[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] HAI ĐỨA TRẺ

[ad_1]

IBAITAP: Truyện ngắn kể về điều gì? Thạch Lam đã dùng những hình ảnh nào để chứng minh được điều đó? Những biện pháp nghệ thuật được ông sử dụng trong bài là gì? Cùng ibaitap đến với bài học “Hai đứa trẻ” hôm nay để cùng tìm hiểu nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam sinh ra ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là người có tính cách điềm đạm và nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống, ông luôn trăn trở, xót xa cho những số phận khó khăn, nghèo đói của những người dân lao động. Trong khoảng thời gian sống ở đây Thạch Lam đã hiểu thấu được cuộc sống khổ cực, nghèo đói của những người dân lao động. Chính vì vậy mà ông đã sáng tác nên tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” nhằm thể hiện khát vọng của ông về một cuộc sống tươi sáng và người dân không phải chịu những khó khăn, vất vả của cuộc sống nữa. Nhạy cảm trước vấn đề của cuộc sống và xót thương những hoàn cảnh sống khó khăn mà Thạch Lam đã sáng tác nên tác phẩm này với những cảm xúc tinh tế, nhạy cảm và đầy rung động. Tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” đã thể hiện sự sự nhạy cảm, sắc bén của Thạch Lam với tình hình thời cuộc.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ

Câu chuyện kể về hai đứa trẻ Liên và An. Chúng là hai chị em và được mẹ giao cho trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ tại phố huyện bên cạnh ga xe lửa. Liên và An vốn có cuộc sống đầy đủ ở Hà Nội nhưng vì gia đình lao đao: cha mất việc và cả nhà phải bỏ Hà Nội về quê sinh sống. Cũng như những người dân lam lũ khác tại phố huyện, hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa chờ mong chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, chuyến tàu ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Khi ấy những người buôn bán tại phố huyện mới dọn hàng sau một buổi tối ế ẩm để trở về nhà, còn hai đứa trẻ đã dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ

Tác phẩm có bố cục 3 phần như sau:

  • Phần 1 (“Tiếng trống thu” đến “nhỏ dần về phía làng”): Cảnh phố huyện khi chiều tàn.
  • Phần 2 ( tiếp đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu”): Cuộc sống nơi phố huyện khi về đêm.
  • Phần 3 (còn lại): Cảnh đoàn tàu chạy ngang qua phố huyện.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ

Câu 1: Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

– Không gian được miêu tả là một không gian thực đó là khung cảnh một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám với những chi tiết thơ mộng, chứa chan tình cảm.

– Thời gian được miêu tả là vào buổi chiều tà, có “tiếng trống thu không”, ếch nhái kêu ran ngoài đồng và ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về. Sau đó là bóng tối của màn đêm bao phủ.

Câu 2: Thạch Lam miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

– Cuộc sống nơi phố huyện buổi chiều tà thật tẻ nhạt, khi chợ đã vãn lúc này chỉ còn lại rác và hình ảnh của hai chị em Liên – An cùng những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên thấp thoáng hiện lên.

– Khi ấy hình ảnh con người xuất hiện chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống ở nơi đây, những người còn lại lúc này là những người đang bươn chải kiếm sống và những người bán hàng về muộn, họ cũng đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp tục những câu chuyện dang dở như:

  • Chị Tí ngày đi mò cua bắt tép, tối đến chị mới dọn hàng nước dưới gốc bàng, chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng ngày nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm. Thằng cu bé con chị Tí trời nhá nhem tối mới xách điếu đóm và khiêng 2 cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra.
  • Bà cụ Thi là một bà già hơi điên, nghiện rượu cười khanh khách, lảo đảo vào bóng tối như bóng ma.
  • Vợ chồng bác xẩm ngồi trên manh chiếu, góp tiếng đàn bầu bần bật và thằng con bò ra đất…
  • Bác Siêu gánh hàng phở đi trong đêm, tiếng đòn gánh kĩu kịt,….. Phở của bác Siêu mà một món quà xa xỉ mà chị em Liên không thể mua được. 

⇒ Con người nơi phố huyện âm thầm và lạnh lẽo. Với cách viết nhẹ nhàng, đầy xót thương, thấm một nỗi buồn thấm thía, đây chính là tình cảm nhân đạo được thể hiện kín đáo của tác giả.

Câu 3: Phân tích tâm trạng Liên, An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện được miêu tả khéo léo và tinh tế:

  • Hai chị em đã cảm nhận về buổi chiều bằng những cảm giác riêng, nó vừa buồn lại vừa gắn bó.
  • Hòa hợp cùng thiên nhiên, Liên và An đã phát hiện ra biết bao biến thái tinh vi của nó.
  • Tâm trạng của hai chị em có sự giao cảm hòa hợp cùng với cỏ cây quê hương.

⇒ Hai đứa trẻ đã lặng lẽ quan sát những điều diễn ra nơi phố huyện với cảm giác buồn mênh mang cùng sự xót xa cảm thông với những kiếp người nhỏ nhoi và lay lắt trong bóng tối cơ cực.

Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

– Hình ảnh đoàn tàu được Thạch Lam miêu tả rất chi tiết, đó là đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Tác giả đã tập trung miêu tả kỹ lưỡng tâm trạng chờ đợi chuyến tàu của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Hai chị em Liên và An chờ chuyến tàu để có thể sống lại những tươi đẹp ở quá khứ và cũng để thoát khỏi cuộc sống đơn điệu đến đáng sợ này trong giây lát. Chuyến tàu này như là sự cứu cánh tinh thần cho những con người nơi đây.

– Hai chị em Liên và An cố gắng đợi để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện là vì:

  • Đợi tàu như là đợi ánh sáng từ Hà Nội về mà con tàu mang theo.
  • Con tàu gợi lên những kỷ niệm tuổi thơ: khi bố vẫn còn đi làm, mẹ nhiều tiền được hưởng những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ và uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.
  • Đợi tàu là đợi những mơ tưởng, đối với Liên trong ký ức và hiện tại hình ảnh “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.
  • Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua, thế giới ấy khác hẳn so với cuộc đời của Liên, cuộc đời của dân nghèo nơi phố huyện và nó nó cũng khác hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

Câu 5: Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam là:

  • Truyện ngắn miêu tả rất tinh tế về sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật, cách miêu tả này đã góp phần quan trọng để tạo nên không khí cho tác phẩm.
  • Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh và khách quan, lời văn bình dị nhưng ẩn trong đó luôn xuất hiện một tình cảm thương xót đối với những con người nghèo khổ, sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm. Giọng văn đã góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình, đậm chất thơ.

Câu 6: Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn thể hiện nhẹ nhàng mà thấm thía nỗi xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé sống quanh quẩn nơi phố huyện trước Cách mạng. Ông đã thể hiện sự trân trọng đối với ước mơ vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ, “Hai đứa trẻ” đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và trân trọng.

V. LUYỆN TẬP 

Câu 1: Anh chị có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào vơi chi tiết nghệ thuật nào trong truyện Hai đứa trẻ? Vì sao? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết: 

Trong truyện em có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật Liên vì:

  • Liên có tuổi thơ chìm trong sự héo úa và đầy tàn tạ của cuộc sống đầy bóng tối.
  • Liên là cô bé giàu lòng thương cảm với những kiếp người nhỏ bé, nghèo khó nơi phố huyện.
  • Liên có sự giao hòa giữa tâm hồn và thiên nhiên.
  • Cô bé khao khát một cuộc sống tốt đẹp và muốn thoát ra khỏi những tù túng cùng chật hẹp trong cuộc sống.

Câu 2: Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết: 

Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ là:

  • Đậm đà những yếu tố hiện thực và phảng phất cả chất thơ, lãng mạn. 
  • Lối kể chuyện như thủ thỉ tâm sự với người đọc.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺII. TÓM TẮT TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply