[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

[ad_1]

IBAITAP: Bài học sẽ giúp các em thấy được sự mới mẻ theo lối viết truyền thống của Tản Đà. Cảm nhận được hồn thơ của tác giả.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “MUỐN LÀM THẰNG CUỘI”

Tác phẩm Muốn làm thằng Cuội được in trong tập “Khối tình con I” (xuất bản năm 1917) của tác giả Tản Đà

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “MUỐN LÀM THẰNG CUỘI”

Tác phẩm là tâm sự của con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa. Muốn dùng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng để thoát ly khỏi thế giới tầm thường này.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “MUỐN LÀM THẰNG CUỘI”

– Bài thơ được viết theo kiểu Thất ngôn bát cú Đường luật: 

  • Hai câu đề: Nói về cuộc sống trần gian nhàm chán và buồn tẻ.
  • Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của Tản Đà.
  • Hai câu luận: Ước mơ thoát ly khỏi trần thế tầm thường.
  • Hai câu kết: Viễn cảnh về một cuộc sống hạnh phúc.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM “MUỐN LÀM THẰNG CUỘI”

Câu 1: Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà lại có tâm trạng chán trần thế? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 156)

Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trước cảnh đời thu:           

“Đêm buồn lắm chị Hằng ơi!

  Trần thế em nay chán nửa rồi”

Cảnh đêm thu đã buồn còn chán nữa, nỗi buồn chán ấy như thể được nhân lên, chất chứa trong lòng, khiến cho nhà thơ phải thốt thành lời. Lời thở than đó cũng là một tâm trạng, một nỗi buồn da diết khôn nguôi. Đó là nỗi buồn chán trần thế:

  • Sống trong cái xã hội thực dân phong kiến tàn tác và rất bất nhân.
  • Mang theo nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc
  • Tản Đà vốn phóng túng và lãng mạn, ông không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.
  • Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

⟹ Lời giãi bày của một người lạc lõng trước thời cuộc và luôn bất hòa với thực tại nhàm chán. Vì vậy Tản Đà muốn thoát ly ra khỏi cái xã hội ngột ngạt mà tầm thường ấy bằng mộng tưởng bay lên cung trăng với chị Hằng.

Câu 2: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 156)

Lời giải chi tiết:

– Từ “ngông” ở đây được hiểu như là: những việc trái với lẽ thường, không sợ bị chê cười, coi thường khuôn phép. Đó là những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường.

– Trong bài thơ cái “ngông” của Tản Đà là ước muốn được làm thằng Cuội:

  • Muốn thoát khỏi trần thế buồn chán, xấu xa để lên với cõi mộng.
  • Xưng hô một cách suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi như là một người bạn.
  • Cách để lên trời, lên trăng cũng bộc lộ chất “ngông”: “muốn chị Hằng ghì cành đa xuống”

=> Tản Đà có một hồn thơ “ngông” giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính và thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy rẫy bất công, ô trọc. Phía sau cái “ngông” ấy của ông là một nhân cách hơn người.

Câu 3: Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 156)

Lời giải chi tiết:

– Hai câu cuối như bộc lộ tâm trạng của nhà thơ:

“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười”

– Cái “cười” ở đây mang nhiều ý nghĩa:

  • Cười để thể hiện niềm vui khi được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng.
  • Cười vì Tản Đà thấy thế gian mà ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường mà buồn chán.
  • Cười để thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi nhà thơ ở vị trí cao hơn cõi trần mà ông đang sống.

Câu 4: Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 156)

Lời giải chi tiết:

– Những yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ là: 

  • Trí tưởng tượng bay bổng đầy sáng tạo của nhà thơ Tản Đà.
  • Cảm xúc dồi dào cùng ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra một cuộc trò chuyện tưởng tượng đầy lý thú và vô cùng hấp dẫn.
  • Thái độ sống “ngông” của nhà thơ đã tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường.

V. Luyện tập

Câu 1: Nhận xét phép đối trong hai câu 3-4 và 5-6 của bài thơ. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 157)

Lời giải chi tiết: 

– Trong bài thơ câu 3- 4 là hai câu đối nhau:

  • Về hình ảnh đó là: cung quế – cành đa
  • Về hành động đó là: ngồi – nhắc
  • Đối nhau về ý tứ: thăm dò – đề nghị

– Câu 5- 6 trong bài thơ đối nhau về ý: bầu bạn – “gió mây” và “tủi – vui”

Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, đầy ý vị, làm nổi bật lên được ước muốn thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của trần thế phàm tục đang diễn ra.

Câu 2: So sánh ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 157)

Lời giải chi tiết: 

[ad_2]

Related Posts

Xem 10+ đề ôn thi vào lớp 7 được đánh giá cao

Xem 10+ đề ôn thi vào lớp 7 được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những đề ôn thi vào lớp 7 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn…

Xem 10+ đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 1 được đánh giá cao

Xem 10+ đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 1 được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 1 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những…

Xem 10+ đề thi ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản được đánh giá cao

Xem 10+ đề thi ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những đề thi ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm…

Xem 10+ đề thi đọc hiểu lớp 4 giữa kì 1 được đánh giá cao

Xem 10+ đề thi đọc hiểu lớp 4 giữa kì 1 được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những đề thi đọc hiểu lớp 4 giữa kì 1 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những…

Xem 9+ đề thi địa tốt nghiệp 2014 được đánh giá cao

Xem 9+ đề thi địa tốt nghiệp 2014 được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những đề thi địa tốt nghiệp 2014 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn…

Xem 10+ đề thi địa học kì 2 lớp 10 được đánh giá cao

Xem 10+ đề thi địa học kì 2 lớp 10 được đánh giá cao

Globalizethis tổng hợp và liệt ra những đề thi địa học kì 2 lớp 10 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự…

Leave a Reply