[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] TỎ LÒNG

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ nói về điều gì? Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì? Và chúng đại diện cho cái gì? Cùng ibaitap tìm hiểu bài học “Tỏ lòng” hôm nay nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ TỎ LÒNG

Được sáng tác sau chiến thắng Mông- Nguyên của quân đội nhà Trần với hào khí ngút trời. 

II. TÓM TẮT BÀI THƠ TỎ LÒNG

Bài thơ mang trong mình vẻ đẹp hào khí Đông A nó được thể hiện qua vẻ đẹp của con người, quân đội nhà Trần. Nó còn thể hiện tâm sự cùng lý tưởng sống cao đẹp của Phạm Ngũ Lão.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ TỎ LÒNG

Bài thơ có thể chia thành 2 phần như sau:

  • 2 câu đầu: Hào khí của quân đội nhà Trần.
  • 2 câu cuối: Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ TỎ LÒNG

Câu 1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa hai câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người mang tư thế, vóc dáng thế nào? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

Bản dịch nghĩa chưa sát với nguyên tác chữ Hán ở chỗ từ “múa giáo” không thể hiện hết được khí chất của từ “hoành sóc”.

  • “Hoành sóc” là cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông thể hiện ý chí lớn lao, kì vĩ và mang âm hưởng vang dội hơn “múa giáo”

– Trong câu thơ đầu hình ảnh con người xuất hiện trong bối cảnh không gian và thời gian bao la rộng mở:

  • Chiều rộng của núi sông cùng chiều cao của Ngân Hà thăm thẳm.
  • Thời gian đo bằng năm.
  • Con người được đặt trong không gian kì vĩ.

⇒ Hình ảnh con người hiên ngang và mang tầm vóc của con người vũ trụ và non sông.

Câu 2: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

Câu thơ trên có thể hiểu theo hai cách như sau:

  • Thứ nhất có nghĩa là ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
  • Thứ hai có nghĩa là ba quân khí thế hùng mạnh át sao Ngưu.

⇒ Có thể nói quân đội nhà Trần không những mạnh về lực mà còn mạnh cả về trí. Nó có đầy đủ binh hùng tướng mạnh và các đại tướng trí dũng song toàn vì vậy không khoa trương khi nói: cái khí thế ấy đủ làm thay đổi trời đất.

Câu 3: Nợ công danh mà tác giả nói tới được hiểu theo cách nào? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

Nợ công danh mà nhà thơ muốn nói đến có thể hiểu theo hai nghĩa:

  • Nợ công danh theo tinh thần của Nho giáo là phải lập được công, lập được danh. Đây chính là lý tưởng sống cao đẹp của nam nhi thời phong kiến, lý tưởng này cổ vũ con người ta từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ để sống có ý nghĩa với trời đất muôn đời. Nó được coi như là món nợ phải trả của kẻ làm trai.
  • Nợ công danh được coi như là chưa hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ làm trai phải chống giặc, cứu nước, cứu dân. Công danh sự nghiệp của cá nhân phải thống nhất với công danh sự nghiệp của đất nước.

⇒ Nợ công danh hay chí làm trai chính là ý thức trách nhiệm đối với dân, với nước của tác giả. Đây là quan niệm sống cao đẹp có ý nghĩa tích cực với cả nam nhi thời phong kiến và nam nhi hiện nay.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa nỗi “thẹn” trong hai câu thơ cuối. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

– Nỗi “thẹn” ở hai câu thơ cuối là vì chưa có đủ tài năng mưu lược như Gia Cát Lượng để giúp dân cứu nư­ớc và thẹn vì trí lực của mình thì còn có hạn mà nhiệm vụ khôi phục giang sơn, đất nư­ớc còn quá bộn bề. 

⇒ Nỗi “thẹn” ấy đã làm sáng ngời nhân cách của Phạm Ngũ Lão, nỗi thẹn ấy không làm con người trở nên nhỏ bé mà nó tôn cao lên nhân cách con người. Nỗi thẹn đó đốt lên trong lòng người ngọn lửa hướng đến những khát vọng cao đẹp và qua đó ta thấy được nỗi lòng tận trung báo quốc của Phạm Ngũ Lão.

Câu 5: Qua bài thơ Tỏ lòng anh(chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 116)

Lời giải chi tiết:

Qua bài thơ “Tỏ lòng” ta thấy trang nam nhi thời Trần mang những vẻ đẹp là:

  • Người dũng mãnh và hùng mạnh với tầm vóc của vũ trụ.
  • Họ luôn dốc hết lòng và hết sức vì nước vì dân.
  • Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể và hết mình cống hiến cho đất nước.

⇒ Chính những vẻ đẹp ấy đã tạo nên sức mạnh của thời Trần và đại diện cho hào khí Đông A sử sách còn lưu.

– Thế hệ trẻ ngày nay cần học tập tư tưởng cùng cách sống và cống hiến của những thế hệ hào hùng đi trước. Họ luôn cống hiến để đem lại cuộc sống vui vẻ và thái bình cho nhân dân.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ TỎ LÒNGII. TÓM TẮT BÀI THƠ TỎ LÒNGIII. BỐ CỤC BÀI THƠ TỎ LÒNGIV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ TỎ LÒNGII. TÓM TẮT BÀI THƠ TỎ LÒNGIII. BỐ CỤC BÀI THƠ TỎ LÒNGIV….

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply