Trích Lập Dự Phòng Tiếng Anh Là Gì ? Trích Lập Dự Phòng

[ad_1]

Trích lập dự phòng có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình kinh doanh và đưa ra những dự phòng cho những khoản thất thu từ giá trị tài sản và nợ xấu. Việc trích lập cần được thực hiện theo đúng thông tư và quy định của Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp cần nắm rõ nguyên tắc trích lập dự phòng nợ xấu cũng như các loại tài sản khác để hạn chế sai phạm khi thực hiện.

Bạn đang xem: Trích lập dự phòng tiếng anh là gì

Bạn đang xem: Trích lập dự phòng là gì

*

Trích lập dự phòng được hiểu là việc thiết lập một khoản dự phòng dùng để bù đắp vào giá trị tài sản chênh lệch của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính và thời điểm mua hoặc khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ xấu, nợ phải trả. Doanh nghiệp cần phải thực hiện trích lập cụ thể cho từng nhóm đối tượng để từ đó có những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như có biện pháp cần thiết để thu hồi nợ. 

Trích lập dự phòng hàng tồn kho

*

Trích lập dự phòng hàng tồn kho là gì?

Trích lập dự phòng hàng tồn kho là thiết lập dự phòng cho phần giá trị thật của hàng tồn kho có thể thấp hơn so với giá trị ghi sổ. Từ đó, đối tượng trích lập là hàng hóa, dụng cụ, công cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, có giá gốc ghi trên sổ cao hơn giá trị hiện tại và có giấy chứng minh về giá vốn nhập kho. 

Mức trích lập dự phòng hàng tồn kho

Mức trích lập được xác định bằng cách lấy số lượng của hàng tồn kho vào thời điểm lập báo cáo nhân với giá gốc ghi trong sổ, sau đó trừ đi giá trị thuần của hàng hóa. Trong đó, giá gốc hàng tồn kho phải được xác định theo Chuẩn mực kế toán 02 Hàng tồn kho của Bộ tài chính. Giá thuần của hàng hóa sẽ do doanh nghiệp tự quyết định bằng cách lấy giá bán ước tính hàng tồn kho trong kỳ sản xuất trừ đi chi phí cần có để tiêu thụ hàng hóa.

Trích lập dự phòng đầu tư tài chính 

*

Trích lập dự phòng đầu tư tài chính là gì?

Trích lập dự phòng đầu tư là thiết lập dự phòng phần tổn thất có thể xảy ra do các loại chứng khoán hay các quỹ đầu tư khác của doanh nghiệp bị giảm giá trị.

Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính

Đối với các khoản đầu tư chứng khoán, mức trích lập dự phòng được tính bằng cách:

Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán – số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo x giá trị thực của chứng khoán trên thị trường.

Xem thêm: Vì Sao Tôi Tên Nguyễn Đình Tôn Nữ, Nguyễn Đình Tôn Nữ

Đối với các khoản đầu tư khác, mức trích lập được tính bằng cách lấy tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực của doanh nghiệp tại tổ chức nhận vốn nhân với vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu tại tổ chức nhận vốn, rồi trừ đi vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận góp vốn. Trong đó, vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu của tổ chức nhận vốn được xác định dựa trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức nhận góp vốn. 

Trích lập dự phòng ngân hàng

*

Trích lập dự phòng ngân hàng là gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều độc giả cảm thấy băn khoăn bởi lẽ hoạt động ngân hàng bao hàm nhiều hoạt động và phạm trù khác nhau. Về cơ bản, trích lập dự phòng ngân hàng là đưa ra dự phòng về các khoản nợ xấu hay rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải từ các hoạt động tài chính. Việc trích lập dự phòng nợ xấu sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro và đánh giá hồ sơ khách hàng.

Phân biệt các nhóm nợ

Trước khi đi sâu vào các mức và điều kiện trích lập, người làm kế toán công nợ cần nắm rõ quy định phân loại nợ. Điều này sẽ giúp ích cho ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ trích lập dự phòng các nhóm nợ. Theo quy định 18 ban hành năm 2007 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các loại nợ được chia thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạnNhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và khách hàng là những cá nhân, doanh nghiệp có khả năng trả đầy đủNhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ trả lãi theo yêu cầu.Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngàyNhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Trích lập dự phòng rủi ro là gì?

Trích lập dự phòng rủi ro hay có tên gọi khác là trích lập dự phòng rủi ro tính dụng. Đây là khoản dự phòng cho những thất thoát phát sinh từ các khoản nợ xấu (nợ thuộc nhóm 2,3,4, và 5). Theo quy định trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 493, tỷ lệ trích lập cho 5 nhóm nợ như sau:

Nhóm 1: 0%Nhóm 2: 5%Nhóm 3: 20%Nhóm 4: 50%Nhóm 5: 100%

Theo quy định trích lập dự phòng nợ xấu, số tiền dự phòng cụ thể được tính bằng công thức sau: R = max {0, (A – C)} x r

Trong đó: R là số tiền dự phòng phải trích

A là số dư nợ gốc của khoản nợ

C là giá trị khấu trừ của tài sản thế chấp

r là tỷ lệ trích lập dự phòng

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì?

*

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng tổn thất cho các khoản nợ thu đã quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng khó thu hồi. Theo đó, khoản nợ được coi là khó có khả năng thu hồi khi tổ chức kinh tế vay nợ rơi vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể hoặc bị truy tố, giam giữ, xét xử.

Đối với nợ thu quá hạn, doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả như khế ước vay nợ, bản cam kết nợ, bản thanh lý hợp đồng, hoặc bản kê công nợ. Việc trích lập dự phòng nợ quá hạn được quy định như sau:

30% giá trị đối với khoản nợ từ 6 tháng đến dưới 1 năm50% giá trị đối với khoản nợ từ 1 năm đến dưới 2 năm70% giá trị đối với khoản nợ từ 2 năm đến dưới 3 năm100% giá trị đối với khoản nợ trên 3 năm

Đối với các khoản nợ phải thu nhưng khó đòi, doanh nghiệp dùng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, phần còn thiếu sẽ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp. Khi quyết định xử lý theo quy định trên, doanh nghiệp phải cập nhật trong báo cáo tài chính trong thời hạn ít nhất là 10 năm để tiếp tục theo dõi và đưa ra các biện pháp để thu hồi nợ.

Trích lập dự phòng trợ cấp thôi việc

Lời kết

Bài viết đã trình bày quy định và điều kiện trích lập dự phòng. Về cơ bản, trích lập dự phòng được chia thành các tác vụ nhỏ như trích lập dự phòng nợ phải trả, hàng tồn kho, đầu tư tài chính, ngân hàng, và trợ cấp thôi việc. Doanh nghiệp cần nắm rõ yêu cầu của từng loại và thực hiện theo đúng quy định.

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi mua sắm 6

[ad_1] Một ngày đi Shopping 6 thuộc dòng game thời trang, nơi mà các bạn nhỏ sẽ phải bận rộn với công việc tìm kiếm và mua…

Trò chơi mua sắm 4

[ad_1] Một ngày đi Shopping 4 là dòng game thời trang, nơi mà chúng ta có nhiệm vụ và trách nhiệm mua sắm những món đồ mà…

Trò chơi mua sắm 3

[ad_1] Một ngày đi Shopping 3 thuộc dòng game thời trang, với nhiệm vụ mua sắm và tìm kiếm những món đồ mà các bạn đã được…

Game một ngày đi Shopping 2: Trò chơi đi Shopping

[ad_1] Một ngày đi Shopping 2 thuộc dòng game thời trang, khi mà các bạn nhỏ tiến hành đi mua sắm thả ga những món đồ mà…

Trò chơi làm thợ cắt tóc

[ad_1] Hớt tóc thuộc dòng game thời trang, khi mà các bạn sẽ hóa thân thành một thợ cắt tóc chuyên nghiệp nhằm tạo mẫu tóc cho…

Trò chơi bóng rổ Kuroko

[ad_1] Kuroko thuộc dòng game thể thao, hay chúng ta còn được biết đến với cái tên bóng rổ Kuroko hay đội bóng rổ Kuroko cực kỳ…

Leave a Reply