[Tóm Tắt] & [Soạn Bài]: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

[ad_1]

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CỦA “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”

Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được tác giả Phạm Tiến Duật sáng tác vào năm 1969, trong thời kỳ cuộc chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, lấy cảm hứng từ hiện thực những chiếc xe tải ngày đêm vận chuyển nhu yếu phẩm chi viện cho miền Nam ruột thịt trên tuyến đường Trường Sơn bị bom giật, bom rung khiến chúng đều không còn cửa kính.

II. BỐ CỤC CỦA “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”

Được chia thành 3 phần:

– Phần 1 ( gồm hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe của tiểu đội xe không kính.

– Phần 2 (gồm bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính lái xe của tiểu đội xe không kính.

– Phần 3 (gồm khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam độc lập.

III. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”

Câu 1: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 133)

Lời giải tham khảo:

Nhan đề

Bài thơ có một nhan đề độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Từ  nhan đề bài thơ dự báo một giọng điệu riêng của tác giả Phạm Tiến Duật: đề cập đến một đề tài cực kỳ đời thường, gần gũi với cuộc sống người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, cái chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh quang chiến đấu vì giải phóng quê hương, vì độc lập tự do của đất nước.

Hình ảnh những chiếc xe không kính

Nổi bật trong bài thơ chính là hình ảnh đoàn xe không kính nối nhau ra trận. Những chiếc xe bị bom đạn phá hủy, nhưng không vì thế mà dừng bước khi bước vào cuộc chiến có nghĩa là mất đi rất nhiều, đến những chiếc xe cũng phải mất mát, sẻ chia. 

→ Thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn, và sự quyết tâm của những người chiến sĩ vào miền Nam giải phóng đất nước.

Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ. (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 133)

Lời giải tham khảo:

– Với tư thế ung dung, lạc quan yêu đời dù trước mặt là hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính. Mặc kệ “ gió xoa vào mắt đắng”, cho dù “mưa tuôn mưa xối” những người lính vẫn thấy con đường chạy thẳng vào tim, thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Hàng loạt hình ảnh vụt hiện tạo ra cảm giác ấn tượng vừa thân quen, vừa xa lạ . Đẹp đẽ và hiên ngang. Gian khổ như vậy, nhưng tinh thần người lính vẫn ung dung, lạc quan trước tình thế khó khăn. Tiếng “ừ” đời thường và ngang tàng chất lính, như thể thách thức cùng gian khó: Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi:

“Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”

– Tình cảm đồng đội thắm thiết như gia đình : 

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.”

– Là ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam:

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

→ Trái tim ấy là trái tim những người lính, mang theo sứ mệnh vinh quang của tuổi trẻ thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh tiếp nối các thế hệ cha anh đang trên đường ra trận. Câu thơ cuối mang theo màu sắc triết lý, một triết lý đơn sơ nhưng lại rất đỗi chân thực và mang ý nghĩa thời đại. Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.

Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này. Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn. (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 133)

Lời giải tham khảo:

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Giọng thơ đầy ngang tàng pha lẫn chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trẻ tuổi trong chiếc xe không có kính:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, đối thoại, rất tự nhiên nhưng cũng rất thú vị, rất thơ.

Câu 4: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí. (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 133)

Lời giải tham khảo:

* Thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ

– Là những con người hiên ngang dũng cảm, luôn chiến đấu vì mục đích, vì lý tưởng cao đẹp.

– Coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng đối đầu với hiểm nguy.

– Luôn sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, dễ gần, dễ mến giữa những người lính trong chiến tranh.

* So sánh: 

Sự khác nhau hình ảnh người lính ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và ở bài “Đồng chí”:

– Hai giai đoạn lịch sử khác nhau: 

  • Bài “Đồng chí”: kháng chiến chống Pháp.
  • Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: kháng chiến chống Mỹ.

– Mục đích hai tác giả:

  • Bài “Đồng chí”: ngợi ca tình đồng chí đồng đội giữa những người lính.
  • Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: khắc họa vẻ đẹp hiên ngang và yêu đời của những người lính lái xe.

Sự giống nhau hình ảnh người lính ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và ở bài “Đồng chí”: cùng chung lý tưởng chiến đấu cao cả, với ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, giữ vững tinh thần lạc quan, tình đồng đội sâu sắc.

IV.LUYỆN TẬP

Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả hết sức cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để làm rõ điều ấy.

Lời giải tham khảo:

-Những chiếc xe không có kính chắn, người lính lái xe trên đường ra mặt trận có những cảm giác, ấn tượng rất đặc biệt, thể hiện rõ nét nhất qua khổ thơ thứ hai.

– Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng: gió trên đường ra trận ùa vào buồng lái, khiến đôi mắt người chiến sĩ trở nên cay nhòe. Tác giả đã sử dụng từ “đắng” để diễn tả cảm giác ấy, khiến cảm giác cay vì gió ở đôi mắt được vị giác hóa và chân thực hơn.

– Thấy con đường chạy thẳng vào tim, sao trời và đột ngột cánh chim như sa như ùa vào buồng lái: Giữa người lính lái xe và những sự vật, khung cảnh trên đường ra trận như không có rào cản. Mọi thứ dường như trở nên gần hơn, rõ nét hơn trong đôi mắt người lính.

→ Phép phóng đại, ẩn dụ: “chạy thẳng vào tim, như sa như ùa vào buồng lái” khiến cho không gian trong xe và ngoài xe như được hòa vào làm một, người chiến sĩ và chiếc xe không kính của mình như có thêm những người bạn đồng hành. Ngoài ra còn khiến người đọc cảm nhận được sự khó khăn, nguy hiểm mà người lính phải đối mặt.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CỦA “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”II. BỐ CỤC CỦA “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”III. HƯỚNG…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC CỦA “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”II. BỐ CỤC CỦA “BÀI THƠ VỀ TIỂU…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply