[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] VIẾNG LĂNG BÁC

[ad_1]

IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Viếng lăng Bác” hôm nay để cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng cùng tấm lòng tha thiết thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁC

Được viết vào 4/1976 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi đất nước ta thống nhất và lăng Bác Hồ được khánh thành tác giả có dịp ra Bắc thăm Bác. Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁC

Thể hiện lòng thành kính cùng niềm xúc động sâu sắc của tác giả nói riêng và mọi người dân nói chung khi đến lăng thăm Bác.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁC

Bài thơ có bố cục 4 phần như sau:

  • Phần 1 (khổ 1): Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng Bác.
  • Phần 2 (khổ 2): Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác.
  • Phần 3 (khổ 3): Cảm xúc khi vào lăng và nhìn thấy di hài của Bác.
  • Phần 4 (còn lại): Những tình cảm và cảm xúc trước khi rời lăng.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁC

Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 60)

Lời giải chi tiết: 

– Cảm xúc bao trùm của tác giả đó là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính và lòng biết ơn, tự hào xen lẫn nỗi đau xót xa khi vào lăng viếng Bác.

– Cảm xúc ấy được thể hiện theo trình tự vào lăng viếng Bác:

  • Cảm xúc về cảnh vật trước lăng Bác.
  • Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.
  • Nỗi niềm mong ước tha thiết muốn ở mãi bên lăng Bác.

Câu 2: Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam? (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 60)

Lời giải chi tiết: 

Hình ảnh hàng tre là một hình ảnh sáng tạo được tác giả lồng ghép một cách khéo léo:

  • Hình ảnh thực: Hàng tre là một hình ảnh thân thương gần gũi của làng quê, là nỗi nhớ quen thuộc khi nghĩ về Việt Nam thân yêu. Hàng tre mọc thẳng tắp tít tận trời cao và nó không chia cành chia nhánh.
  • Hình ảnh tượng trưng: Hàng tre đứng thẳng hàng thể hiện cho sự ngay thẳng của người Việt Nam ta trong mọi hoàn cảnh. Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết và trung hiếu đó chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

⇒ Tác giả đã xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu và cuối bài tạo ấn tượng sâu sắc, nhấn mạnh cảm xúc tự hào và yêu mến của tác giả.

Câu 3: Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 60)

Lời giải chi tiết:  

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

– Hình ảnh ẩn dụ mặt trời – Bác đã thể hiện sự vĩ đại của Bác cùng niềm thành kính mà tác giả và dân tộc Việt Nam đối với Bác.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

  Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

– Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” đã thể hiện niềm thành kính và xúc động của người dân Việt Nam khi vào lăng viếng Bác.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

  Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

– Hình ảnh Bác đang nằm trong “giấc ngủ bình yên” khiến ta lại càng thêm xót xa trước sự ra đi của Bác. Vầng trăng chính là hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác và nó còn là biểu tượng cho con đường soi sáng của dân tộc.

– Cảm xúc chân thành vỡ òa và đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng của tác giả:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

– Khổ thơ cuối như thể hiện lên ước nguyện của nhà thơ là được mãi ở bên Bác. Đặc biệt là ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu mãi ở bên Bác, nó là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất của con người Việt Nam.

⇒ Tác giả và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng và yêu thương đối với Bác.

Câu 4: Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 60)

Lời giải chi tiết: 

– Thể thơ: sử dụng thơ tự do.

– Cách gieo vần: linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi thể hiện sự trầm lắng và suy tư lắng đọng, có chiều sâu của tác giả.

– Ngôn ngữ cùng hình ảnh có nhiều hình ảnh sáng tạo, vừa mang nghĩa thực và vừa mang nghĩa tượng trưng. 

– Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm: kính trọng, tự hào, tiếc nuối và đau xót.

V.  LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 60)

Lời giải chi tiết: 

– Khổ thơ thứ hai chính là dòng cảm xúc của nhà thơ về vẻ đẹp lớn lao của Bác khi được hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác. Hình ảnh mặt trời được lặp lại hai lần nhưng chúng lại có ý nghĩa khác nhau. Mặt trời đầu tiên là mặt trời thực của thiên nhiên mang lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài còn mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ này tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của Bác, Bác như ánh mặt trời đem lại tình thương cho đồng bào cho nhân dân Việt Nam. Bác chính là ánh sáng soi đường cho hàng triệu người con đất Việt và là cội nguồn sự sống của đất nước. Hình ảnh “đi trong thương nhớ”, “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” đã thể hiện niềm kính trọng và niềm yêu mến của người dân Việt Nam đối với Bác. Đó cũng chính là tình cảm sâu sắc và chân thành mà nhà thơ dành cho Bác.

– Khổ thơ thứ ba như giãi bày nỗi xót thương vô hạn của tác giả trước sự ra đi của Bác. Tác giả đã so sánh Bác với “trời xanh” một thứ vĩnh hằng và bất biến. Dù Bác đã ra đi nhưng Người sẽ sống mãi trong trái tim và trong nỗi nhớ thương của mọi người dân Việt Nam muôn đời. Tình yêu thương bao la và ơn đức lớn lao của Người sẽ mãi mãi ở trong lòng những thế hệ người Việt. Mặc dù Bác đã rời ra xa trần thế nhưng hình ảnh của Bác vẫn gần gũi như là bác, là cha của những người cháu, người con, đầy “dịu hiền”. Dẫu biết vậy nhưng khi nhìn thấy hình ảnh Bác  “nằm trong giấc ngủ bình yên” tác giả vẫn không khỏi xót xa trước sự mất mát lớn này. Câu cuối của khổ thơ kết lại bài thơ bằng việc bộc lộ trực tiếp cảm xúc trữ tình, dấu chấm than đặt cuối khổ thơ như một nốt lặng bày tỏ nên tình cảm của nhà thơ đối với Bác.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁCII. TÓM TẮT TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁCIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁCIV. HƯỚNG DẪN…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁCII. TÓM TẮT TÁC PHẨM VIẾNG LĂNG BÁCIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply