Tiểu Luận Về Quyền Con Người Ở Việt Nam, Tiểu Luận Tìm Hiểu Quyền Con Người – Lingocard.vn

[ad_1]

3. Những vấn đề đang đặt ra cho nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân tại Việt Nam

Kết luận

Đang xem: Tiểu luận về quyền con người ở việt nam

*
*

Xem thêm: Cách Vẽ Biểu Đồ Cột Và Đường Trong Excel 2010, 2013 4/2021, Cách Tạo 2 Biểu Đồ Excel Trên Cùng 1 Hình

Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề quyền con người và quyền công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: 1 Khóa Học Phí Các Khóa Học Tiếng Anh Giao Tiếp Mừng Năm Mới 2018

Học viện quan hệ quốc tế Khoa Luật quốc tế Bộ môn Nhân quyền ————— TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN Sinh viên thực hiện: Hà Thị Minh Trang Lớp : I31 2 Hà Nội, 5 /2007 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trong toàn bộ những vấn đề của loài người, quyền con người và quyền công dân là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Đó luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ phát triển của nó. Mỗi bước phát triển của quyền con người, quyền công dân đều gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng tư sản, phản ánh quá trình nhân loại tự giả phóng mình. Do vậy những vấn đề quyền con người và quyền công dân bao giờ cũng là những điểm nóng của các cuộc đấu tranh giai cấp, đặc biệt thể hiện trên bình diện đấu tranh tư tưởng. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này em chỉ xin trình bày những nét khái quát nhất về vấn đề quyền con người và quyền công dân. 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN 1. Khái niệm chung về quyền con người và quyền công dân. Quyền con người được hiểu là những đặc quyền mà do tự nhiên con người vốn vẫn có. Đó là nhữngkhả năng hành động một cách có ý thức của con người. Tuy nhiên, tự 4 bản thân chúng đặc quyền chưa phải là quyền, để đạt được cái gọi là quyền cần một yếu tố đó là quy chế pháp lý. Các đặc quyền của cá nhân khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật thì mới trở thành các quyền của con người. Không có luật pháp thì không có quyền của con người. Do đó, quyền của con người được định nghĩa là những đặc quyền của con người được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với nhà nước và với những cá nhân con người khác. Khái niệm về quyền công dân cũng ra đời từ lâu trong lịch sử, được sử dụng rông rãi trong xã hội tư sản. So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang tính xác định hơn, gắn liền với mỗi quốc gia, được pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Cũng do vậy nội dung , số lượng, chất lượng của quyền công dân ở mỗi quốc gia thường không giống nhau. Đương nhiên không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền công dân. 2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân Quyền con người và quyền công dân là những khái niệm không đồng nhất xét về phương diện chủ thể lẫn nội dung. Quyền con người là khái niệm rộng hơn, một mặt quyền con người không loại trừ quyền công dân, mặt khác 5 cũng không thể thay thế được khía niệm đó. Ngược lại, khái niệm quyền công dân cũng không thể chứa đựng hết khái niệm quyền con người. Trong ý nghĩa pháp lý, khái niệm quyền công dân hẹp hơn, không bao quát tất cả các quyền của cá nhân con người được nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế. Về phương diện chủ thể, quyền con người ngoài cá nhân được xác định là công dân còn bao hàm cả những người không phải là công dân( người nước ngoài, người không quốc tịch,…). Những người này tuy không được hưởng quyền công dân nhưng vẫn được hưởng các quyền con người với tính cách là một thực thể tự nhiên – xã hội. CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN 1. Nguồn gốc, bản chất của quyền con người và quyền công dân Theo quan niệm của trường phái pháp luật tự nhiên, quyền con người là thuộc tính tự nhiên vốn có của con người. Con người ra đời đương nhiên có những quyền con người. quyền con người không do sự ban phát trao tặng cuả bất cứ 6 ai. Với quan niệm này, quyền con người xuất hiện từ rất sớm trước khi có nhà nước, pháp luật. Quan niệm thứ hai đặt con người cũng như quyền của nó trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Cuộc đấu tranh vì quyền con người là một thực tế lịch sử lâu đời, nhưng khong phải ngay từ khi xuất hiện loài người vấn đề quyền con người đã được đặt ra một cách trực tiếp. Nhân quyền là một giá trị nhân loại, đồng thời cũng là một khái niệm có tính lịch sử, hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung qua các thời đại khác nhau. Quyền con người cũng không phải là một khái niệm trừu tượng mà gắn liền với cuộc đấu tranh chông áp bức bóc lột, chống bbất công trong xã hội, gắn với từng trình độ phát triển và tiến bộ xã hội, chịu sự hạn định của chế độ kinh tế, đặc biệt là của chế độ chính trị, nhà nước. 2. Nội dung quyền con người và quyền công dân: có rất nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của quyền con người và quyền công dân. – Theo nhu cầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơ thể, nội dung của quyền con người và quyền công dân bao gồm: . Quyền được đảm bảo những điều kiện xã hội để con người tồn tại bao gồm: quyền có công ăn việc 7 làm; quyền cư trú, đi lại; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được đảm bảo chỗ ở; quyền an ninh chính trị; quyền tự do kết hôn; quyền sở hữu và thừa kế tài sản;… . Quyền tự do lựa chọn các hoạt động sáng tạo, quyền được sáng tạo để tự biểu hiện mình như một nhân cách bao gồm: quyền được học hành và nâng cao học vấn; quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp; quyền được xã hội đào tạo nghề nghiệp; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do bầu cử và ứng cử; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chân lý;… – Căn cứ vào các lĩnh vực đời sống xã hội, các phương diện hoạt động của cá nhân, nội dung của quyền con người và quyền công dân bao gồm: . Quyền về kinh tế bao gồm: quyền lao động; quyền quả lý sản xuất; quyền kinh doanh; quyền sở hữu;… . Quyền về chính trị bao gồm: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền hoạt động chính trị;… . Quyền về văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng gồm cả học vấn, giáo dục, tư tưởng… . Quyền về các phương diện xã hội khác. – Căn cứ theo phương pháp tiếp cận của khoa học pháp lý, nội dung của quyền con người và quyền công dân 8 bao gồm: . Các quyền và tự do dân chủ về chính trị, trong đó có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền bầu cử, ứng cử; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền tự do tín ngưỡng;… . Các quyền về dân sự bao gồm: quyền tự do đi lại cư trú trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền khiếu nại, tố cáo;… . Các quyền về kinh tế xã hội bao gồm quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế; quyền học tập;… 3. Điều kiện để đảm bảo quyền con người và quyền công dân a. Dân chủ và nhân quyền Dân chủ là hình thức, hình thái nhà nước, là phương thức, cơ chế quản lý xã hội trong đó nhân dân được coi là người chủ quyền lực. Dân chủ và quyền con người là 9 những hiện tượng luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự phát triển các quyền và tự do của con người có mối tương quan thuận với sự phát triển của dân chủ. Với tính cách là một hình thức nhà nước, dân chủ là chế độ nhà nước của nhân dân, hình thức nhà nước xuất phát từ nhân dân. Trong chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực, quyết định tổ chức và hoạt động của nhà nước. Dân chủ còn được coi là phương tiện, công cụ đảm bảo và phát triển các quyền con người. Về nguyên tắc, quyền con người và quyền công dân là những khái niệm chỉ gắn liền với chế độ dân chủ. Trong những năm gần đây, trong toàn bộ các vấn đề về quyền con người, dân chủ và nhân quyền nổi lên như những vấn đề bức xúc nhất, đặc biệt khi xu thế dân chủ hoá đang diễn ra một cách khách quan, mạnh mẽ trong đời sống quốc tế. Do vậy, việc thực hiện và đảm bảo quyền con người phải gắn liền và phụ thuộc vào quá trình dân chủ hoá. Thực hiện các nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhà nước, đời sông xã hội được quan niệm là con đường đúng đắn để thực hiện quyền con người và quyền công dân. b. Nhà nước pháp quyền với quyền con người và quyền công dân 10 Nhà nước pháp quyền có đặc trưng cơ bản là sự thống trị tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội, nhưng pháp luật đó là pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của con người. Những nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong nhà nước pháp quyền thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, trong mối quan hệ đó cá nhân có ưu thế. Sự tồn tại và hoạt động của nhà nước vì một mục đích duy nhất đó là phục vụ con người. Đương nhiên trong nhà nước pháp quyền, phương tiện để điều chỉnh các quan hệ giữa cá nhân với nhà nước là pháp luật. Pháp luật được coi là khế ước giữa công dân với nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền tồn tại quan hệ tương hỗ, nhà nước chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ đảm bảo các quyền và tự do của cá nhân, đồng thời cá nhân công dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Do vậy, muốn đảm bảo và htực hiện quyền con người và quyền công dân phải gắn liền nó với nàh nước pháp quyền. c. Pháp luật với quyền con người và quyền công dân Đảm bảo bằng pháp luật là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để các quyền con người và quyền công dân được thực hiện. Khi trở thành quyền pháp định, quyền con người và quyền công dân là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội phục tùng, được quyền lực nhà nước bảo cệ. Quyền con người và quyền công dân khi được pháp luật ghi 11nhận sẽ trở thành độc lập đối với bất kỳ uy quyền nào, kể cả các cơ quan, các viên chức nhà nước cao cấp nhất. Tư tưởng về quyền con người và quyền công dân phải được đảm bảo bằng pháp luật ra đời từ rất sớm. Ngay vào đầu thế kỷ 6 TCN, một nhà thông thái người Hy Lạp đã quan niệm: ta giải phóng tất cả mọi người bằng pháp luật. Ngay sau khi cách mạng tư sản thành công, tư tưởng về quyền con người phải được đảm bảo bằng pháp luật được thể hiện đậm nét ở các tuyên ngôn và hiến pháp xuât hiện sau các cuộc cách mạng tư sản( Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948). Hiện nay, ở mọi quốc gia trên thế giới, với các mục đích và dưới mọi hình thức khác nhau hiến pháp các nước đều có chế định về địa vị pháp lý của công dân. Mặt khác, việc đảm bảo quyền con người và quyến công dân còn được thể hiện qua sự phối hợp của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng các cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền con người. d. Dân trí, thông tin với quyền con người và quyền công dân Quyền con người và quyền công dân được đảm bảo và thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí của mỗi quốc gia. Trong xã hội, công dân phải có trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá chính trị – pháp lý, chỉ có trên nền tri 12thức đó công dân mới tự giác đấu tranh bảo vệ và thực hiện các quyền của mình. Đồng thời cũng trên cơ sở văn hoá như vậy con người mới điều chỉnh được hành vi của mình theo pháp luật. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành cải cách nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nhằm bồi dưỡng năng lực làm chủ của công dân. Cùng với hệ thống giáo dục, hệ thống thông tin cũng phải được đổi mới, nâng cao vai trò của báo chí, làm cho báo chí thực sự trở thành một phương tuện quyền lực của nhân dân, đặc biệt trên lĩnh vực chống tiêu cực, tệ nạn xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. e. Kinh tế với quyền con người và quyền công dân Trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện sinh hoạt vật chất mang tính quyết định đối với việc thực hiện và mở rộng các quyền con người. Cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật, con người có điều kiện để phát triển tự do và toàn diện, làm chủ bản thân mình và cộng đồng xã hội. Chinh vì thế cần phải chú trọng phát triển kinh tế để đảm bảo quyền con người và quyền công dân. 13CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN 1. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân trên thế giới Kể từ khi cuốn Khế ước xã hội của J.J Rousseau ra đời vào năm 1762, về phương diện nhận thức của nhân loại, xem như quyền lực thiêng liêng và vô hạn của vua chúa đã bị chấm dứt. Sau hơn 200 năm xác lập nền dân chủc và xã hội dân chủ tư sản, cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật, đặc biệt với biến cố mà cuộc Cách mạng Tháng 10 đưa lại, loài người đã được giải phóng một cách cơ bản. Quyền con người đã đạt được những thành quả hết sức to lớn, đó là quyền bình đẳng giữa con người với con người, quyền bình đẳng nam nữ, không có sự phân biệt chủng tộc, quyền tham gia chính trị của công dân vào lĩnh vực nhà nước. Tuy nhiên quyền con người là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phức tạp. Cùng với sự phát triển của nền văn minh thế giới, số lượng và chất lượng quyền ngaày càng được hoàn thiện. Hiện tại, bên cạnh mặt thành tựu, bức tranh quyền con người còn mang diện mạo hết sức loang lổ: ở khu vực này, quốc gia này quyền con người được coi là có những 14thành tựu lớn thì ở khu vực khác, quốc gia khác quyền con người lại đứng trước nguy cơ bị tước mất quyền tối thiểu cơ bản nhất đó là quyền sống. Sự phức tạp ngày càng tăng lên do cuộc đấu tranh chính trị, tranh giành quyền lực giữa các quốc gia, giữa các thế chính trị và kinh tế trên bình diện cũng như trong mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, đặc biệt sau đổ vỡ của chủ nghĩa xã hoịi ở Liên xô và Đông Âu, bức tranh nhân quyền ở nhiều quốc gia, khu vực càng mang màu sắc ảm đạm. Ở Nam Tư, chiến tranh xung đột xảy ra ở mức cộng đồng quốc tế cũng không thể kiểm soát được. Ở Nam Phi, tệ phân biệt chủng tộc vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản. Không chỉ ở câc khu vực, quốc gia nói trên mà ngay cả ở những quốc gia được phương Tây quan niệm là đã đạt được tới đỉnh cao văn minh, vấn đề quyền con người vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản. Nhật Bản là một đất nước có trình độ kinh tế, dân trí cao nhưng đến nay quyền bình đẳng nam nữ vẫn chưa được giải quyết. CHLB Đức được coi là một quốc gia có sự hài hoà giữa chính sách kinh tế và và xã hội nhưng vẫn không kiểm soát được các hành động quá khích, trắng trợn tấn công người nước ngoài của bọn cực hữu. Mỹ là một nước vẫn thường tự xưng và được coi là thế giới của sự giàu có và tự do nhưng sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội đã không được giải quyết, và trên 15thực tế quyền bình đẳng của người dân da đen vẫn chưa được giải quyết. 2. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam Ở nước ta, trên lĩnh vực nhân quyền các thế lực thù địch đặc biệt chĩa mũi nhọn vào vấn đề cải tạo giam giữ tội phạm, thực chất là đối với số nguỵ quân và nguỵ quyền trước đây, vấn đề người VN di tản, cho rằng Nhà nước ta đã vi phạm quyền con người trên các lĩnh vực này. Quan điểm của các nhà khoa học nước ta cho rằng, tuy trên lĩnh vực nhân quyền chủ nghĩa xa hội đã phạm sai lầm, còn nhiều vấn đề chưa giải quyết thoả đáng nhưng chủ nghĩa xã hội đã có những thành tựu và đóng góp trong việc ghi nhận và giải quyết vấn đề quyền con người. Trên thực tế, quyền con người vẫn là một tồn tại lớn của chủ nghĩa xã hội hiện thực, nổi cộm trên mặt bằng xã hội. Ở nước ta, các nhu cầu vềdân sinh, dân quyền, dân trí chưa được giải quyết một cách căn bản. Tình trạng thất học, thất nghiệp nổi lên gay gắt trong hiện thực kinh tế xã hội đất nước. Sau hàng chục năm hoà bình, nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhiều quyền có giá trị thực 16hiện vẫn bị rằng buộc, cấm đoán bởi những quy định luật lệ cấm kỵ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Những quyền cơ bản của công dân không được thực hiện và vẫn mang tính hình thức. Chẳng hạn, quyền được khiếu nại, tố cáo đối với bất cứ cá nhân hoặc công dân nhà nước nào được ghi nhận ở Hiến pháp nhưng trên thực tế không có cơ chế thích hợp để thực hiện. Điều đó đưa đến tình trạng đơn từ của công dân gửi các cơ quan có thẩm quyền không được giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời thoả đáng. Trên bình diện chung của xã hội tình trạng ức hiếp quần chúng, hiện tượng vi phạm nhân quyền xảy ra một cách khá phổ biến, có lúc có nơi rất nghiêm trọng. Chính vì vậy, nhu cầu đòi hỏi tự do, dân chủ, công bằng xã hội vẫn là nhu cầu thường trực, gay gắt của nhân dân. 3. Những vấn đề đang đặt ra cho nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam Việc nghiên cứu quyền con người đã mang lại những kết quả bước đầu, góp phần tích cực vào công cuộc đấn tranh chống sự xuyên tạc tấn công của chủ nghĩa đế quốc đối với nước ta trên lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu quyền con người và uqyền công dân đã góp phần vào việc xây dựng Cương lĩnh, đường lối của Đảng, vào việc xây dựng Hiến 17pháp 1992. tuy vậy, những kết quả đạt được chỉ mang tính chất khởi thảo ban đầu. Hiện tại vấn đề quyền con người, quyền công dân đang nổi lên như một điểm nóng của thời cuộc không chỉ ở phương diện đấu tranh tư tưởng mà ở tầm quan trọng của nó trong chiến lược con người nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế khi nghiên cứu vấn đề quyền con người và quyền công dân cần chú ý: – Nghiên cứu vấn đề quyền con người quyền công dân trong thời điểm hiện nay cần có phương pháp tiếp cận mới trên cơ sở tư duy chính trị mới của thời đại và nhận thức mới. Đối với nước ta, vấn đề quyền con người được đặt ra xuất phát từ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác CNXH đích thực là xuất phát từ con người và giải phóng con người. Vì vậy theo đà phát triển của cơ sở vật chất, chế độ xã hội mới phải đảm bảo được lợi ích của cá nhân, ngày càng mở rộng quyền con người quyền công dân đi đôi với nghĩa vụ của họ. – Trên cơ sở phương pháp luận khoa học, nghiên cứu một cách cơ bản về phương diện lý luận và lịch sử của vấn đề quyền con người quyền công dân. Làm rõ nguồn gốc, sự phát triển của vấn đề quyền con người, quan niệm của CN Mác- Lênin và các học thuyết khác về con người, quyền con người và quyền công dân. Việc nghiên cứu một cách cơ bản 18về phương diện lý luận và lịch sử của vấn đề nhân quyền, dân quyền nhằm đạt được những tri thức khách quan đầy đủ về những nội dung trên. – Phải làm rõ, có cứ liệu khoa học về thực trạng quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay. – Quyền con người, quyền công dân phải được phản ánh và phụ thuộc vào bản chất, chế độ chính trị, vào các điều kiện kinh tế xã hội. Trong quá trình đổi mới đất nước, xu hướng chung là quyền con người và quyền công dân được mở rộng và phát triển. Việc nghiên cứu phải xác định được hệ thống các quyền con người, quyền công dân trong quá trình đổi mới đất nước. Sẽ có những quyền mới phát sinh phù hợp với điều kiện mới, có những quyền không mang tính hợp lý nữa. Điều đó phải được phân tích và có luận chứng khoa học làm cơ sở cho nhà nước ghi nhận và sửa đổi hệ thống pháp luật. Đối với những quyền đã được nhà nước khẳng định phải có cơ chế, điều kiện thực hiện, đảm bảo, khắc phục tính hình thức, khoảng cách ghi nhận trong Hiến pháp, luật với việc thực hiện quyền con người, quyền công dân trong đời sông thực tế. – Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản, cố gắng hình thành được hệ thống quan điểm cơ bản của Nhà nước ta về quyền con người và quyền công dân. 19KẾT LUẬN 20 Tóm lại, quyền con người và quyền công dân là những nội dung lớn hết sức phong phú và nhạy cảm, là đề tài được thương nhật bàn đến ở mọi quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền văn minh thế giới, quyền con người ngày càng được hoàn thiện về mặt số lượng và chất lượng. Sự ra đời của các cơ chế quốc tế cũng như các cơ chế khu vực để đảm bảo thực hiện quyền con người đã đánh dấu sự phát triển quan trọng của quyền con người. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn còn có những hạn chế. Quyền con người vâvẫn còn bị vi phạm nghiêm trọng ở một số nơi trên thế giới và các cơ chế để đảm bảo thúc đẩy quyền con người vẫn chưa phát huy được hết chức năng của mình. Vì vậy, cần sự hợp tác hơn nữa của cộng đồng quốc tế để thực hiện và đảm bảo các quyền con người và quyền công dân. 21TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội-2005 2. Quyền con người trong thế giới hiện đại 3. 4. 5. 22MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: Khái quát chung về quyền con người và quyền công dân 1. Khái niện về quyền con người và quyền công dân 2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân Chương II: Những nội dung cơ bản của vấn đề quyền con người và quyền công dân 1. Nguồn gốc, bản chất của vấn đề quyền con người và quyền công dân 2. Nội dung quyền con người và quyền công dân 3. Điều kiện để đảm bảo quyền con người và quyền công dân Chương III: Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân 1.Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân trên thế giới 2. Thực trạng vấn đề quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam 3. Những vấn đề đang đặt ra cho nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân tại Việt Nam Kết luận 2 3 3 3 3 3 4 5 6 6 7 8 9 10

[ad_2]

Related Posts

Trò chọc phá phòng thể hình

[ad_1] Chọc phá phòng Gym là dòng game thể thao, một trò chơi chọc phá trong phòng tập thể hình vốn dĩ là một trò chơi của…

Trò chơi tập thể hình

[ad_1] Rèn luyện thể hình là một dòng game thể thao, một trò chơi tập thể hình dưới vai trò của một huấn luyện viên trong phòng…

Trò chơi luyện tập Gym

[ad_1] Tập Gym thuộc dòng game thể thao, một trò chơi luyện tập Gym cùng với cô công chúa Anna của mình với các bài tập Gym…

Trò lửa và nước 4

[ad_1] Lửa và nước 4 là dòng game kỹ năng, với lối chơi hấp dẫn nên trò chơi này từng một thời làm mưa làm gió trên…

Trò kỹ năng phản xạ

[ad_1] Luyện phản xạ là dòng game kỹ năng, khi mà các bạn có thể giúp cho bé của mình tập làm quen với bàn phím mày…

Game hunter x hunter: Stealth Hunter 2

[ad_1] Hunter x hunter thuộc dòng game hành động, một trò chơi với vai trò là một đặc công thâm nhập vào hang ổ kẻ địch cực…

Leave a Reply