[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] SAU PHÚT CHIA LI

[ad_1]

IBAITAP: Bài ngâm khúc là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng phải đi đánh trận. Tác giả đã diễn tả nỗi nhớ của người phụ nữ thông qua những chi tiết nào? Nghệ thuật đặc sắc trong bài ra sao? Hãy cùng ibaitap làm rõ những điều đó thông qua bài học “Sau khúc chia li” nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC NGÂM KHÚC “SAU PHÚT CHIA LI”

Là câu thứ 53 đến 64 trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.

II. TÓM TẮT NGÂM KHÚC “SAU PHÚT CHIA LI”

Thể hiện sâu sắc nhất nỗi sầu bi ai của người phụ nữ sau khi tiễn chồng ra trận và sự chờ đợi chồng về trong lẻ bóng, đơn côi. Nỗi sầu này vừa thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa. 

III. BỐ CỤC NGÂM KHÚC “SAU PHÚT CHIA LI”

Ngâm khúc có thể chia thành 3 phần:

  • Khúc ngâm thứ nhất (4 câu đầu): Thể hiện nỗi trống trải của lòng người trước cảnh cuộc chia ly phũ phàng.
  • Khúc ngâm thứ hai (4 câu tiếp): Thể hiện nỗi xót xa trong cách trở mấy nghìn trùng.
  • Khúc ngâm cuối cùng (4 còn lại): Thể hiện nỗi sầu thương trước cảnh vật.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN NGÂM KHÚC “SAU PHÚT CHIA LI”

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 92)

Lời giải chi tiết:

– Đoạn thơ trích được viết theo thể thơ song thất lục bát, gồm hai câu bảy chữ nối tiếp là hai câu sáu tám. Bốn câu thơ sẽ tạo thành một khổ thơ và số lượng của khổ thơ là không giới hạn. 

– Cách hiệp vần trong một khổ thơ như sau: Chữ cuối cùng của câu bảy trên sẽ vần với chữ thứ năm của câu bảy dưới và chúng đều là vần trắc. Chữ cuối cùng câu bảy dưới sẽ vần với chữ cuối câu sáu và chúng đều là vần bằng. Chữ cuối trong câu sáu sẽ vần với chữ thứ sáu của câu tám và cũng đều là vần bằng. Chữ cuối của câu tám sẽ lại vần với chữ thứ năm của câu bảy trên của khổ sau và cũng là  vần bằng.

Câu 2: Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?   (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 92)

Lời giải chi tiết:

Nỗi sầu chia li của người vợ được tác giả gợi tả bằng cách nói tương phản và phép đối nghĩa “Chàng thì đi – Thiếp thì về” cho ta thấy được cảnh chia li cách biệt một cách thực tế. Chàng thì phải đi vào chốn xa xôi vất vả còn thiếp thì phải trở về với cảnh cô đơn, lẻ bóng.Việc sử dụng hình ảnh mấy biếc, núi ngàn đã gợi lên khoảng cách mênh mông nghìn trùng giữa người với người.

Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại – hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 92)

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ thứ hai nói lên nỗi sầu chia li được gợi tả thêm cũng bằng cách nói tương phản, phép đối nghĩa cùng hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh. Cách gợi tả như vậy làm khoảng cách ngày càng xa và nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung trở nên xót xa hơn.

Câu 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 93)

Lời giải chi tiết:

Qua 4 câu cuối nỗi sầu như được nâng lên đến bất tận. Điệp từ “cùng” thể hiện dưới dạng đồng hướng. Cách nói về “ngàn dâu” và “ màu xanh của ngàn dâu” thể hiện sự khoảng cách vô tận tới khi nhìn lại chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ và huyền ảo. Câu hỏi tu từ chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập trong cả lòng chàng lẫn ý thiếp.

Câu 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 93)

Lời giải chi tiết:

– Các điệp ngữ trong đoạn thơ là:

  • Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” 
  • Điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.

– Tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó là:

  • Tạo âm điệu trầm buồn cho bài thơ nó rất phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
  • Góp phần diễn tả nỗi xót xa và sự mong ngóng của hai người.

Câu 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 93)

Lời giải chi tiết:

– Đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng, đó chính là nỗi buồn sâu thẳm vô tận. Câu cuối là câu thể hiện nỗi buồn cao nhất. Câu hỏi tu từ nhưng nó chính là câu trả lời về nỗi sầu tràn ngập ở cả lòng chàng lẫn ý thiếp chứ không so sánh xem ai sầu hơn ai. 

– Giọng điệu của bài thơ đã thể hiện nỗi buồn da diết và vô cùng sâu lắng. Nó tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy con người ta vào cảnh chia lìa và nó cũng thể hiện khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.

V. Luyện tập

Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

a. Những từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích đó là: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).

b. Sự khác nhau của các từ chỉ màu xanh này nằm ở cách sử dụng nghĩa về mức độ cũng như tính chất.

c. Tác dụng của mức độ màu xanh tăng tiến dần lên là:

  • Màu gợi lên cảnh trời cao đất rộng đó là một không gian rộng lớn như tương ứng với nỗi sầu chia li không có lời nào có thể nói hết được của người thiếu phụ.
  • Gợi khoảng cách xa vời vợi của lứa đôi.
  • Nỗi buồn cao ngất của người phụ nữ khi phải xa chồng.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC NGÂM KHÚC “SAU PHÚT CHIA LI”II. TÓM TẮT NGÂM KHÚC “SAU PHÚT CHIA LI”III. BỐ CỤC…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply