Trường hợp nào bị truy thu bảo hiểm xã hội năm 2021?

[ad_1]

Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có tránh nhiệm đóng đầy đủ, nếu không thực hiện sẽ bị truy thu bảo hiểm xã hội.

Truy thu bảo hiểm xã hội là việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng với các trường hợp vi phạm như: trốn đóng bảo hiểm, đóng không đủ, chiếm dụng hay trục lợi tiền tiền bảo hiểm xã hội và hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định.

>> Tham khảo: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội

Truy thu bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo tại mục 2.4 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có quy định về truy thu bảo hiểm xã hội, các trường hợp phải tiến hành truy thu, cách thức giải quyết, trong đó:

Truy thu bảo hiểm xã hội được hiểu là việc của cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thu các khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp khi người tham gia bảo hiểm xã hội có hành vi trốn không đóng bảo hiểm; có đóng nhưng đóng không đủ số tiền theo quy định; đóng không đủ số người phải tham gia theo diện bắt buộc; chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm cũng như trục lợi các chế độ, chính sách của bảo hiểm xã hội.

Khi nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?

Khi người tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động khi rơi vào các trường hợp liệt kê dưới đây sẽ bị truy thu bảo hiểm xã hội theo quy định:

1/ Truy thu bảo hiểm xã hội do thực hiện hành vi trốn đóng bảo hiểm

Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị khi tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đóng đủ số người thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm mà không đóng hay đóng đủ số người nhưng không nộp đủ số tiền bảo hiểm theo mức đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là có hành vi trốn đóng và sẽ bị truy thu.

Tuy nhiên, với trường này cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền sẽ tiến hành truy thu sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Những lưu ý cần nắm trong trường hợp truy thu do trốn đóng:

+ Khi cơ quan thanh tra có kết luận từ 01/01/2016 thì ngoài tiền truy thu phải đóng còn bị truy thu tiền lãi tính trên số tiền và thời gian trốn đóng;

+ Mức lãi suất chậm đóng nếu toàn bộ thời gian trốn đóng trước 01/01/2016 được tín theo lãi suất ấp dụng trong 2016;

+ Mức lãi suất chậm đóng trốn đóng từ 01/01/2016 được tính theo lãi suất với từng năm căn cứ vào thời điểm phát hiện hành vi.

2/ Truy thu bảo hiểm xã hội do điều chỉnh tăng tiền lương

Sau 06 tháng kể từ khi có sự điều chỉnh hay thay đổi mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm cho người lao động do công ty quyết định hay mức lương tăng do nâng bậc lương, ngạch lương, phụ cấp với người làm trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Việc truy thu do điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm áp dụng với cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp.

Số tiền truy thu là số tiền phải đóng theo quy định và tiền lãi truy thu được tính căn cứ vào số tiền bảo hiểm cần nộp.

3/ Truy thu bảo hiểm xã hội với người lao động làm việc ở nước ngoài sau nghỉ việc về nước

Với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động mà chưa đóng, thì sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và về nước sẽ bị truy đóng bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian này.

Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động về nước bị truy đóng tiền bảo hiểm và số tiền truy thu này sẽ được tính trên số tiền phải nộp và tiền lãi tính trên số tiền này.

4/ Các trường hợp truy thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan có thẩm quyền xác định.

>> Tham khảo: Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất như thế nào?

Đánh giá sao

Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?

Xem xét các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp. Với những hành vị bị nghiêm cấm này luật cũng đã quy định chế tài không chỉ truy thu mà còn bị xử phạt vi phạm, tuy mức độ, tính chất của hành vi có thể xem xét xử phạt hành chính hay hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo luật định.

Nghị định mới nhất của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp – Nghị định số 28/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực ngày 15/04/2020. Theo quy định mới, mức xử phạt đã tăng lên, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

+ Với hành vi chậm đóng;

+ Đóng không đúng mức mà không phải trốn đóng;

+ Đóng không đủ số lượng người tham gia bắt buộc mà không phải trốn đóng.

Những hành vi trên áp dụng cho việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 12% -15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm, tối đa không quá 75 triệu đồng.

+ Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội và thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sư sẽ bị phạt từ 18% -20% tổng số tiền phải nộp, nhưng không quá 75 triệu đồng.

+ Còn hành vi trốn đóng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 75 triệu đồng.

Đặc biệt lưu ý: với những trường hợp đã bị xử phạt hành chính với hành vi trốn đóng mà tiếp tục vi phạm còn có thể xử lý theo hình sự. Căn cứ vào Điều 216 Bộ Luật hình sự hiện hành, khi người sử dụng lao động tái phạm hành vi liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội sẽ có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền lên đến 3 tỷ đồng, thậm chí là áp dụng hình phạt tù lên đến 7 năm tù.

>> Tham khảo: Tìm hiểu về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và các vấn đề liên quan

Đánh giá sao

Công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội

Hiện tại có nhiều đơn vị, doanh nghiệp nhận được yêu cầu đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội từ cơ quan có thẩm quyền. Nếu đơn vị bị truy thu tiền đóng bảo hiểm, trước hết cần làm công văn giải trình truy thu bảo hiểm xã hội. Việc soạn thảo công văn rất quan trọng, để giải trình về lý do doanh nghiệp, đơn vị chậm hay chưa đóng bảo hiểm cho người lao động.

Trong công văn giải trình, cần có những nội dung cơ bản sau đây:

– Thông tin đơn vị, doanh nghiệp: Tên đơn vị, địa chỉ, mã số đăng ký kinh doanh, thời gian hoạt động, thông tin liên hệ;

– Xác định cơ quan có thẩm quyền: căn cứ theo cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị, doanh nghiệp đặt trụ sở;

– Lý do giải trình;

– Thời gian chậm đóng; chậm đăng ký

– Số tiền truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp;

– Số người lao động tham gia;

– Cam kết,…

Nếu gặp khó khăn trong vấn đề truy thu bảo hiểm xã hội hãy kết nối với Công ty tư vấn TBT Việt Nam- nơi hỗ trợ tận tâm, giúp Quý vị giải đáp những thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội.

>> Tham khảo: Hướng Dẫn Đăng Ký Bảo Hiểm Xã Hội Lần Đầu Qua Mạng

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsTruy thu bảo hiểm xã hội là gì?Khi nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?Công văn…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsTruy thu bảo hiểm xã hội là gì?Khi nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?Công…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsTruy thu bảo hiểm xã hội là gì?Khi nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?Công văn…

Trò chơi nước ép hoa quả

[ad_1]  ContentsTruy thu bảo hiểm xã hội là gì?Khi nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?Công…

Trò chơi thủy thủ mặt trăng 6

[ad_1] ContentsTruy thu bảo hiểm xã hội là gì?Khi nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?Công văn…

Trò chơi đại lộ tử thần

[ad_1] ContentsTruy thu bảo hiểm xã hội là gì?Khi nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?Công văn…

Leave a Reply