[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] VIỆT BẮC PHẦN 2: TÁC PHẨM

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ giúp ta cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Cùng ibaitap đến với bài học “Việt Bắc Phần II: Tác phẩm” hôm nay để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ VIỆT BẮC

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10/1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ Đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kỳ. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy Tố Hữu đã sáng tác nên bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ cách mạng.

II. TÓM TẮT BÀI THƠ VIỆT BẮC

Bài thơ là khúc hùng ca và là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ VIỆT BẮC

Bài thơ có bố cục 2 phần như sau:

  • Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại với người ra đi.
  • Phần 2 (Còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ về Việt Bắc.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ VIỆT BẮC

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 114)

Lời giải chi tiết:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:  Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10/1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ Đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kỳ. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy Tố Hữu đã sáng tác nên bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ cách mạng.

– Sắc thái tâm trạng của bài thơ: đó là tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn và bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.

– Lời đối đáp trong bài thơ: Sử dụng thủ pháp gợi tình (hai nhân vật đều xưng – gọi là “mình” và “ta”) bộc lộ lên tâm trạng tạo ra sự đồng vọng, đó là sự phân thân của cái tôi trữ tình.

Câu 2: Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 114)

Lời giải chi tiết:

– Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình thiên nhiên Việt Bắc hiện lên mang vẻ đẹp gần gũi và nên thơ.

– Vẻ đẹp ấy đa dạng theo thời gian và không gian khác nhau như: sương sớm, nắng chiều hay trăng khuya, đặc biệt là “bức tranh tứ bình” của Việt Bắc qua bốn mùa được thể hiện qua câu thơ: 

  • Mùa đông là : “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”.
  • Mùa xuân là : “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”.
  • Mùa hạ là : “Ve kêu rừng phách đổ vàng”.
  • Mùa thu là: “Rừng thu trăng gọi hoà bình”.

– Thiên nhiên đã trở nên đẹp đẽ và hữu tình hơn khi có sự gắn bó của con người nó được thể hiện qua những câu thơ.

  • Cảnh làng bản ấm cúng là: Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
  • Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu là: Nhớ sao ngày tháng cơ quan/ Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
  • Cảnh thơ mộng và ân tình là: Nhớ gì như nhớ người yêu/ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.
  • Cảnh sinh hoạt đặc trưng của Việt Bắc là: Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều/ Chày đêm nện cối đều đều suối xa. 

⇒ Những câu thơ được sắp xếp xen kẽ nhau, một câu tả cảnh rồi một câu tả người, nó đã thể hiện sự gắn bó giữa con người và cảnh vật.

– Hồi tưởng của chủ thể trữ tình về con người Việt Bắc.

– Qua dòng hồi tưởng, tác giả đã nhớ tới con người Việt Bắc trên cái phông chung của núi rừng Việt Bắc.

  • Nhớ đến con người Việt Bắc gắn liền với những hoạt động sinh hoạt đặc trưng như: cô em gái hái măng, người đan nón, người đi rừng hay nhớ tiếng hát ân tình thủy chung.
  • Tuy cuộc sống kháng chiến có khó khăn nhưng vẫn có sự chia sẻ và đồng cảm.

   ⇒ Tác giả đã nhớ đến tình cảm nghĩa tình cùng những ngày được đồng bào Tây Bắc che chở và đùm bọc dẫu cuộc sống có khó khăn, gian khổ.

Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 114)

Lời giải chi tiết:

– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa một cách sinh động mang âm hưởng của khúc ca hùng tráng.

  • Toàn dân tộc đều đồng lòng chống kẻ thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”. 
  • Dẫu có trải qua nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn đầy lạc quan và sôi nổi: “Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”.

– Không khí chuẩn bị cho chiến dịch khẩn trương và sôi nổi, nó như thể hiện một sức mạnh tổng hợp. Chiến thắng của ta đã khẳng định được sức mạnh cùng bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.

⇒ Vai trò và tầm quan trọng của Việt Bắc đã được nhấn mạnh trong cách mạng và trong kháng chiến. Việt Bắc chính là quê hương của cách mạng và là đầu não của cuộc kháng chiến, nó là nơi đặt niềm tin và hy vọng của con người Việt Nam.

Câu 4: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 114)

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ được thể hiện ở các khía cạnh sau:

  • Sử dụng thể thơ lục bát một cách nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.
  • Kết cấu đối đáp thường gặp trong dân ca tiêu biểu như cặp đại từ  “ta” – “mình” được sử dụng rất sáng tạo trong bài thơ.
  • Sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống của người dân. 
  • Sử dụng những biện pháp nghệ thuật quen thuộc trong ca dao như: so sánh, ẩn dụ.
  • Nhịp điệu và nhạc điệu dân tộc khi thì nhẹ nhàng, thơ mộng lúc lại đằm thắm, ân tình khi lại mạnh mẽ và hùng tráng.

V. LUYỆN TẬP 

Câu 1: Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ xưng hô “mình” – “ta” trong bài thơ. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 114)

Lời giải chi tiết:

Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô “mình” – “ta” trong bài thơ là:

  • Cặp đại từ xưng hô quen thuộc trong ca dao được tác giả đưa vào bài thơ một cách tự nhiên.
  • Ông đã vận dụng một cách tài tình cảm xúc dân dã, ngọt ngào mà đằm thắm của ca dao trong cặp đại từ “mình” – “ta”. (Có khi “mình” được sử dụng để chỉ người cán bộ còn “ta” để chỉ  người Việt Bắc, có khi “mình” được dùng để chỉ người Việt Bắc còn “ta” để chỉ người cán bộ và cũng có khi “mình” chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc)

– Ý nghĩa của cách sử dụng cặp đại từ  xưng hô “mình” – “ta” là:

  • Giúp bài thơ có phong vị ca dao và đậm đà tính dân tộc với giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
  • Góp phần thể hiện tình cảm giữa người ra đi và người ở lại và giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít tuy hai mà một.

Câu 2: Chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu.

– Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.

– Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.

Phân tích một trong hai đoạn. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 114)

Lời giải chi tiết:

Em chọn đoạn thơ nói về cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu: Từ câu  “Những đường Việt Bắc của ta”  cho đến câu “Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

– Giới thiệu về vị trí của đoạn thơ tả cảnh hùng tráng của Việt Bắc:

  • Việt Bắc là bài thơ về những hồi tưởng của người kháng chiến về một thời cách mạng, một thời kháng chiến gian khổ mà oai hùng. Nó nói lên tình cảm gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, là khúc tình ca và cũng là bản anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và về cả những con người tham gia kháng chiến.
  • Sau khi hồi tưởng về thiên nhiên cùng con người Việt Bắc, bài thơ đã đưa ta đến với khung cảnh núi rừng Việt Bắc rộng lớn với những hoạt động tấp nập, hào hùng và thể hiện lên một Việt Bắc hùng tráng trong chiến đấu.

– Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến:

  • Đoạn thơ đã khắc họa bức tranh toàn cảnh của quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương, không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng – trường kỳ. Các từ láy đã giúp ta hình dung ra nhịp độ khẩn trương, gấp gáp và sức mạnh tổng hợp làm rung chuyển cả mặt đất.
  • Hình ảnh những người chiến sĩ hành quân ra trận vừa hào hùng, vừa lãng mạn. Hình ảnh ẩn dụ ánh sao đầu súng thể hiện ánh sao đã soi đường chỉ lối cho những chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập và tự do cho Tổ quốc.
  • Hình ảnh cả Việt Bắc ra trận mang âm hưởng anh hùng ca và mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, những hình ảnh cường điệu ấy như khẳng định về ý chí phi thường cùng sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong kháng chiến.
  • Hai câu thơ cuối như khẳng định niềm lạc quan tin tưởng vững chắc vào ngày chiến thắng của dân tộc ta.

– Đoạn thơ trên vừa mang đậm chất sử thi hào hùng vừa giàu tính lãng mạn. Qua đó tác giả muốn  khắc họa sâu sắc hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ, tuy còn rất nhiều những gian khổ hy sinh nhưng nhất định ta sẽ dành thắng lợi.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ VIỆT BẮCII. TÓM TẮT BÀI THƠ VIỆT BẮCIII. BỐ CỤC BÀI THƠ VIỆT BẮCIV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ VIỆT BẮCII. TÓM TẮT BÀI THƠ VIỆT BẮCIII. BỐ CỤC BÀI THƠ VIỆT BẮCIV….

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply