[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] ĐI ĐƯỜNG (TẨU LỘ)

[ad_1]

IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Đi đường” hôm nay để cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của việc đi đường, từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học bài học về đường đời, hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao của bài thơ.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM ĐI ĐƯỜNG

Bài thơ được sáng tác khi Bác đang bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM ĐI ĐƯỜNG

Với thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM ĐI ĐƯỜNG

Bố cục tác phẩm gồm 4 phần:

  • Câu 1: Khai (mở đầu và khai triển ý).
  • Câu 2: Thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai).
  • Câu 3: Chuyển (chuyển ý).
  • Câu 4: Hợp (tổng hợp lại).

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM ĐI ĐƯỜNG

Câu 1: Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ. (SGK Ngữ Văn tập 2- trang 40)

Lời giải chi tiết:

(Tham khảo SGK)

Câu 2: Tìm hiểu kết cấu bài thơ. (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài thơ tứ tuyệt Đường luật- khai, thừa,chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba) (SGK Ngữ Văn tập 2- trang 40)

Lời giải chi tiết:

Kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật đã được bài thơ này thể hiện rất rõ, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm bắt mạch triển khai ý thơ:

  • Câu đầu- câu khai (khởi), mở ra ý thơ: (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan) nói đến sự gian lao là điều hiển nhiên của những người đi đường và ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của những người đang trên hành trình gian khổ ấy.
  • Câu tiếp – câu thừa: (Trùng san chi ngoại hựu trùng san) nói về những khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua có vai trò mở rộng, triển khai và cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai.
  • Câu chuyển- chuyển ý: Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu (Trùng san đăng đáo cao phong hậu) nói về việc nếu đã vượt qua các khó khăn, gian khổ sẽ lên đến đỉnh cao chót vót. Câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ.
  • Câu hợp- quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian).

Câu 3: Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào? (SGK Ngữ Văn tập 2- trang 40)

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng liên tiếp các điệp từ (tẩu lộ, trùng san) trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ và việc lặp lại hai chữ tẩu lộ đã làm nổi bật và nhấn mạnh ý thơ đường đi thật khó khăn, gian khổ, việc lặp lại các chữ trùng san và hựu trùng san cũng vậy. Các chữ này tiếp tục nhấn mạnh cái khó khăn đang nối tiếp và chồng chất nhiều khó khăn như tạo ra một cái nền vững chắc để khẳng định cái sức mạnh của tinh thần cứng cỏi khi vượt qua nhiều chông gai.

Câu 4: Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?(SGK Ngữ Văn tập 2- trang 40)

Lời giải chi tiết:

– Câu thơ thứ hai: Khắc họa những cái khó khăn chồng chất của người đi đường, vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác, các dãy núi nối tiếp cứ như bất tận và triền miên, còn nhân vật trữ tình như đang cảm nhận một cách rõ ràng hơn cái khó khăn của đường đi nói chung và của con đường cách mạng nói riêng qua đó để suy ngẫm về tinh thần của người chiến sĩ trước gian nan.

– Đến câu thơ cuối: Con người từ tư thế bị đày đọa tưởng như không còn cách nào vượt qua nổi bỗng trở thành một du khách ung dung ngắm cảnh non sông, nó diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

Ngoài nghĩa miêu tả thì câu thơ thứ hai và câu thơ cuối còn mang nghĩa khác. Những con đường núi gian nan hiểm trở kia gợi ra hình ảnh con đường cách mạng đầy gian nan thử thách và đầy những sự hi sinh. Niềm vui ở câu thơ cuối không chỉ là niềm vui của con người đã vượt qua bao dãy núi, nó còn là niềm vui, là niềm hạnh phúc của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng thành công sau bao gian khó và hi sinh.

Câu 5: Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ. (SGK Ngữ Văn tập 2- trang 40)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện) mà bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen miêu tả và kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng và về đường đời. Qua bài thơ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng rất lâu dài và gian khổ, nhưng nếu chúng ta kiên trì và bền bỉ quyết không bỏ thì nhất định sẽ đạt tới thành công.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM ĐI ĐƯỜNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM ĐI ĐƯỜNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM ĐI ĐƯỜNGIV….

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply