[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] TIẾNG HÁT CON TÀU

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ nói về điều gì? Những hình ảnh được tác giả sử dụng trong bài có dụng ý gì? Biện pháp nghệ thuật độc đáo nào đã được sử dụng trong bài thơ? Cùng ibaitap đến với bài học “Tiếng hát con tàu” hôm nay để cùng tìm hiểu nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀU

Bài thơ được in trong tập “Ánh sáng và phù sa” năm 1960, nó được viết sau một chuyến đi thực tế của Chế Lan Viên.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀU

Thể hiện nỗi khát vọng cùng niềm hân hoan trong tâm hồn của tác giả khi được trở về với nhân dân, đất nước bà tìm thấy được nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀU

Bài thơ có bố cục 3 phần như sau:

  • Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Sự trăn trở và lời vẫy gọi lên đường.
  • Phần 2 (9 khổ thơ giữa): Khát vọng đối với nhân dân và ghi dấu những kỉ niệm tình nghĩa trong kháng chiến.
  • Phần 3 (còn lại): Khúc hát của niềm tin và hy vọng.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀU

Câu 1: Trong bài thơ, hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Căn cứ vào nội dung, hãy cắt nghĩa nhan đề và 4 câu thơ đề từ. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 146)

Lời giải chi tiết:

– Nhan đề của bài thơ:

  • Con tàu chính là biểu tượng của khát vọng lên đường và khát vọng đi xa hướng tới cuộc sống của đất nước. Nhân dân đi tới chân trời của ước mơ lớn và đi tới ngọn nguồn cảm hứng của những sáng tạo nghệ thuật.
  • Tiếng hát chính là niềm say sưa của tâm hồn nghệ thuật khi tìm được hướng đi và đang trên hành trình đến với nhân dân, đến với đất nước.
  • Nhan đề của bài thơ có thể hiểu như là tiếng hát của tâm hồn tác giả, tâm hồn ấy tràn ngập niềm tin vào lý tưởng và tràn ngập niềm tin vào cuộc đời. Tác giả hóa thân thành con tàu, hăm hở cho cuộc cuộc hành trình đến với Tây Bắc và đến với cuộc sống của nhân dân, đó cũng chính là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. 

– 4 câu thơ đề từ:

  • Khẳng định sự gắn bó giữa tác giả với Tây Bắc, nó là một miền đất cụ thể và đã trải qua lửa đạn chiến tranh với những khát vọng xây dựng cuộc sống mới. Đây cũng là mảnh đất ươm mầm cho biết bao tác phẩm nghệ thuật, đó cũng chính là cuộc đời rộng lớn của nhân dân, cuộc đời mới của những người trẻ tuổi.
  • Thể hiện lên khát vọng lên đường, hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của dân tộc, hướng vào mạch nguồn của đất nước và của nhân dân.

Câu 2: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 146)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ có bố cục 3 phần như sau:

  • Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Sự trăn trở và lời vẫy gọi lên đường.
  • Phần 2 (9 khổ thơ giữa): Khát vọng đối với nhân dân và ghi dấu những kỉ niệm tình nghĩa trong kháng chiến.
  • Phần 3 (còn lại): Khúc hát của niềm tin và hy vọng.

– Bố cục của bài thơ đã thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình: đầu tiên là có sự trăn trở, day dứt sau đó là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn cuối cùng là sôi nổi và háo hức.

Câu 3: Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ đó. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 146)

Lời giải chi tiết:

– Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 5. 

– Đặc sắc nghệ thuật trong khổ thơ này là chùm so sánh và liên tưởng hết sức phong phú, độc đáo của tác giả. Nó đã làm nổi bật lên niềm hạnh phúc lớn lao khi tác giả đã từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của mình để về với nhân dân, đối với con người ở đây nhân dân là nơi chứa chan tình yêu thương, che chở, cưu mang và là nguồn sống, bầu sinh khí tiếp sức cho anh.

Câu 4: Hình ảnh nhân dân trong kỷ niệm của nhà thơ được gợi lên qua những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỷ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 146)

Lời giải chi tiết:

– Hình ảnh nhân dân trong kỷ niệm của nhà thơ đã được gợi lên qua những hình ảnh cụ thể như: “Những anh du kích” hay “Thằng em đi lạc”

– Hình ảnh người dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ là những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hy sinh cho kháng chiến: 

  • Người anh du kích cùng chiếc áo nâu rách vẫn cởi ra để lại cho con → hình ảnh này đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ và xúc động về sự hy sinh cao cả.
  • Thằng em liên lạc xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.
  • Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài và nuôi dưỡng người lính như con, đó là tấm lòng của người dân Tây Bắc đối với Cách mạng

⇒ Những câu thơ trên đã thể hiện tình cảm sâu đậm với những mảnh đất là mình đã đi qua. Từ những cảm xúc và suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn ấy đã đúc kết thành triết lý, đó chính là nét độc đáo trong phong cách thơ của nhà thơ Chế Lan Viên.

Câu 5: Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất những chất suy tưởng và triết lý của Chế Lan Viên. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 146)

Lời giải chi tiết:

Những câu thơ thể hiện rõ nhất những chất suy tưởng và triết lý của Chế Lan Viên là:

“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

⇒ Chế Lan Viên đã khám phá ra một quy luật muôn đời của trái tim con người đó là: khi ta mới đặt chân đến một nơi nào đó, mọi thứ đối với ra còn xa lạ nên “chỉ là nơi đất ở”. Nhưng khi từ biệt nơi ấy thì đất đã lưu lưu giữ một phần đời với bao nhiêu kỉ niệm và ân tình nên đã “hoá tâm hồn”.

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

⇒ Những sự vật và hiện tượng đều có mối quan hệ khăng khít với nhau như những người nghệ sĩ gắn bó với nhân dân, tình yêu ở đây chính là tình cảm lớn giữa anh em và tình yêu quê hương, yêu đất nước.

Câu 6: Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 146)

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ:

  • Hình ảnh có tính khái quát, màu sắc hiện đại và mang tính triết luận đậm chất trữ tình, các hình ảnh thường được tổ chức thành từng chuỗi liên kết, tiếp nối và bổ sung cho nhau nhằm khắc sâu ý tưởng cùng cảm xúc. 
  • Hình ảnh so sánh liên tưởng phong phú, đặc sắc và độc đáo.
  • Ngôn ngữ được trau chuốt, mài giũa và mang tính bác học.
  • Giọng điệu cùng âm hưởng bài thơ lôi cuốn.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀUII. TÓM TẮT TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀUIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀUII. TÓM TẮT TÁC PHẨM TIẾNG HÁT CON TÀUIII. BỐ CỤC…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply