[Tóm Tắt] & [Soạn Bài] Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

[ad_1]

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”

Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được trích từ bài tham luận của G.G Mác – két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng nhau đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt những cuộc chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới.

I. TÓM TẮT VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”:

Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nêu lên vấn đề nóng bỏng nhất của thế giới thời đó chính là những cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Sự hiện hữu của vũ khí hạt nhân đe dọa toàn thế giới trên mọi phương diện: kinh tế, y tế, giáo dục… Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém, đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội, tước đoạt của thế giới đi nhiều điều kiện để phát triển. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại là cần phải cố gắng để chống lại chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình trên thế giới.

II. BỐ CỤC VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”:

Được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1 (Từ đầu đến “… mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đang đe dọa ghê gớm đến sự sống của toàn nhân loại.
  • Đoạn 2 (Tiếp theo đến “… trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém, đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội, tước đoạt của thế giới đi nhiều điều kiện để phát triển.
  • Đoạn 3 (Phần còn lại): Chống lại chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

III. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”

Câu 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản. (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 20):

Lời giải tham khảo:

– Luận điểm của văn bản: Nguy cơ chiến tranh vũ khí hạt nhân đang đe dọa đến toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp thiết của toàn thể nhân loại.

– Hệ thống luận cứ của văn bản:

  • Số lượng vũ khí hạt nhân đang tàng trữ có khả năng tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, ngoài ra còn cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.
  • Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tước đoạt của thế giới đi nhiều điều kiện để phát triển. Dẫn chứng bao gồm: so sánh chi phí giữa các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và vũ khí hạt nhân từ đó chứng minh được tính chất điên cuồng, phi lý của các hoạt động chạy đua vũ trang.
  • Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, trái ngược với lý trí của loài người.
  • Vì vậy phải chống lại những cuộc chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

Câu 2: Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 20):

Lời giải tham khảo:

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất đã được tác giả đã làm rõ tính nghiêm trọng của bằng cách lập luận chứng minh.

  • Xác định thời điểm cụ thể thông tin: ngày 8 – 8 – 1986.
  • Đưa ra những số liệu cụ thể về trữ lượng của đầu đạn hạt nhân: 50.000 đầu đạn hạt nhân trên khắp hành tinh.
  • Giải thích chi tiết về khả năng hủy diệt của nó: mỗi người như thể đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ, có khả năng hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái Đất đến tận 12 lần, có khả năng tàn phá tất cả những hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, kèm thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Tác giả đã sử dụng phương pháp nêu số liệu, giải thích dựa trên những tính toán dựa trên lý thuyết khoa học, chính xác, cụ thể hoá để trình bày về tính nghiêm trọng của nguy cơ chiến tranh hạt nhân đến loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất.

Câu 3: Sự tốn kém và tính chất vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 20):

Lời giải tham khảo:

Bằng cách lập luận chặt chẽ, cùng dẫn chứng rõ ràng, xác thực, tác giả đã chỉ ra sự tốn kém và tính chất phi lý của những cuộc chạy đua vũ trang. Cụ thể:

– Lý lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”

  • Dẫn chứng về chương trình không thể thực hiện được vì thiếu kinh phí của UNICEF.
  • Dẫn chứng về cứu trợ y tế.
  • Dẫn chứng về phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.
  • Dẫn chứng về giáo dục.

– Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng mà mình đưa ra, tác giả đã so sánh cụ thể từng dẫn chứng để làm nổi bật tính phi lý của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể đều mang sức thuyết phục mạnh mẽ.

Câu 4: Vì sao có thể nói: “Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lý trí con người mà còn đi ngược lại cả lý trí tự nhiên nữa?” Em có suy nghĩ gì trước cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 20):

Lời giải tham khảo:

Nhà văn Mác-két đã cảnh báo về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh của toàn nhân loại một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra. Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí con người mà đi ngược lại cả lý trí tự nhiên. Để có thể hiểu được nội dung cảnh báo này, cần phải cắt hiểu được “lý trí con người” và “lý trí tự nhiên” ở đây là gì. Có thể hiểu “lý trí con người” là quy luật phát triển của nền văn minh loài người còn “lý trí tự nhiên” là quy luật tiến hóa tất yếu của tự nhiên và sự sống.

Từ đó có thể hiểu: khi chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của nền văn minh loài người cũng như quá trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Luận cứ này được làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng cùng với số liệu cụ thể về thời gian tiến hoá sự sống con người và tự nhiên so sánh với sức tàn phá của chiến tranh hạt nhân.

Lời cảnh báo của nhà văn Nhà văn GMarket đã đưa ra cho toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp thiết. Đó là chúng ta phải đoàn kết với nhau, kiên quyết chung tay ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 5: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?  (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 20):

Lời giải tham khảo:

Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”  vì chủ đích của người viết không những là chỉ ra mối đe dọa của hạt nhân, mà còn muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ của những cuộc  chạy đua vũ trang. Nhan đề cũng thể hiện luận điểm cơ bản của tác phẩm, đồng thời như là một lời kêu gọi, khẩu hiệu, hướng tới một thái độ đấu tranh nhân văn và tích cực.

IV. LUYỆN TẬP

Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G Mác-két.

Lời giải tham khảo:

  “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” mang ý nghĩa như một bức thông điệp của nhà văn, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi tới toàn bộ các dân tộc trên hành tinh chúng ta.

  Tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của nhà văn Mác-két đã cho thấy nguy cơ nghiêm trọng của chiến tranh hạt nhân đem đến sự đe dọa cho loài người và toàn bộ sự sống trên Trái Đất. Vũ khí hạt nhân đang tàng trữ có khả năng tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, thêm cả bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời. Bên cạnh đó chiến tranh vũ khí hạt nhân có thể tiêu diệt hết toàn bộ những thành quả tiến hoá của nền văn minh loài người cũng như quá trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. 

Ngoài chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và vũ khí hạt nhân nếu dùng vào các lĩnh vực khác như y tế, thực phẩm, giáo dục thì đã có rất nhiều con người được cứu sống và giúp đỡ. Những số liệu mà tác giả đưa ra có sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc trên thế giới nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của toàn nhân loại.

  Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” đã thể hiện được trí tuệ và tâm hồn của Mác-két cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy được nguy cơ vũ khí hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ. 

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. TÓM TẮT VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”:II. BỐ CỤC VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”:III. HƯỚNG…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. TÓM TẮT VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH”:II. BỐ CỤC VĂN BẢN “ĐẤU TRANH CHO MỘT…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply