Tội cố ý gây thương tích

[ad_1]

Tội cố ý gây thương tích có mức phạt rộng từ cải tạo không giam giữ tới chung thân, tùy mức độ của tội phạm mà hình phạt sẽ khác nhau, do đó để có căn cứ về tội cố ý gây thương tích người bị hại cần trình báo công an và yêu cầu giám định thương tật ngay sau khi bị gây thương tích dể đảm bảo quyền lợi cho mình trước pháp luật

Các hành vi đánh nhau, gây gổ với người khác gây hậu quả đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 đều có thể bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Tội cố ý gây thương tích áp dụng đối với đối với người từ 14 tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 điều 12 của Bộ luật hình sự 2015

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích….

Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích có nhiều trường hợp khác nhau bao gồm: 
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; 
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; 
Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ

Xử lý vi phạm hành chính với hành vi đánh nhau gây thương tích

Đối với hành vi gây thương tích có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điều 7 nghị định 144/2021/NĐ-CP

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Như vậy, đối với hành vi đánh nhau gây thương tích nhẹ thì có thể bị xư phạt hành chính tới 1.000.000 VNĐ. Nếu đe doạ có thể bị xử lý tới 300.000 VNĐ. Trường hợp nặng hơn có thể bị xử lý hình sự

Xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 134 bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích

Hành vi khách quan: Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội trái với quy định pháp luật
Công cụ, phương tiện gây thương tích: Có thể là dao, kiếm, súng, đạn…tùy vào ý định chủ quan gây thương tích có thể kết luận cố ý gây thương tích hoặc tội giết người
Về vị trí: Việc gây thương tích có thể tác động lên nhiều vùng của cơ thể, trong trường hợp tác động vào các vùng trọng yếu hoặc các phương tiện nguy hiểm cũng có thể cấu thành tội giết người
Mức độ nguy hiểm: Tùy vào mức độ mạnh yếu khác nhau, ví dụ chém dồn dập vào cổ, đầu cũng ko được coi là cố ý gây thương tích
Hậu quả: Gây thương tích cho người khác với tỷ lệ % như ở trên
Chủ thể: Người có lỗi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và là hành vi cố ý
Khách thể của tội phạm: Chính là sức khỏe của bị hại được pháp luật bảo vệ
Mặt chủ quan: Đây là hành vi cố ý của người phạm tội

Yêu cầu khởi tố tội cố ý gây thương tích của người bị hại

Tội cố ý gây thương tích là một trong những tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Theo Khoản 1, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đối với trường hợp bị xâm phạm sức khỏe mà tỷ lệ tổn thương sức khỏe từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, dùng hung khí nguy hiểm….Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể ra quyết định khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại. Người bị hại mặc dù được giám định tổn thương sức khỏe, mức tổn thương đủ điều kiện để khởi tố về tội cố ý gây thương tích nhưng người bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố hoặc rút đơn yêu cầu khởi tố, cơ quan có thẩm quyền không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó.

Xem thêm: các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại

Kết luận về cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích có mức phạt rộng từ cải tạo không giam giữ tới chung thân, tùy mức độ của tội phạm mà hình phạt sẽ khác nhau, do đó để có căn cứ về tội cố ý gây thương tích người bị hại cần trình báo công an và yêu cầu giám định thương tật ngay sau khi bị gây thương tích dể đảm bảo quyền lợi cho mình trước pháp luật

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply