[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] MẸ TÔI

[ad_1]

IBAITAP: Tác phẩm “Mẹ tôi” được viết dưới dạng một bức thư của một người cha gửi cho một đứa con mắc lỗi của mình, bức thư đã khiến người đọc hiểu được tình cảm cha mẹ dành con cho cái. Những lời dạy không cứng ngắc mà chứa chan tình yêu thương là người đọc rung cảm. Để biết được người cha đã viết những gì hãy cùng ibaitap đến với bài học hôm nay nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”

Văn bản “Mẹ tôi” được trích từ tác phẩm  “Những tấm lòng cao cả” (1886)

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”

Trong một lần vô tình En-ri-cô đã ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Chuyện này bố của En-ri-cô đã biết nên đã viết cho En-ri-cô một bức thư với lời tức giận vừa yêu thương. Bố nói về tình yêu thương và sự hy sinh to lớn của mẹ dành cho En-ri-cô ở trong thư. En-ri-cô cảm thấy rất hối hận trước cách xử lý khéo léo nhưng rất kiên quyết và gay gắt của bố.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”

– Phần 1 (từ đầu cho đến ……….. “Đọc thư tôi xúc động vô cùng”): Lời tự bộc lộ của En-ri-cô khi nhận được lá thư của bố.

– Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của En-ri-cô và nhắc về tình mẫu tử.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”

Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 11)

Lời giải chi tiết:

– Văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung của bức thư là về người mẹ.

– Bức thư của người bố viết vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ với mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn đúng.

Câu 2: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 12)

Lời giải chi tiết:

Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư vô cùng buồn bã và tức giận. Lý do khiến ông có thái độ như vậy là do En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Thái độ đó được biểu hiện qua lời lẽ trong bức thư:

  • Như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
  • Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
  • Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
  • Cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
  • Thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
  • Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Câu 3: Trong truyện có những hình ảnh, những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 12)

Lời giải chi tiết:

– Trong truyện có những hình ảnh, những chi tiết nói về người mẹ En-ri-cô:

  • Khi con bị bệnh mẹ vô cùng lo lắng và thức suốt cả đêm để chăm sóc.
  • Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì con kể cả tính mạng của mình.

– Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là một người vô cùng yêu thương con mình.

Câu 4: Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 12)

Lời giải chi tiết:

Điều đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố là vì:

  • Bố gợi lại những kỉ niệm của mẹ và En-ri-cô.
  • Những lời bố nói rất chân tình và sâu sắc.
  • Thái độ của bố rất kiên quyết và nghiêm khắc.

Câu 5: Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 12)

Lời giải chi tiết:

Lý do người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư là vì:

  • Những điều kiến đáo, tế nhị nói trực tiếp sẽ rất khó nói. 
  • Giúp người con đỡ bị tự ái, xấu hổ khi đề cập đến vấn đề như vậy.
  • Muốn con có dịp đọc lại nhiều lần để thấm thía và ngẫm nghĩ kỹ những điều trong thư.
  • Hai cha con ít có điều kiện gặp nhau nhiều.

V. Luyện tập

Câu 1: Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 12)

Lời giải chi tiết:

– Trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với En-ri-cô đó là: 

  • “Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lời nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được che chở. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ, tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương đó.”

Câu 2: Hãy kể lại một sự việc lỡ gây khiến bố mẹ buồn phiền. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 12)

Lời giải chi tiết:

– Nhớ lại lỗi lầm mà em đã vi phạm ví dụ: đi chơi không xin phép, đánh nhau với bạn, điểm kém,…

– Tại sao em lại mắc lỗi như vậy.

– Kể lại sự việc đó diễn ra như thế nào.

– Hành động sửa chữa lỗi lầm và sự ăn năn hối lỗi của bản thân.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”IV. HƯỚNG DẪN…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “  MẸ TÔI”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply