[Tóm Tắt] & [Soạn Bài] Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)

[ad_1]

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”

Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm quân Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ được dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỷ 18 và những năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi và đoạn trích trong SGK là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết .

I. TÓM TẮT VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”:

Ngay khi nghe tin giặc Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân thúc ngựa xuất binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới ngày 30 tháng chạp, vua mở tiệc khao quân, hẹn ngày mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược xuất trúng của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành được thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy về nước. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng theo thế mà bỏ chạy theo.

II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”

Câu 1: Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích ( SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 72):

Lời giải tham khảo:

– Đại ý: Qua hồi thứ 14 này, tác giả đã dựng lên hình ảnh vị vua anh dũng Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược với lũ vua quan bán nước, hại dân một cách chân thực, sinh động.

– Bố cục:

  • Phần 1: (từ đầu đến “… hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)”): Được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm thành Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi vua, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.
  • Phần 2: (tiếp theo đến “… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”): cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung trước quân Thanh.
  • Phần 3: (phần còn lại): Sự đại bại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2: Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 72):

Lời giải tham khảo:

Hình tượng anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động qua hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược của một vị anh hùng dân tộc:

– Hành động mạnh mẽ, quyết đoán và dứt khoát:

  • Nhận được tin cấp báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân chinh cầm quân đi ngay.
  • Bước lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.
  • Trưng cầu ý kiến hiền tài (Nguyễn Thiếp) để hỏi cơ mưu.
  • Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ và lên kế hoạch tiến quân đánh giặc.

– Có trí tuệ sáng suốt, mẫn cán và điều binh khiển tướng tài tình:

  • Phân tích tình thế và quyết định tiến quân tiêu diệt giặc.
  • Dùng lời phủ dụ có lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ.
  • Vạch ra kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh, dụng binh…).
  • Biết dùng người tài đúng sở trường, sở đoản, đối đãi công bằng.

– Có ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, độc lập và tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau đều chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng)…

→ Hình tượng vị vua Quang Trung – Nguyễn Huệ được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung bằng tinh thần đầy ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Qua đó, càng tạo cho tác phẩm sức thuyết phục và tính chân thực cao, minh chứng cho tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử.

Câu 3: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân, được miêu tả như thế nào? Em có  nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 72 ):

Lời giải tham khảo:

– Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

  • Quân tướng nhà Thanh hèn nhát và thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn đến, quân Thanh trong đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”.
  • Ở đồn Ngọc Hồi quân lính thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng lĩnh thì tự thắt cổ chết; nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”;  hay nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy thì “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…

– Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân:

  • Vì lợi ích của dòng họ và vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ bán nước, cõng rắn cắn gà nhà và đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc.
  • Phục tùng và nhục nhã trước quân Thanh.
  • Tôn Sĩ Nghị thì bất tài, vô dụng không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo lắng đến việc bất trắc; khi bị quân Tây Sơn đuổi đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…
  • Vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận mệnh vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

→ Với lối văn trần thuật đặc sắc không ghi chép lại sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả lại cụ thể hành động, lời nói. Đoạn văn miêu tả lại sự thảm bại của quân Thanh thì mạnh mẽ, dứt khoát. Còn miêu tả sự thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống thì lại có chút gì đó xót thương, ngậm ngùi bề tôi cũ đối với chủ cũ.

Câu 4: Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt. Hãy giải thích sự khác biệt đó.(SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 72):

Lời giải tham khảo:

Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

– Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh thì được miêu tả dưới cái nhìn hả hê và mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thê thảm của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, dồn dập gợi tả chiến thắng vang dội trước quân giặc sự tán loạn, tan tác…

– Còn cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống thì được miêu tả dài hơn với âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

→ Có sự khác biệt trên là vì: dù tôn trọng tính khách quan trong việc viết sử, song cũng không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận của bản thân: đối với quân tướng nhà Thanh, tác giả miêu tả với một cái nhìn và tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống – vương triều mình đã từng phụng thờ.

III. LUYỆN TẬP

Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 đến ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789)

Lời giải tham khảo:

Dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung chỉ trong vòng mười ngày quân ta đã tạo nên được một chiến thắng thần tốc, dẹp tan quân Thanh, khiến cho vua tôi Lê Chiêu Thống phải tháo chạy trong tình cảnh thảm hại. Đầu tiên, quân của vua Quang Trung tấn công vào nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót lại một tên, ngăn cho chúng không báo tin tới những đạo quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi, đảm bảo được tính chất bí mật cho quân sự. Đến nửa đêm ngày mùng 3 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng binh lính của mình vây chiếm lấy làng Hà Hồi, tước hết khí giới và lương thực của kẻ thù. Mờ sáng ngày mùng 5, vua Quang Trung đưa quân dàn trận hình chữ nhất, phòng thủ, tấn công đều chặt chẽ, cộng với kế nghi binh, bủa vây tứ phía, tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Nhờ vào trí lược bày binh bố trận tài tình của vua Quang Trung cùng với sự đồng lòng, dũng cảm của binh lính, và kèm theo sự giúp sức của trời đất, quân Thanh đại bại. Giữa trưa ngày hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo binh vào thành, vua tôi nhà Lê bị đánh úp bất ngờ, tháo chạy trong tình cảnh tủi nhục và thảm hại.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsHOÀN CẢNH SÁNG TÁC VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”I. TÓM TẮT VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”:II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI VĂN BẢN…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsHOÀN CẢNH SÁNG TÁC VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”I. TÓM TẮT VĂN BẢN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”:II. HƯỚNG…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply