[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] TỰ TÌNH II (HỒ XUÂN HƯƠNG)

[ad_1]

IBAITAP: Qua bài thơ Hồ Xuân Hương muốn nói với chúng ta điều gì? Những biện pháp nghệ thuật được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ là gì và chúng có tác dụng gì? Cùng ibaitap đến với bài học “Tự tình II” hôm nay để cùng tìm hiểu nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ TỰ TÌNH II

Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đa tài, đa tình bà có tính cách phóng khoáng giao thiệp rộng và có rất nhiều bạn bè văn chương. Tuy vậy nhưng đường tình duyên của bà lại nhiều éo le và đầy ngang trái, hai lần bà lấy chồng đều làm lẽ. Vì thế mà Hồ Xuân Hương luôn sống trong tâm trạng cô đơn có lẽ bài thơ Tự Tình II được sáng tác trong hoàn cảnh ấy và nó nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

II. TÓM TẮT BÀI THƠ TỰ TÌNH II 

Thể hiện tâm trạng cùng thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận và vừa gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào cảnh bi kịch. Tự tình II cho thấy khát vọng sống cùng khát vọng hạnh phúc và tài năng của “Bà Chúa Thơ Nôm”.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ TỰ TÌNH II

Bài thơ có bố cục 4 phần như sau:

  • Phần đề (2 câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của tác giả trong đêm khuya thanh vắng.
  • Phần thực (câu 3, 4): Tình cảnh đầy chua xót và bẽ bàng.
  • Phần luận (câu 5, 6): Sự phản kháng đầy phẫn uất.
  • Phần kết (2 câu còn lại): Tâm trạng chán chường và buồn tủi.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ TỰ TÌNH II

Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 19)

Lời giải chi tiết:

– Thời gian là vào đêm khuya trong không gian trống trải, mênh mông và văng vẳng tiếng trống cầm canh.

⇒ Mở đầu bài thơ đã là câu thơ gợi buồn, cái buồn ấy được gợi ra từ sự tĩnh lặng trong đêm khuya thanh vắng. Tuy tiếng trong không gần nhưng vẫn có thể nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp ấy bởi nó là gợi lên bước đi của thời gian, gợi lên sự tàn phá và tiếng trống ấy được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì vậy mà trong cái nhịp gấp gáp và liên hồi của tiếng trống ấy ta như nghe thấy tiếng bước đi dồn dập của thời gian cùng sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Câu thơ thứ hai như gợi cảm nhận về sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội:

  • Phép đảo ngữ trong câu như cố tình khoét sâu vào sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” có nghĩa là tủi hổ, chai lì đến không còn cảm giác. Hai chữ “hồng nhan” đi cùng với từ “cái” thật rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non không chỉ gợi lên sự dãi dầu mà sâu đậm hơn có lẽ là sự cay đắng. Trong câu thơ tác giả chỉ nói đến hồng nhan nhưng lại gợi ra cả sự bạc phận, kết hợp với nhịp thơ 1/3/3 cứ như chì chiết và khơi sâu hơn vào sự bẽ bàng khôn tả.
  • Mặc dù vậy nhưng câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau mà nó còn thể hiện được bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh được thể hiện cũng ở ngay chữ “trơ” như một sự thách thức, từ “trơ” kết hợp với “nước non” đã thể hiện sự bền gan cùng sự thách đố.

– Hai câu đề đã dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng còn hai câu thực đã làm rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương. Cảnh tình được bà thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch “Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn”. Tuổi thanh xuân đã trôi qua mà nhân duyên thì vẫn không được trọn vẹn, hương rượu chỉ gợi lên thêm sự cô đơn cùng sự bẽ bàng của phận hẩm duyên ôi. Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cho ta cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa.

Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 19)

Lời giải chi tiết:

Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 như mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé như đám rêu kia vẫn không chịu thân phận nhỏ bé, hèn mọn và không chịu yếu mềm chúng như đang muốn bứt thoát hẳn lên. 

– Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã làm nổi bật lên sự phẫn uất của đá, của rêu và đó cũng là sự phẫn uất trong tâm trạng của con người. 

– Sự kết hợp giữa các động từ mạnh như “xiên, đâm” và các bổ ngữ độc đáo như “ngang, toạc” đã thể hiện rõ sự bướng bỉnh, ngang ngạnh.

– Câu thơ cựa động căng tràn sức sống, đá rêu như đang oán hờn, đang phản kháng quyết liệt cùng với tạo hóa. Có thể nói rằng trong hoàn cảnh bi thương nhất Hồ Xuân Hương vẫn ẩn chứa một sức sống và khát khao mạnh mẽ.

Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm trạng gì của tác giả? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 19)

Lời giải chi tiết:

– Hai câu kết đã nói lên tâm trạng chán chường và buồn tủi của tác giả. 

– “Ngán” ở đây có nghĩa là chán ngán, ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương đã ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo bởi “xuân đi rồi xuân lại lại” tạo hóa như đang chơi một vòng quay nhàm chán như chính chuyện tình duyên của con người.

– Từ “xuân” trong câu thơ vừa ám chỉ mùa xuân nhưng cũng vừa ám chỉ tuổi xuân. Trong thiên nhiên xuân đi rồi xuân lại lại còn với con người xuân đã đi thì không bao giờ trở lại nữa. Hai từ “lại” trong câu cũng mang hai ý nghĩa khác nhau, từ “lại” đầu tiên là thêm một lần nữa còn từ “lại” thứ hai có nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

– Nghệ thuật tăng tiến đã làm nghịch cảnh của nhân vật trữ tình trong câu thơ cuối càng éo le hơn. Mảnh tình ấy vốn đã ít đã bé đã không trọn vẹn nhưng vẫn còn phải “san sẻ” thành ra gần như chẳng còn gì nên nó càng trở nên xót xa và tội nghiệp. Câu thơ đã nói lên được nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi mà cảnh chung chồng không phải điều xa lạ.

Câu 4: Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 19)

Lời giải chi tiết:

– Bài thơ đã nói lên bi kịch của tuổi xuân và bi kịch của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên cứ vậy mà tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người thì mãi không trở lại được nữa. Trong hoàn cảnh ấy sự nhỡ nhàng và sự dở dang của tình duyên càng làm tăng thêm sự xót xa. Khi rơi vào hoàn cảnh ấy có thể nhiều người sẽ không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí là phó mặc và buông xuôi.

– Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc và muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của số phận, chính sự phản kháng và khao khát ấy của Hồ Xuân Hương đã làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

V. LUYỆN TẬP

Câu 1: Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai bài Tự tình (I) và Tự tình (II). (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 20)

Lời giải chi tiết:

– Sự giống nhau giữa hai bài thơ là:

  • Đều là thể thơ Nôm đường luật.
  • Cùng bộc lộ tâm trạng buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.
  • Sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng độc đáo các định ngữ cùng bổ ngữ. Và Hồ Xuân Hương đã thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như đảo ngữ, tăng tiến.. một cách điêu luyện.

–  Sự khác nhau giữa hai bài thơ là:

  • Cảm xúc ở bài Tự tình I là nỗi niềm của tác giả trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát trước lẽ đời đầy nghịch cảnh và đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân để thách đố lại duyên phận.
  • Bài Tự Tình II là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muộn màng và sự cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì vậy mà bi kịch như được nhân lên và trở nên phẫn uất hơn.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ TỰ TÌNH IIII. TÓM TẮT BÀI THƠ TỰ TÌNH II III. BỐ CỤC BÀI THƠ TỰ TÌNH IIIV. HƯỚNG DẪN…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ TỰ TÌNH IIII. TÓM TẮT BÀI THƠ TỰ TÌNH II III. BỐ CỤC BÀI THƠ…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply