[Tóm Tắt] & [Soạn Bài] Phong cách Hồ Chí Minh

[ad_1]

I. TÓM TẮT  TÁC TÁC PHẨM “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”:

Đến với tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã vẽ cho người đọc thấy được hình ảnh vị lãnh tụ của chúng ta – chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người vừa giản dị lại vừa thanh cao. Suốt những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đặt chân đến nhiều nói, nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa khắp nơi, kết hợp học hỏi từ thực tiễn và lao động. Vì vậy, Người vốn tri thức văn hóa nhân loại rất sâu rộng. Là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới và am hiểu văn hóa thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hóa các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Dù chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa nhưng Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp một cách có chọn lọc, phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản và trên nền tảng văn hóa dân tộc và sự ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn nên một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông nhưng vẫn rất hiện đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có lối sống rất giản dị. Những điều ấy được thể hiện qua ngôi nhà sàn đơn sơ nơi Bác ở, hay trang phục, những bữa ăn hằng ngày của Bác. Không phải là tự thần thánh hóa, tự làm cho bản thân khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên trong nhân cách chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. BỐ CỤC TÁC PHẨM “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”:

Được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến “… rất hiện đại”): Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Phần 2 (tiếp theo đến “… hạ tắm ao”): Vẻ đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh.
  • Phần 3 (phần còn lại): Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.

III. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”

Câu 1: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy? (SGK ngữ văn 9 tập 1 – trang 8)

Lời giải tham khảo:

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh có vốn tri thức văn hóa nhân loại rất sâu rộng. Là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới và am hiểu văn hóa thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hóa các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

b) Người có vốn tri thức văn hóa sâu rộng như vậy bởi:

  • Người luôn cố gắng học tập nói, viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Nga, Anh, Hoa…
  • Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi, kết hợp học hỏi từ thực tiễn và lao động.
  • Mày mò tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật các khu vực khác nhau trên toàn thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm.

Điều quan trọng là Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động:

  • Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp một cách có chọn lọc.
  • Phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
  • Trên nền tảng văn hóa dân tộc và sự ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn nên một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông nhưng vẫn rất hiện đại.

Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? (trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Lời giải tham khảo:

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện qua:

  • Nơi ở và làm việc: nhà sàn vẻn vẹn vài phòng, đơn sơ, mộc mạc: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.
  • Trang phục rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
  • Ăn uống hết sức đạm bạc: Món ăn dân dã không cầu kỳ: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? (trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Lời giải tham khảo:

Có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao:

  • Đây là lối sống giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi lên cảm giác cơ cực chứ không phải là lối sống kham khổ tự tìm vui trong cảnh nghèo.
  • Từ trong cách bài trí cho đến việc ăn ở sinh hoạt hằng ngày của Bác đều thể hiện một sự rất thanh thản, rất ung dung.
  • Không phải là tự thần thánh hoá, tự làm cho bản thân khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bản lĩnh, ý chí của một nhà chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Càng khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì Người lại càng thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.
  • Vẻ đẹp tâm hồn Người là sự hòa quyện giữa lãng mạn với hiện thực, rất mạnh mẽ song cũng rất thơ.

Câu 4:Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. (trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1):

Lời giải tham khảo:

Cảm nhận của bản thân về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

  • Con người của chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam với tinh hoa văn hóa của nhân loại.
  • Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam gợi cho ta nhớ tới các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi ở núi Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao.

IV. LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh(trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1): 

Lời giải tham khảo:

Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh:

Câu chuyện 1:

Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Bác luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Ngày đất nước giải phóng, hòa bình được lập lại, trở về với Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Người vẫn giữ nếp sống ấy.

Tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, vào ngày hè trời nắng chang chang, thời tiết oi ả, Bác vẫn đi bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt đẫm áo.

Ngày trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt mát cho Bác. Lúc đầu vì chưa có chuẩn bị mà bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác nhẹ nhàng phê bình: Chú làm như đang ở trong triều ấy. Thấy vậy, bác sĩ vội cất quạt đi. Khi Bác đi ngang qua bụi cọ nên bác sĩ nghĩ ra cách cắt mảnh lá cây cọ để làm quạt, chắc hẳn Bác sẽ rất vừa ý.

Quạt làm từ lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì có thể cắt bớt đi. Ngày hôm sau bác sĩ đã có chiếc quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi cùng Bác đi bách bộ xong Bác bảo bác sĩ để quạt lá cọ lại cho Bác.

Từ đó về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt làm bằng lá cọ. Bác sợ lạc mất chiếc quạt của mình nên đã châm thuốc lá vào quạt  để làm dấu. Bác cũng thường dùng quạt giấy, nhưng quạt làm bằng giấy lại có nhược điểm là lúc mới dùng có mùi hôi, khó chịu, còn lúc đã cũ hay gãy nan. Theo ý Bác, bác sĩ đã làm nẹp băng dính mấy cái nan gãy, nhưng dù đã hỏng Bác vẫn không chịu cho đổi cái mới.

Bác vẫn luôn ăn uống thanh đạm và giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: Dưa, cà, cá quả kho đường. Mỗi tuần Bác đều nhịn ăn vào chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao Bác làm vậy, nhưng anh em đều đoán rằng Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động cả nước đang sống khó khăn.

Vào bữa sáng Bác thường ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác thường ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà được để cùng vào một chiếc đĩa con kèm thêm một đĩa thịt xào nhỏ và một bát canh chua.

Khi dọn mâm cơm mời Bác thường phải để thừa thêm một bát con. Vào bữa ăn Bác dự liệu xem nếu ăn không hết đồ ăn thì Bác sẽ san bớt canh sang bát con ấy để lúc sau người khác vẫn có thể dùng được. Ăn xong Bác tự mình xếp lại đĩa to, đĩa con, bát lớn, bát nhỏ, để gọn vào trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ phải bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều của Bác cũng tương tự như bữa cơm trưa.

Câu chuyện 2:

Những năm tháng bôn ba hải ngoại tìm kiếm con đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích lũy thêm được vốn kiến thức uyên thâm, sâu sắc. Nhưng với cán bộ, quần chúng nhân dân, Người đều chuyển hóa những kiến thức uyên thâm đó thành những mẩu chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu, cực kỳ bình dị và gần gũi.

Đầu năm 1946, có cuộc họp với các cán bộ từ cấp trung ương cho đến các các cấp địa phương, Bác có đến thăm và nói chuyện với mọi người. Khi giải thích mối quan hệ giữa các chính sách của chính phủ với nhân dân thông qua các đội ngũ cán bộ của địa phương, Bác đã dùng một tấm bìa hình tam giác cân, Bác quay đáy tam giác cân lên trên, hướng đỉnh tam giác xuống phía dưới và nói: “Những chủ trương đó qua nhiều cấp, nhiều cán bộ yếu kém đến khi xuống đến nhân dân thì chỉ bé lại còn có chừng này”.

Sau đó, Bác lại lật tấm bìa cho đáy tam giác xuống dưới, đỉnh lên trên và giải thích: “Phần đáy là nguyện vọng của nhân dân được phản ánh từ các cơ sở, rất nhiều, rất phong phú, nhưng qua nhiều cấp và cán bộ thì lại chỉ còn bé chừng này”. Bác chỉ tay vào đỉnh trên tam giác. Bác kết luận: “Vậy thì chúng ta phải làm gì để cho Chính phủ được gần dân?”. Ai dự họp cũng đều thấm thía lời dạy của Bác và tự tìm ra được câu trả lời đúng với công việc của mình.

Cũng trong năm 1946, Nhà nước cách mạng ta còn non trẻ phải đối phó với thù trong giặc ngoài, gây cho ta biết bao nhiêu khó khăn, thách thức. Nhiều người yêu cầu Bác cho quét sạch chúng đi, Bác cười và bảo: “Các chú giữ sức đánh tây?”, rồi Bác giải thích: “Dòng nước đang chảy có cây gỗ chắn ngang, khiến cho rác rưởi, lá cây đọng lại, các chú cứ vứt từng cái rác, từng cái lá thì không xuể mà phải tìm cách gạt cây gỗ kia đi thì dòng nước sẽ thông thoát”.

Trong thời kỳ kháng chiến các cán bộ đi tuyên truyền về đường lối “trường kỳ kháng chiến” tới nhân dân. Nhưng khi nhân dân chất vấn: “Kháng chiến khi nào mới thành công?” nhiều người lại không thể giải thích được bèn quay về hỏi Bác. Bác bảo: “Các chú có biết rằng đồng bào ta phần lớn là nông dân thì chúng ta phải lấy hình ảnh cụ thể, để cho đồng bào dễ hiểu. Các chú cứ lấy chữ nghĩa, nào là “phụ thuộc”, “khách quan”, “chủ quan” thì dân ta ít người hiểu, mà phải lấy những ví dụ cụ thể như nếu muốn có khoai ăn, lúa ăn thì cũng phải chờ đến 3 tháng hoặc 6 tháng thì mới có thu hoạch, giống như người phụ nữ có thai thì cũng phải hơn 9 tháng sau mới sinh con…”. Khi đến với đồng bào nhân dân, với các đồng chí, Bác ở bên họ như người thân, không hề có sự cách biệt giữa người lãnh tụ với nhân dân. Con người của Bác, phong cách của Bác, tư tưởng của Bác toát lên một chân lý giản dị, dân dã mà lại thanh cao, cụ thể dễ hiểu mà vẫn giữ được nét uyên thâm, tinh túy.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. TÓM TẮT  TÁC TÁC PHẨM “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”:II. BỐ CỤC TÁC PHẨM “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”:III. HƯỚNG…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply