các bạn nhỏ sẽ trồng các giống cây với sức bắn khác nhau để bắn…

Trò chơi mua sắm 5

[ad_1] Một ngày đi Shopping 5 thuộc dòng game thời trang, nơi các bạn sẽ mua sắm nhiều loại dụng cụ và vật dụng khác nhau nhưng…

Trò chơi mua sắm 6

[ad_1] Một ngày đi Shopping 6 thuộc dòng game thời trang, nơi mà các bạn nhỏ sẽ phải bận rộn với công việc tìm kiếm và mua…

Trò chơi mua sắm 4

[ad_1] Một ngày đi Shopping 4 là dòng game thời trang, nơi mà chúng ta có nhiệm vụ và trách nhiệm mua sắm những món đồ mà…

Trò chơi mua sắm 3

[ad_1] Một ngày đi Shopping 3 thuộc dòng game thời trang, với nhiệm vụ mua sắm và tìm kiếm những món đồ mà các bạn đã được…

Game một ngày đi Shopping 2: Trò chơi đi Shopping

[ad_1] Một ngày đi Shopping 2 thuộc dòng game thời trang, khi mà các bạn nhỏ tiến hành đi mua sắm thả ga những món đồ mà…

Leave a Reply