[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] SÓNG (XUÂN QUỲNH)

[ad_1]

IBAITAP: Để có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu và năm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ hãy cùng ibaitap tìm hiểu bài học “Sóng” hôm nay nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM SÓNG

Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đây là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu và rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Nó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. 

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM SÓNG

Qua hình tượng sóng trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ đã diễn tả được tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn và thủy chung. Tình yêu ấy vượt lên trên mọi thử thách của thời gian và sự hữu hạn của một đời người. Từ đó ta có thấy được 

tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM SÓNG

Bài thơ có bố cục 4 phần như sau:

  • Phần 1 (Khổ thơ 1-2): Mối quan hệ của sóng và tình yêu. 
  • Phần 2 (Khổ thơ 3-4): Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm những sự bí ẩn trong tình yêu. 
  • Phần 3 (Khổ thơ 5- 6- 7): Sóng – Nỗi nhớ thủy chung của người con gái trong tình yêu. 
  • Phần 4 (Còn lại): Những suy tư về cuộc đời cùng khát vọng được yêu và được thấu hiểu.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM SÓNG

Câu 1: Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 156)

Lời giải chi tiết:

Âm điệu và nhịp điệu của bài thơ xao xuyến và rộn ràng. Nó được tạo nên bởi các yếu tố là:

  • Câu thơ ngắn và đều có 5 chữ.
  • Nhịp thơ thường thuận và gợi lên dư âm sóng biển. 
  • Vần thơ: sử dụng vần chân và vần cách gợi lên hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

Câu 2: Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 156)

Lời giải chi tiết:

– Hình tượng bao trùm và xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng

  • Nghĩa thực, hình tượng sóng được miêu tả cụ thể và sinh động với nhiều trạng thái trái ngược, mâu thuẫn với nhau.
  • Nghĩa biểu tượng, sóng như trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng, biết bộc bạch, giãi bày và biết diễn tả sự phong phú, phức tạp đầy mâu thuẫn trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Tất cả đã làm nổi bật lên trạng thái bất yên và thao thức nhưng lại tràn đầy hạnh phúc.
  • Hình tượng sóng được khắc họa sinh động, cụ thể và toàn vẹn qua mạch kết nối của các khổ thơ. Hình tượng sóng được liên tục khám phá và phát hiện thông qua các khổ thơ. Những ý nghĩa và những liên tưởng về biển, về sóng, về gió kết hợp với những câu hỏi liên tiếp được đặt ra đã diễn tả tinh tế mà sâu sắc những tình cảm cùng những trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

Câu 3: Giữa “sóng” và “em” trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 156)

Lời giải chi tiết:

– Giữa “sóng” và “em” trong bài thơ có mối quan hệ tương đồng, hình ảnh “sóng” là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn của nhân vật “em”.

  • Sóng và em khi thì hòa hợp, khi lại tách rời.
  • Kết cấu song hành đã làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung và bất diệt.

– Kết cấu của bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển quan sát và suy ngẫm về tình yêu. 

– Người phụ nữ đang yêu đã tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn với những con sóng.

  • Sự đa dạng muôn màu và trạng thái: Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ.
  • Không rõ cuội nguồn và không thể định nghĩa, lý giải được.
  • Sự mãnh liệt sâu sắc trong khát khao được sống và được yêu thương.
  • Sự thủy chung và sự gắn bó bền chặt. 

⇒ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt toàn bài thơ, nó được trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau. Hình tượng của sóng chính là ước vọng trong tình yêu của người phụ nữ.

Câu 4: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/chị tâm hồn đó có những đặc điểm gì? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 157)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu, lời tự bạch đó có đặc điểm:

  • Là một tâm hồn sôi nổi, mạnh mẽ và khao khát được yêu thương.
  • Là người thấu hiểu và thủy chung với tình yêu.
  • Là tâm hồn bộc trực và thành thực bày tỏ tình yêu nhưng vẫn đầy nữ tính và thủy chung.

V. LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 157)

Lời giải chi tiết:

Có thể tham khảo một số bài thơ như: Biển của Xuân Diệu, Khúc thơ tình người lính của Trần Đăng Khoa.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM SÓNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM SÓNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM SÓNGIV. HƯỚNG DẪN SOẠN…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply