[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ (ĐỖ PHỦ)

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” muốn nói với chúng ta điều gì? Cách mà Đỗ Phủ thể hiện cho người đọc thấy như thế nào? Và tại sao nó lại trở thành bài thơ nổi tiếng về bút pháp hiện thực? Hãy cùng ibaitap tìm hiểu nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ”

Bài thơ được Đỗ Phủ viết vào năm 760, vào những năm cuối cuộc đời ông đã phải trải qua cuộc sống vô cùng khó khăn thiếu thốn. Người thân cùng bạn bè của Đỗ Phủ đã giúp ông xây một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng chỉ vài tháng căn nhà đã bị mưa gió phá nát. Trước tình cảnh của chính mình và những đồng bào ông đã viết nên bài thơ, đây cũng là tác phẩm nổi tiếng thể hiện bút pháp hiện thực cùng tình thần nhân đạo vô cùng sâu sắc của Đỗ Phủ.

II. TÓM TẮT BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ”

Nỗi khổ của tác giả khi căn nhà bị phá nát vượt lên trên hoàn cảnh ấy là khát vọng cao cả, tấm lòng vị tha vì muôn người, thấm thía sâu sắc nỗi khổ của những người nghèo cùng ước mơ về ngôi nhà vững chãi có thể che chở cho hàng ngàn vạn người nghèo trong thiên hạ.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ”

Bài thơ được chia thành 4 phần:

  • Phần 1 (khổ đầu tiên): Miêu tả cảnh căn nhà tranh của tác giả bị gió thu phá.
  • Phần 2 (khổ 2): Nỗi uất ức khi bị bọn trẻ cướp tranh khi nhà bị gió thu phá.
  • Phần 3 (khổ 3): Nỗi khổ của gia đình tác giả phải đối mặt trong đêm mưa sau khi căn nhà bị phá.
  • Phần 4 (khổ 4): Ước mơ cao cả giàu giá trị nhân đạo của tác giả.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ”

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 133)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được chia thành 4 phần:

  • Phần 1 (khổ đầu tiên): Miêu tả cảnh căn nhà tranh của tác giả bị gió thu phá.
  • Phần 2 (khổ 2): Nỗi uất ức khi bị bọn trẻ cướp tranh khi nhà bị gió thu phá.
  • Phần 3 (khổ 3): Nỗi khổ của gia đình tác giả phải đối mặt trong đêm mưa sau khi căn nhà bị phá.
  • Phần 4 (khổ 4): Ước mơ cao cả giàu giá trị nhân đạo của tác giả.

Cũng có thể chia bài thơ theo bố cục 2 phần như sau:

  • Phần đầu (18 câu)
  • Phần sau (5 câu còn lại)

Câu 2: Kẻ bảng vào vở và đánh dấu × vào ô mà em cho là hợp lý. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 134)

Lời giải chi tiết:

Câu 3: Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 134)

Lời giải chi tiết:

Những nỗi khổ của nhà thơ được biểu hiện như sau:

  • Nỗi khổ vì căn nhà bị gió thu phá nát: Cảnh tượng điêu tàn mà thật kinh hoàng.
  • Nỗi khổ vì sự bất lực: Hình ảnh tương phản giữa ông già chống gậy lom khom và lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi.
  • Nỗi khổ cực khi phải nằm trong đêm mưa lạnh: Mưa không ngừng, chăn mền ướt sũng lại rách nát, con thơ đạp lên lại càng thêm rách, cả nhà run cầm cập.
  • Nỗi khổ vì chiến tranh: Đây chính là nỗi khổ lớn nhất và nó là nguyên nhân gây nên những nỗi khổ trên. Vì chiến tranh loạn lạc mà tác giả phải từ quan phiêu bạt chịu cảnh đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói mà cũng vì loạn lạc mà những đứa trẻ phải đi cưới giật.

⟹ Cách mà Đỗ Phủ miêu tả rất sinh động và cụ thể, đồng thời mang tính hàm súc cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã có thể hình dung được cả cảnh tượng.

Câu 4: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 134)

Lời giải chi tiết:

Nếu không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đáng kể khi chỉ còn giá trị hiện thực:

  • Người đọc sẽ chỉ nhìn được hoàn cảnh khốn khổ của tác giả mà không thể nhìn được tấm lòng nhân hậu của ông.
  • Không nhìn ra được vẻ đẹp của giấc mơ cùng tấm lòng nhân ái, vị tha của Đỗ Phủ.

⇒ Chính nhờ vào 5 câu thơ cuối ấy nỗi đau của người đã trở thành tấm gương phản chiếu mạnh mẽ nhất nỗi đau chung của muôn người, muôn nhà.

V. Luyện tập

Dùng tối đa là hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ

Trong bài thơ này, Đỗ Phủ đã miêu tả nỗi thống khổ của bản thân song khi đọc xong phần cuối của bài thơ, chúng ta liền biết rằng nhà thơ không miêu tả sự thống khổ của bản thân một cách cô lập, đơn thuần mà thông qua miêu tả sự thống khổ của bản thân để biểu hiện sự thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”, để biểu hiện thảm họa của xã hội, của thời đại. Nếu khi đọc đến câu “Quay về chống gậy tự than thở” còn chưa lí giải sâu sắc nội dung của tiếng “than thở” của nhà thơ thì, hẳn đọc đến câu “Ô hô! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”, ta sẽ nhận ra rằng nhà thơ không chỉ vì sự bất hạnh của chính mình mà than thở, mà mất ngủ, mà gào to thét lớn! Trong đêm thu bị mưa vùi gió đập một cách tàn nhẫn, điều quay cuồng trong đầu óc nhà thơ không chỉ là chuyện “Riêng lều ta nát” mà còn là tình cảnh mọi ngôi nhà tranh của “Kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ” đều rách nát… Hàng trăm, nghìn năm nay tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả, yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối của Đỗ Phủ mãi mãi kích động tâm khảm độc giả và phát huy tác dụng tích cực.

(Hoắc Tùng Lâm – Trong cuốn Đường thi giám tưởng từ điển Thượng Hải từ thư xuất bản xã tr.530 – 531 – Nguyễn Khắc Phi trích dịch)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ không chỉ nói lên nỗi thống khổ của bản thân tác giả mà nó còn nói lên nỗi thống khổ của biết bao người nghèo trong thiên hạ. Tấm lòng yêu nước thương dân cùng lý tưởng và khát vọng cao đẹp của ông sẽ sống mãi trong lòng người đọc.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ”II. TÓM TẮT BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ”II. TÓM TẮT BÀI THƠ “BÀI CA…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply