[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] TIẾNG GÀ TRƯA

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ được ra đời như thế nào? Qua từng câu thơ tác giả muốn nói lên điều gì? Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng ibaitap nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”

Ra đời vào những năm đầu của thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ và in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

II. TÓM TẮT BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”

Vẻ đẹp trong sáng và đằm thắm về những kỷ niệm tuổi thơ cùng tình cảm bà cháu.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”

Bài thơ có thể chia thành 3 phần:

  • Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa khơi dậy ký ức tuổi thơ về làng quê.
  • Phần 2 (khổ 2 -> khổ 6): Tiếng gà gợi những kỉ niệm thơ ấu và người bà.
  • Phần 3 (còn lại): Những suy nghĩ, giấc mơ người lính được gợi lên qua tiếng gà trưa.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”

Câu 1: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 151)

Lời giải chi tiết:

– Cảm hứng của tác giả được gọi lên khi đang trên đường đánh giặc thì nghe thấy tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thánh ấy rất quen thuộc gợi lại những kỷ niệm tuổi thơ đẹp về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng và hình ảnh người bà với biết bao tình yêu cùng sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Chính tiếng gà ấy đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu nó khắc sâu tình cảm của đất nước của quê hương.

– Mạch cảm xúc của bài thơ được diễn biến như sau: khi nghe thấy tiếng gà trưa ⟹ tiếng gà trưa đã gợi lên cho người chiến sĩ những kỉ niệm về tuổi thơ đẹp đẽ cùng người bà.

Câu 2: Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 151)

Lời giải chi tiết:

Tiếng gà trưa đã gợi lại những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ:

  • Những chú gà mái tơ cùng mái vàng bên ổ trứng hồng xinh đẹp.
  • Một kỉ niệm thời thơ dại những lần xem trộm gà đẻ trứng rồi bị bà mắng.
  • Gợi lại hình ảnh bà chăm sóc đàn gà, bà soi những trái trứng hồng.
  • Tình cảm tha thiết của người bà dành cho cháu. Bà chăm lo cho đàn gà và nâng niu những quả trứng với niềm mong ước nhỏ bé đó là để cuối năm bán gà mua được cho cháu quần áo mới.

⇒  Qua những hình ảnh đó ta thấy được tâm hồn hồn nhiên, trong sáng của một đứa trẻ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với người bà của đứa cháu.

Câu 3: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 151)

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ:

  • Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo.
  • Dành hết tình yêu thương để chăm lo cho cháu.
  • Bảo ban và nhắc nhở cháu. Khi có trách mắng cũng là vì tình yêu thương với cháu.

⟹ Qua những kỉ niệm về bà nhà thơ đã thể hiện tình bà cháu rất sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu và  chăm lo cho cháu từng chút, cháu thì  thương yêu, kính trọng và biết ơn bà.

Câu 4: Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đối khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 151)

Lời giải chi tiết:

– Bài thơ được viết theo thể thơ 5 tiếng nhưng rất linh hoạt: mỗi khổ có 4 câu nhưng có khổ có tới 5-6 câu, khổ 1: 7 câu. Cách gieo vần không theo cách thông thường mà chủ yếu là vần cách tuy không đúng nhưng cũng rất hài hòa.

– Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là câu thơ chỉ có 3 tiếng nó làm những kỉ niệm ùa về một cách mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc tuổi thơ và những tình cảm ấm áp thân thương của tình cảm bà cháu.

V. Luyện tập

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm bà cháu là một trong những tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó sẽ hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người lính. Vì vậy trên đường hành quân xa chỉ với tiếng gà gáy đã gợi lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp và đáng nhớ về bà đó là sự tần tảo, chắt chiu cùng bao nỗi lo và niềm mong ước của bà dành cho cháu. Những kỉ niệm ấy tuy bình dị mà lại rất thiêng liêng nó như lời nhắc nhở lay động tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ. Có lẽ tình cảm đó sẽ mãi là hành trang theo chân người chiến sĩ để tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”II. TÓM TẮT BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”III. BỐ CỤC BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”IV. HƯỚNG DẪN…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”II. TÓM TẮT BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA”III. BỐ CỤC BÀI THƠ…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply