[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (KHUÊ OÁN)

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ đã cho ta thấy được sự oán than của người chinh phụ với chiến tranh vô nghĩa. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để cho ta thấy được điều đó? Tại sao bài thơ được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa thời Đường? Cùng ibaitap đến với bài học hôm nay để cùng tìm hiểu nhé.

I. TÓM TẮT BÀI THƠ NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (KHUÊ OÁN)

Tác giả đã mượn tâm trạng của người chinh phụ để lên án chiến tranh phi nghĩa gây ra đau thương, mất mát cho mọi gia đình cùng tình yêu và hạnh phúc của biết bao người. 

II. BỐ CỤC BÀI THƠ NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (KHUÊ OÁN)

Bài thơ có thể chia thành 2 phần như sau:

  • 2 câu đầu: Sự hồn nhiên và vô tư của cô gái.
  • 2 câu còn lại: Nỗi niềm của cô gái.

III. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (KHUÊ OÁN)

Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 162)

Lời giải chi tiết:

Điểm độc đáo của Khuê oán chính là ở nghệ thuật cấu tứ, chỉ với 4 câu thơ và 28 chữ nhà thơ đã thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ:

  • Tâm trạng đó bắt đầu từ “vô tư” sau đó “hối hận và hối tiếc”. Bản lề của quá trình chuyển biến tâm trạng nằm ở câu: Liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ.
  • Nó cũng là màu của sự ly biệt, nhìn về mình cô gái thấy tuổi trẻ của mình đang bị trôi đi còn nhìn về phía chinh phụ thì mù mịt thăm thẳm. Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận và xót thương.

Câu 2: Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 162)

Lời giải chi tiết:

Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, màu của tuổi trẻ nhưng nó cũng vừa là màu ly biệt. Vì vậy khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của người khuê phụ lập tức thay đổi. Từ vô tư nàng bắt đầu chuyển sang hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu sau đó nàng lại oán than cái ấn phong hầu và oán ghét chiến tranh phi nghĩa.

⇒ Người khuê nữ bấy giờ mới hiểu hết được giá trị của sự chia ly và chiến tranh phi nghĩa.

Câu 3: Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 162)

 Lời giải chi tiết:

Với 28 chữ Khuê oán được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Thông qua nỗi đau và sự xót xa của người chinh phụ trước tình cảm u ám và buồn bã trước mắt:

  • Chiến tranh phi nghĩa đã tạo ra sự chia ly và chôn vùi hạnh phúc cùng tuổi trẻ của con người.
  • Chiến tranh đã làm mất đi sự lạc quan, yêu đời và niềm tin vào cuộc sống.

⇒ Chính cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị để tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. TÓM TẮT BÀI THƠ NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (KHUÊ OÁN)II. BỐ CỤC BÀI THƠ NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (KHUÊ OÁN)III. HƯỚNG…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. TÓM TẮT BÀI THƠ NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (KHUÊ OÁN)II. BỐ CỤC BÀI THƠ NỖI OÁN CỦA NGƯỜI…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply