Phân tích về tội tham ô tài sản

Phân tích về tội tham ô tài sản

tam-o-jpg-09082014094640-U17.jpg

I. Cơ sở pháp lí

Căn cứ tại Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

II. Cấu thành tội phạm

– Chủ thể: chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ, quyền hạn quản lí tài sản.

– Lỗi: cố ý trực tiếp với mục đích: tư lợi

– Hành vi khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Hành vi phạm tội tham ô trước hết phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lí. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội tham ô khi có một trong những dấu hiệu sau:

+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên

+ Gây hậu quả nghiêm trọng

+ Đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm

+ Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

III. Hình phạt

– Khung cơ bản: phạt tù từ hai năm đến bảy năm

– Khung tăng nặng thứ nhất: phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2

– Khung tăng nặng thứ hai: phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm áp dụng đối với trường hợp có các tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 3

– Khung tăng nặng thứ ba: phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, áp dụng đối với hành vi phạm tội thuộc khoản 4

– Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mười triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trân trọng!

CV Nguyễn Thơ – Công ty Luật Minh Gia

Related Posts

Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự được quy định…

Bộ luật Hình sự năm 1999

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 15/1999/QH10 Hà Nội , ngày 21 tháng 12…

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại K 1 điều 46 Bộ luật hình sự

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại K 1 điều 46 Bộ luật hình sự Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại K…

Ví dụ về các loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự

ContentsRelated posts:Tội phạm là gì? Khái niệm tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo đó: Tội phạm…

Tội cố ý gây thương tích Bộ luật Hình sự quy định hình phạt như thế nào?

Tội cố ý gây thương tích theo Bộ Luật Hình sự là hành vi cố ý của một hay nhiều chủ thể xâm phạm đến sức khỏe…

Bài giảng Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Bài giảng Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 được biên soạn dưới dạng powerpoint, có hình ảnh minh họa phù hợp cho các…

Leave a Reply