[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] PHÒ GIÁ VỀ KINH

[ad_1]

IBAITAP: Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử năm 1285 Trần Quang Khải đi đón thái thượng hoàng cùng hoàng thượng về kinh đô. Bài thơ được ông tức cảnh làm ra nhưng nó mang theo những lý tưởng lớn lao cùng bao cảm xúc sâu lắng. Hãy cùng ibaitap đến với bài học “Phò giá về kinh” để hiểu thêm về lời khải hoàn này nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”

Bài thơ được Trần Quang Khải tức cảnh làm ra khi ông đi đón thái thượng hoàng cùng hoàng thượng sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô vào năm 1285.

II. TÓM TẮT BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”

Bài thơ thể hiện không khi hào hùng chiến thắng cùng khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”

Có thể chia bài thơ thành 2 phần như sau:

  • Phần 1 (hai câu đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta trước giặc Mông- Nguyên.
  • Phần 2 (hai câu cuối): Khát vọng về độc lập và muôn đời thái bình.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”

Câu 1: Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 68)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Gồm 4 câu thơ mỗi câu có năm từ. Hiện vần được gieo với nhau ở câu 2 và câu 4.

Câu 2: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 68)

Lời giải chi tiết:

– Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau là:

  • Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng của quân ta trước giặc Mông- Nguyên.
  • Hai câu sau: Khát vọng về độc lập, muôn đời thái bình và lời động viên xây dựng đất nước.

Bài thơ chính là khúc khải hoàn của dân tộc. Với lối diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào trong bài thơ đã thể hiện lên hào khí chiến thắng của quân ta cùng khát vọng thái bình dưới thời nhà Trần.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 68)

Lời giải chi tiết:

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam đều giống nhau ở điểm:

  • Ý tưởng được diễn đạt rõ ràng, nói lên sự hào khí của dân tộc.
  • Khẳng định chủ quyền của dân tộc.
  • Giọng điệu không hoa mỹ cầu kì nhưng bộc lộ được ý tưởng một cách kín đáo.

V. Luyện tập

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ có tác dụng:

  • Thể hiện hào khí chiến thắng cùng khát vọng muôn đời thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”II. TÓM TẮT BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”III. BỐ CỤC BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”II. TÓM TẮT BÀI THƠ “PHÒ GIÁ VỀ KINH”III. BỐ CỤC…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply