[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN ĐÌNH THI)

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ cho ta thấy một đất nước như thế nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì và chúng có tác dụng như thế nào? Cùng ibaitap đến với bài học “Đất nước – Nguyễn Đình Thi” hôm nay để cùng tìm hiểu nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Được viết vào khoảng năm 1948 đến 1955, nó là tổng hợp của những sáng tác “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948), “Đêm mít tinh” (1949) và “Đất nước” (1955). Khoảng thời gian này là khoảng thời gian tác giả trải nghiệm và trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai.

II. TÓM TẮT BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Bài thơ được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu, chiến thắng trong khong gian rộng lớn.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Bài thơ có bố cục 2 phần như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”): Hình ảnh đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu ngày xưa và nay.
  • Phần 2 (Còn lại): Đất nước tuy gian khổ, đau thương nhưng lại rất quật cường và chói lọi chiến thắng.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Câu 1: Theo anh/chị, nên chia bài thơ thành mấy phần? Nêu ý nghĩa của mỗi phần và giải thích quan hệ giữa các phần. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 126)

Lời giải chi tiết:

– Bài thơ có bố cục 2 phần như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”): Hình ảnh đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu ngày xưa và nay.
  • Phần 2 (Còn lại): Đất nước tuy gian khổ, đau thương nhưng lại rất quật cường và chói lọi chiến thắng.

– Mối quan hệ giữa các phần: là mối quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ, phong phú hơn.

  • Đoạn 1 là các khổ thơ và ý thơ được hình thành trước (1948-1949), tuy nhiên tác giả vẫn thấy chưa đầy đủ và phong phú.
  • Đoạn 2 là những cảm nhận bổ sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh của đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường mà còn là một đất nước vươn lên từ trong chiến tranh, gian khổ.

Câu 2: Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những điểm gì đặc sắc? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 126)

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác gảu hiện ra đặc sắc ở những điểm đặc sắc sau đây:

  • Mùa thu chia tay đầy lưu luyến và bâng khuâng.
  • Mùa thu có những ấn tượng về thời tiết của thủ đô.
  • Mùa thu có những hình ảnh đẹp nhưng nó buồn đến mức ám ảnh.
  • Mùa thu của kháng chiến.

⇒ Mùa thu của Hà Nội tuy đẹp nhưng nó lại buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để tìm con đường thoát khỏi vòng nô lệ đau thương và tủi nhục.

Câu 3: Phân tích đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi “đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 126)

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ trên nói về những thay đổi và chuyển biến nó phản ảnh mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi và phấn chấn.

– Nhân vật “tôi” thay đổi trạng thái từ buồn bã, bâng khuâng và lưu luyến đến vui sường và tự hào. 

– Cái nhìn ấy thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng và dòng sông. 

– Tác giả hân hoan và hả hê trước cảnh rộng lớn của đất nước: Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha.

– Từ hân hoan và hả hê tác giả đã chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền của đất nước và truyền thống bất khuất của ông cha: Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta …/ Những buổi ngày xưa vọng nói về.

– Sở dĩ có được cảm hứng vui sướng và tự hào đó là do tình hình thực tế năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc đều đã được giải phóng. Đó là điều đem lại cảm hứng tin tưởng cùng tự hào của các nhà thơ đã đi theo kháng chiến. 

– Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất: Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về.

⇒ Đây chính là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta, anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.

– Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ như hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, sử dụng hiệu quả phép điệu cùng với giọng thơ phấn chấn sôi nổi và cảm xúc mãnh liệt.

Câu 4: Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ (Từ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” đến hết bài)? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 126)

Lời giải chi tiết:

– Đất nước chìm trong đau thương chiến tranh:

  • Đất nước chìm trong máu cùng nước mắt: “những cánh đồng quê chảy máu”, “dây thép gai đâm nát trời chiều”, “bát cơm chan đầy nước mắt… đứa đè cổ đứa lột da”.
  • Đất nước vươn lên từ nỗi căm hờn. 

– Đất nước vùng lên giành chiến thắng vinh quang và chói lọi:

  • Vượt lên biết bao đau thương để lao động, chiến đấu chống lại kẻ thù.
  • Hình ảnh đất nước kỳ vĩ, chói lọi và quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất.
  • Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ với những hình ảnh đầy sáng tạo và sức gợi hình với thủ pháp đối lập cùng khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

Câu 5: Anh chị nhận xét như thế nào về độ dài ngắn của các câu thơ, cách chọn lựa hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ? Cách viết như vậy có tác dụng gì? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 126)

Lời giải chi tiết:

Cách viết như vậy có tác dụng:

  • Giúp tác giả có thể dựng lên được một bức tượng đài đẹp đẽ và sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu – chiến thắng.
  • Gợi lên được cảm nhận rõ ràng về chiến thắng của dân tộc. Chiến thắng đó chính là kết quả của biết bao máu, mồ hôi và nỗi đau vò xé. Chiến thắng ấy cũng chính là kết tinh cao nhất của tình yêu và của tinh thần chiến đấu cùng khát vọng về hòa bình sâu thẳm.
  • Gây nên được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ cho đến tự do và từ buồn thương đến vui mừng, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ và sâu sắc trong tứ thơ của tác giả.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCII. TÓM TẮT BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIII. BỐ CỤC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCII. TÓM TẮT BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIII. BỐ CỤC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIV….

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply