tiểu luận kỹ năng giao tiếp trong quản lý – Lingocard.vn

[ad_1]

Giới thiệu chung Thành tích Chia sẻ kinh nghiệm Lưu giữ kỷ niệm Hình ảnh hoạt động Soạn bài trực tuyến
TVM ghé thăm thầy mong được giao lưu học hỏi… TVM ghé thăm thầy! thấy khỏe vui và nhiều thành…
(Kinh)
“>

*

(tanm)“>

*

38787 truy cập   (chi tiết)
14 trong hôm nay 48266 lượt xem
15 trong hôm nay 24 thành viên
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.

Tiểu luận:

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP QUẢN LÝ

         CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống xã hội giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi. Là cầu nối giữa người nói với người trong cuộc sống, Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo, bên cạnh đó hoạt động luôn luôn được coi là một phương thức cơ bản của sự tồn tại của con người và nói chung cuộc sống của con người được bao gồm một dòng các hoạt động luôn luôn được kế tục lẫn nhau và hoạt động giáo dục cũng nằm trong dòng các họat động chung đó. Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp với người khác. Nhưng rất nhiều người vô cùng chủ quan khi giao tiếp, cụ thể là không chú trọng trong việc tạo thiện cảm thậm chí còn để rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong giao tiếp.

Đang xem: Tiểu luận kỹ năng giao tiếp trong quản lý

Có một câu nói mà người đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một bài học giá trị đến ngàn đời sau, đó là: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” .Nhưng thật không hay vì có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp là bản năng mà không cần học hành chúng ta vẫn có thể làm tốt. Và với suy nghĩ sai lầm đó đã dẫn đến những tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có, mình nói rất nhiều nhưng người khác không hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lòng và những điều nói ra không trùng khớp với nhau,…

Giáo dục- đào tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động giáo dục và đào tạo, theo những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức – chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt những mục tiêu đã định.

          Hệ thống giao tiếp trong một tổ chức giống như hệ thống mạch máu của cơ thể con người. Không có hệ thống này thì tổ chức không tồn tại, vận hành và phát triển.Để hoạt động của đơn vị vận hành, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, nhà lãnh đạo cần xây dựng cho mình hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giao tiếp với người dưới quyền, là một việc làm rất cần thiết và là cơ sở để đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động quản lý của mình.

Hoạt động quản lý được hình thành thông qua các con đường giao tiếp và hoạt động, bằng cách xây dựng nên cả một hệ thống các nhiệm vụ quản lý giáo dục- đào tạo, tiến hành tổ chức cho chủ thể quản lý được tiếp xúc với đối tượng quản lý để họ có điều kiện thực hiện các hành động giải quyết hệ thống các nhiệm vụ đó một cách hiện thực, cảm tính, thông qua chính những việc làm của mình khi đã chú ý được đầy đủ các yếu tố động cơ, các phương tiện, các điều kiện thiết yếu của hoạt động, giao tiếp quản lý cần phải có.

Cùng với hoạt động, giao tiếp và giao tiếp quản lý luôn luôn giữ vai trò quan trọng có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách ở từng chủ thể và còn là một phương thức của sự tồn tại người. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp, giao tiếp quản lý trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, bản thân em nhận thấy vấn đề giao tiếp trong quản lý trường học hiện nay rất cần thiết. Chính vì vậy em chọn nội dung “Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp quản lý của hiệu trưởng ở trường T  iểu học hiện nay làm đề tài tiểu luận của mình.
II. NỘI DUNG

1. Lý luận về giao tiếp và giao tiếp quản lý.

a) Khái niệm về giao tiếp

Giao tiếp có một số đặc trưng cơ bản: Đó là một quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của những người tham gia giao tiếp; Trong quá trình đó,con người ý thức được phương tiện, mục đích, nội dung cần đạt được khi tiếp xúc với người khác; Giao tiếp giúp đôi bên hiểu nhau, đó là một quan hệ xã hội có nội dung xã hội.

Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người không thể hình thành và phát triển nhân cách được. Mặt khác, giao tiếp có chức năng định hướng hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.           

Trong giao tiếp, mỗi người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Mỗi chủ thể giao tiếp là một thực thể tâm lý – xã hội, là một nhân cách với những thuộc tính tâm lý, trí tuệ, tình cảm … khác nhau và đều có vai trò vị trí nào đó trong xã hội.

Giao tiếp tích cực có tác dụng tạo sự tương giao tốt đẹp, tác động tốt đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ngược lại, giao tiếp tiêu cực tạo cho con người sự đau khổ, căng thẳng, ở những mức độ khác nhau. Theo các nhà tâm lý học, dựa vào đặc điểm giao tiếp của một người chúng ta có thể biết được tính cách của người đó.

b)Giao tiếp quản lý:  Chính là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lí giữa chủ thể quản lí với các chủ thể được quản lí nhằm giải quyết hợp lí được những nhiệm vụ giao tiếp quản lí, làm cơ sở cho việc thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ quản lí xác định.

Trong thực tế có ba hình thức giao tiếp quản lý cơ bản đó là giáo tiếp giữa người lãnh đạo với những người dưới quyền, giao tiếp giữa người lãnh đạo với nhau, giao tiếp giữa lãnh đạo với những người đồng sự gần gũi với mình.

c)Đặc điểm của giao tiếp trong quản lý

Mang tính chính thức, công việc.

Mục đích, nhiệm vụ giao tiếp được xác định từ trước.

Chủ thể giao tiếp có vị thế khác nhau, mang tính chất thứ bậc.

Ngôn ngữ, uy tín, phong cách lãnh đạo đóng vai trò quyết định đến kết quả giao tiếp.

 d)Vai trò của giao tiếp trong quản lý

Là phương tiện truyền đạt các mệnh lệnh, nhiệm vụ… tới cấp dưới.

Là điều kiện quan trọng để thống nhất nhiệm vụ cho nhóm, cá nhân.

Là phương tiện gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ, tình cảm của cấp dưới đối với công việc và tổ chức.

Là phương tiện tạo ra những giá trị văn hoá ứng xử, định hướng hoạt động của các thành viên.

e) Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong quản lý

Để giao tiếp trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo đạt hiệu quả, đòi hỏi phải hội đủ 3 yếu tố:

Trước hết, tất cả mọi người tham gia đều phải có những kỹ năng phù hợp và biết cách giao tiếp tốt. Để đạt được điều này, phải đảm bảo rằng, người lãnh đạo  và nhân viên trong đơn vị có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để giao tiếp có hiệu quả.

Bên cạnh đó, để giao tiếp đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có môi trường hỗ trợ. Môi trường đó là lòng tin, sự cởi mở, việc chia sẽ trách nhiệm… Nếu thiếu môi trường này thì mọi kỹ năng đều trở nên vô nghĩa. Trong môi trường đó, người lãnh đạo  cần đóng vai trò nòng cốt để làm sao tạo ra bầu không khí thoải mái và cởi mở.

 Để giao tiếp quản lý có hiệu quả còn đòi hỏi phải luôn tập trung chú ý. Nếu người lãnh đạo  quan tâm và luôn nỗ lực cải thiện giao tiếp thì nhân viên sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của vấn đề được đề cập tới. Ngược lại, nếu người lãnh đạo  xem nhẹ vấn đề, xem nhẹ giao tiếp thì nhân viên cũng sẽ có phản ứng tương tự.

  g)Một số nguyên tắc giao tiếp trong quản lý

-Nguyên tắc trọn vẹn:

 Có đầy đủ tất cả các thông tin mà ta muốn truyền đạt.

-Nguyên tắc xúc tích:

 Thông tin truyền đạt cần ngắn gọn, rõ ràng, nêu bật được ý quan trọng.

-Nguyên tắc thận trọng:

 Thông tin cần chú ý cách xưng hô và nhấn mạnh đến những sự kiện vui vẽ tích cực.

-Nguyên tắc cụ thể:

 Giao tiếp cụ thể là phải rõ ràng, dứt khoát, sinh động.

-Nguyên tắc rõ ràng:

 Thông tin giao tiếp cần sử dụng từ ngữ ngắn gọn phổ biến, thông dụng để người nhận hiểu được điều ta muốn truyền đạt.

-Nguyên tắc lịch sự:

 Thông điệp lịch sự giúp củng cố thêm các mối quan hệ, nó xuất phát từ thái độ chân tình.

-Nguyên tắc chính xác:

Thông tin cần được kiểm tra kĩ các con số, dữ kiện và từ ngữ ngắn gọn.

2.Một số biểu hiện cần phê phán trong hoạt động giao tiếp quản lý của người lãnh đạo

Một là, một số người lãnh đạo không chịu học tập, lười nghiên cứu, đọc sách nên khi hành văn lập luận không chặt chẽ, trình bày, nói năng không rõ ràng mạch lạc, khúc chiết nên làm giảm hiệu quả khi giao tiếp, dẫn đến mất uy tín. Một số nhà quản lý thì chưa thực sự tôn trọng cấp dưới khi giao tiếp với họ. Trong giao tiếp người lãnh đạo thường sử dụng mệnh lệnh, áp đặt mang ý kiến chủ quan cá nhân,  ít chú ý đến việc thu nhận thông tin ngược, ý kiến phản hồi góp ý từ cấp dưới . Sự thiếu tôn trọng, không lắng nghe ý kiến cấp dưới trong quá trình giao tiếp đã tạo cho người thừa hành  sự mặc cảm, tự ái và dẫn đến có những phản ứng tiêu cực.

Hai là, ngôn ngữ sử dụng trong hoạt động giao tiếp chưa được chú trọng. Biểu hiện cụ thể đó là, một số cán bộ lãnh đạo dùng ngôn ngữ khi giao tiếp với cấp dưới thiếu lịch thiệp, sử dụng mệnh lệnh khi giao tiếp với cấp dưới nhằm thể hiện quyền uy của mình, thái độ giao tiếp thiếu thiện cảm, thường vội vàng khi khen ngợi  hay chỉ trích cấp dưới. Khi giao tiếp thường dài dòng, vòng vo, ngôn từ lũng cũng , thiếu mạch lạc.

Điều này dẫn đến hiệu quả giao tiếp thấp, uy tín người lãnh đạo bị giảm sút. Thậm chí, những người thừa hành hiểu sai nội dung của các quyết định quản lý và hậu quả là hoạt động của đơn vị không được thực hiện thống nhất, năng suất lao động của tập thể không đáp ứng yêu cầu đề ra.

Ba là, Một số lãnh đạo trong giao tiếp, ứng xử thiếu thiện chí. Thiếu sự tin tưởng cấp dưới, luôn nghi ngờ, định kiến , thậm chí chế diễu cấp dưới làm cho họ mất uy tín trong tập thể đơn vị. Điều này đã làm cho  người thừa hành,  luôn có ý thức tạo ra khoảng cách nhất định đối với lãnh đạo, không gần gủi, hạn chế tiếp cận,  ít hợp tác khi giao tiếp với người lãnh đạo.

Bốn là, Một số cán bộ lãnh đạo, khi đánh giá, phê bình cấp dưới chưa đúng so với kết quả thực tế của họ. Sự đánh giá, phê bình cấp dưới thường diễn ra theo hai khuynh hướng:

– Đánh giá quá cao so với kết quả đạt được, vì thế làm cho cấp dưới rơi vào trạng thái chủ quan, tự mãn, coi mình là người tài giỏi hơn người khác dẫn đến có những biểu hiện cực đoan, đòi hỏi thái quá về quyền lợi cho mình, ba hoa về tài năng bản thân, không khiêm tốn học hỏi người khác …

– Đánh giá quá thấp so với kết quả đạt được, điều này làm cho cấp dưới rơi vào trạng thái buồn phiền, bất mãn, thiếu tự tin, làm việc thụ động, không sáng tạo… và hiệu quả công việc ngày càng sa sút.

Sự thiếu độ lượng và  lòng vị tha của người lãnh đạo trong đánh giá, phê bình sẽ làm cho  người mắc  khuyết điểm có cảm nhận mình luôn bị  lãnh đạo trù dập, đối xử không công bằng. Vì thế, họ luôn tỏ ra bi quan, không gắn bó, quan tâm đến công việc của  tập thể, tạo nên bầu không khí trong tập thể căng thẳng, nội bộ đơn vị mất đoàn kết… 

3. Biện pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp quản lý.

Để là trở thành một người quản lý có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết chúng ta cần hiểu rõ các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp. Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó.

Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu.

Trước hết bản thân chúng ta cần không ngừng học tập tích lũy kiến thức, vốn sống, tri thức, kinh nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau. Bởi vì trong giao tiếp quản lý, trình độ hiểu biết, vốn song, kinh nghiệm của nhà quản lý sẽ góp phần quyết định hiệu quả giao tiếp quản lý. Hiện nay vẫn có nhiều nhà quản lý không chịu quan tâm, học hỏi, không lo rèn luyện, không lo đọc sách, tích lũy kiến thức, chay lười dẫn đến ngôn ngữ giao tiếp hạn chế. Nên khi trao đổi với người khác không lôi cuốn, hấp dẫn, thậm chí dẫn đến sự bất mãn không hợp tác nên thất bại trong công tác quản lý.

Vì thế để nâng cao hiệu quả năng lực quản lý, chúng ta cần phải tiếp tục trau dồi rèn luyện về ngôn ngữ. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nói chung, giao tiếp quản lý nói riêng. Qúa trình rèn luyện ngôn ngữ là quá trình lâu dài, công phu, gian khổ, liên tục phải có tích lũy, ghi nhận sổ học tập, mỗi ngày một ít, ví dụ như Nguyễn Tuân, Tô Hoài luôn luôn đi đâu cũng có sổ tay dùng từ ông đi nhiều, tiếp xúc nhiều sưu tầm học tập những câu, ngôn ngữ bình dân ghi chép lại để học tập

Hiệu quả giao tiếp của nhà quản lý sẻ phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực ngôn ngữ của người đó. Ví dụ Nếu một hiệu trưởng trường phổ thông có năng lực tốt truyền đạt quyết định một cách rõ rang, có nhấn mạnh lưu ý các nội dung trọng tâm, sau đó phân công cụ thể cho từng bộ phận, giáo viên phụ trách, thời gian hòan thành thì đảm bảo mọi người sẽ dễ hiểu, thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, uy ín của người hiệu trưởng sẽ được nâng cao. Hoặc ví dụ như Giáo sư Hoàng Chí Bảo là người rất giàu về ngôn ngữ, vốn từ. Nhà thơ Chế Lan Viên bình thơ rất là hay, nghe rất hấp dẫn đến nỗi quên cả ăn uống để nghe.

Ngược lại, nếu vốn từ nghèo nàn quá thì nói, viết sẽ nghèo nàn về từ ngữ, sẽ rất hạn chế khi muốn truyết đạt, dễ bị lập từ, sẽ bị trở ngại khi giao tiếp.Ví dụ nhà báo Lại Văn Sâm khi dẫn chương trình chúng ta thấy ông hay bị lập từ. Báo Thanh niên, báo tuổi trẻ cũng đã có những phê bình về “ Hội chứng xin cảm ơn!” cuả ông. Hiện nay các nhà quản lý của chúng ta vẫn còn yếu về ngôn ngữ, nên khi hành văn không chặt chẽ, nói năng không rõ rang mạch lạc.

Xem thêm: Khóa Học Mc Đám Cưới Cho Người Mới Bắt Đầu, Khóa Học Trở Thành Mc Tiệc Cưới Sau 3 Tuần

Trong quản lý, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ năng sau:

-Kĩ năng định hướng trong giao tiếp.Vì nếu không định hướng sẽ dễ dẫn đến quá trình giao tiếp không đi vào trọng tâm, lệch hướng, dẽ bị hớ…

-Kỉ năng xác định mục đích giao tiếp phù hợp, tức là nói cái gì? Viết cái gì?

-Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Tất cả phương tiện giao tiếp đều cùng mục đích phục vụ cho quá trình giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao, nhưng làm sao cho việc vận dụng phù hợp, nhịp nhàng, thú vị. Ví dụ cử chỉ, điệu bộ, nết mặt, cơ thể hoặc một số phương tiện khác như bắt tay, lời chào gọi điện thoại, nhắn tin….Nhưng phương tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng nhất đó là ngôn ngữ, hãy nhớ ông cha ta có nói “Chim khôn hót tiếng nhẹ nhàng, người khôn nói tiếng dịu dàng dẽ nghe”

-Kĩ năng định vị trong giao tiếp.

-Kĩ năng điều khiển quá trình giao tiếp quản lý.

Trong giao tiếp, không nên nói nhiều, đặc biệt là phụ nữ.

Trong giao tiếp quản lý nên tạo được sự đồng cảm, than thiện cởi mở, cần phải biết lắng nghe, biết cảm thông chia sẻ và đặc biệt là biết tôn trọng đối tượng giao tiếp, bất luận người đó là ai. Một số cán bộ lãnh đạo hiện nay vẫn còn những thái độ trong giao tiếp thật sự không thể chấp nhận được đó là tỏ thái độ mệnh lệnh, hách dịch, quan lieu, cửa quyền, nhũng nhiễu khi tiếp xúc với người dân.

Để thực hiện tốt những nội dung trên, người quản lý cần phải thự hiện tốt các nguyên tắc sau:

-Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp.

-Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp.

-Nguyên tắc tắc tôn trọng nhân cách người khác trong giao tiếp.

Trong giao tiếp quản lý, người lãnh đạo không nên dung ngôn ngữ, các từ ngữ quá cầu kỳ, phô trương, quá phức tạp, lộng ngôn…Dẫn đến quá trình giao tiếp diễn ra không được tự nhiên, hiệu quả không cao.

Để việc giao tiếp giữa người quản lý và người được quản lý diễn ra một cách tốt đẹp và thu được hiệu quả như mong muốn. Đòi hỏi người quản lý phải lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:

– Khi tiếp xúc với cấp dưới phải tạo ra được sự thiện cảm ở chổ phải thể hiện là người có tấm lòng vị tha, trong sáng và ngay thẳng không thiên vị. Trong giao tiếp thể hiện được sự tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự có văn hoá và những cử chỉ vui vẻ hoà đồng tạo ra tâm lý gần gủi, thân mật với nhau trong sinh hoạt và trong công việc.

+ Hãy niềm nở và lịch thiệp

+ Hãy tươi cười với mọi người

+ Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh

 + Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù hợp để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt.

 + Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người. Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý

+ Vô tư, không vụ lợi. Phải thật thà vì mục đích giáo dục. Không thành
kiến, định kiến; không vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung.

– Phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư tình cảm và điều kiện hoàn cảnh gia đình, biết tên từng người, nơi ở …của các đối tượng đang tiếp xúc với mình. Ngoài ra phải biết động viên, giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

– Thể hiện được sự công tâm dân chủ trong công việc, biết chăm chú lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới và tôn trọng những ý kiến đó dù đúng hay sai và điều quan trọng là phải làm thế nào để kích thích để họ thấy được rằng lãnh đạo và tập thể rất cần và tin tưởng vào khả năng chuyên môn của họ để họ phấn khởi, tích cực tham gia ý kiến về bản thân và công việc một cách đầy đủ.

–  Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người. Việc lắng nghe ý kiến của cấp dưới có nhiều tác dụng. Nhờ đó, nhà quản lý biết được tình hình hoạt động của đơn vị; Biết được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để kịp thời điều chỉnh hoạt động quản lý; Biết được mức độ chính xác và hợp lý của những quyết định. Từ đó nhà quản lý có thể khai thác, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể, khuyến khích tính tích cực sáng tạo của cấp dưới.

– Biết giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách lịch thiệp

– Hãy chú ý đến công việc của cấp dưới. Cần thấy được thành tích của từng người trong công tác và khen ngợi họ. Điều được khen phải đúng là điều người đó đã làm. Nên đa dạng hóa phần thưởng: bằng tiền, hiện vật, kỳ nghỉ, đề bạt bổ nhiệm…tùy theo điều kiện.

– Đừng bao giờ quên lời hứa

– Phải thể hiện sự điềm tĩnh, không nên nổi nóng hay tranh luận gay gắt hoặc tỏ ra khó chịu với bất kỳ ý kiến thẳng thắn nào trước tập thể. Không vội ngắt lời khi đối tượng giao tiếp đang tham gia phát biểu ý kiến mà phải để cho họ phát biểu một cách thoả thích. Luôn luôn bảo đảm được không khí vui tươi thoải mái, tự nhiên khi thực hiện quá trình giao tiếp.

– Biết tỏ ra sự can đảm sẵn sàng nhận những thiếu sót trong công việc trước tập thể. Ngoài ra phải biết khôn khéo ứng xử, sao cho đối phương hiểu được rằng ý kiến của họ là đúng, hợp lý và cũng không nên tự cho mình là tài giỏi hơn người, tự nhận những điều hay, lẽ phải thuộc về mình khi tiến hành giao tiếp dù người đó là ai.

– Biết tỏ ra sự đồng cảm, cảm thông với những mong ước của đối phương về các vấn đề trong cuộc sống và trong sinh hoạt; phải biết khêu gợi được lòng tự trọng, danh dự của đối tượng giao tiếp trong việc thực hiện theo suy nghĩ của mình mà không gặp phải khó khăn nào.

– Luôn luôn biết tự đặt mình vào đúng vị thế của đối tượng giao tiếp để thấu hiểu được việc làm của họ trong trạng thái có sai lầm từ đó có sự đánh giá hợp lý với thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, khách quan, nhưng hết sức nghiêm túc và không nên biểu hiện cá nhân chủ nghĩa trong động cơ góp ý.

– Không được có thái độ kẻ cả, trịch thượng trong cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ với đối tượng giao tiếp và cũng không nên tỏ ra mệnh lệnh và khinh miệt lẫn nhau mà phải chân thành khuyên bảo nhau.

– Phải tạo cho họ niềm tin, thấy được viễn cảnh tươi sáng trong công việc để có sự cố gắng tiếp tục cống hiến hết sức lực, trí tuệ của mình cho công việc chung của cơ quan, đơn vị trường học. Hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng  và trao quyền đầy đủ cho họ. Niềm tin chính là động lực tạo ra sự chân thành, hợp tác, khuyến khích sự tự tin và ý chi vươn lên đối với mỗi người.

 – Nhạy bén trong giao tiếp. Phát hiện kịp thời những chuyển biến tâm lý  của đối tượng giao tiếp để có tác động, điều chỉnh phù hợp. Hiểu được những nguyên nhân sâu kín dẫn đến suy nghĩ và hành động của đối tượng.

– Hãy nghiêm túc và đòi hỏi sự cố gắng của cấp dưới. Nếu không có sự đòi hỏi và cũng không có yêu cầu cao đặt ra với những người dưới quyền thì họ dễ chán nản, không thích làm việc.

– Hãy biết phê bình và tự phê bình. Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điều chủ yếu là để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyết điểm. Một số điều cần chú ý trong việc phê bình người khác:

Cần nói ưu  điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết điểm.

Không nên phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba

Chỉ cảnh cáo phê bình trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần mà người đó vẫn không tiến bộ.

Khi nhân viên mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem xét quá trình công tác, xem xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay bản chất. Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh dự của họ

-Đối xử với mọi người một cách công bằng

– Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn của họ

– Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hòan thành tốt vai trò, chức trách của nhà quản lý.

– Sự khéo léo ứng xử của nhà quản lý trong giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích cực tới việc hoàn thành sứ mệnh giáo dục của nhà trường. Để tạo được mối quan hệ quản lý tốt đẹp đòi hỏi cả từ phía nhà quản lý và từ phía đối tượng quản lý.

-Người lãnh đạo giỏi còn phải là người biết quản lý xung đột tốt, giải quyết , điều khiển xung đột để tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức được là việc có được các mối quan hệ cá nhân tốt vẫn chưa đủ để tạo ra bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường. Để có được bầu không khí sư phạm lành mạnh, người Hiệu trưởng còn phải xây dựng được các mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các tổ chức với các cá nhân một cách lành mạnh.

Tóm lại :Để có được các phẩm chất tốt của người lãnh đạo, có uy tín cao, được mọi người “tâm phục, khẩu phục” , nhất là trong công tác quản lý giáo dục, thì người lãnh đạo phải có kiến thức sâu, rộng, sống hiểu biết tâm lý mọi người “Biết mình, biết ta”, biết lắng nghe, chia sẽ, đồng cảm, bản lĩnh, thân thiện, có tính quyết đoán, nhất là thường xuyên học tập, trau dồi ngôn ngữ, là tấm gương “Học tập suốt đời” .

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào thấy rõ tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Đặc biệt là trong công tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng. Có nhiều người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ thành đạt trong công tác quản lý đó là các mối quan hệ hòa thuận trong gia đình, tình bằng hữu, đồng nghiệp trong  cơ quan, giữa những người bạn, người cộng sự ngày càng gắn bó, bền chặt, được những đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh đặt trọn niềm tin, được những người xung quanh thật sự nể trọng,…. Và tất cả những thành quả đó không phải ngẫu nhiên đến với mỗi người, mà chỉ có thể có được thông qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp nói chung, giao tiếp quản lý nói riêng, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các khóa học, tự học hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình, nghiên cứu sách, tiếp xúc các thông tin hàng ngày trên thông tin đại chúng, thực hiện đúng là “Tấm gương tự học và sáng tạo”.

Hy vọng rằng tất cả những nội dung trên đây của tôi học tập được, sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp các bạn đang là các nhà quản lý giáo dục, nhất là các bạn quản lý trẻ, thấy được những gì bổ ích cần bổ sung cho công tác quản lý của mình tốt hơn và rất mong được thầy chấp nhận, giúp đỡ chỉ bảo thêm.

2.Kiến nghị

-Với các cấp lãnh đạo :

+Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng để kịp thời nắm bắt, cập nhật những thông tin, những kiến thức cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển.

+Mỗi năm nên tổ chức giao lưu giữa các cán bộ quản lý ở các vùng miền để họ có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để vận dụng ở đơn vị đạt hiệu quả cao hơn.

+Nên có chỉ đạo thực hiện đồng bộ hiệu trưởng nhà trường phải là bí thư chi bộ để công tác quản lý chỉ đạo sâu sát chặt chẽ, có sự thống nhất các chủ trương nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của đơn vị nhằm hực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị một cách cao nhất.

-Với hiệu trưởng:

Phải không ngừng học tập, nhất là tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, năng lực về quản lý lãnh đạo. Nhất là phải học tập những thói quen tốt của những người đi trước. Có sổ tay học tập về ngôn ngữ, nhất là vấn đề giao tiếp. Cần trau dồi kĩ ngôn ngữ trong giao tiếp thường xuyên. Thường xuyên tự đánh giá lại chính bản thân mình thông qua các hoạt động thường ngày và hiệu quả các hoạt động, biết soi rọi lại để rút kinh nhiệm để hoàn thiện bản thân.

Không ngừng học tập và làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” về phong cách, bản lĩnh của Người vận dụng vào cuộc sống công việc hàng ngày. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhiên viên của trường cùng nhau học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

1.Tâm lý học Quản lý- Nhà xuất bản giáo dục- 1998

2.Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Hà Nội 1995

3.Nội dung dạy học Tâm lý học quản lý của PGS .TS Phùng Đình Mẫn.

Xem thêm: Phương Pháp Cải Tiến Quy Trình, Cải Tiến Liên Tục

4.Một số nội dung tra trên google.com.

 

 

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi đại chiến thú cưng

[ad_1] Contents               Tài liệu tham khảoRelated posts:Giới thiệu game đại chiến thú cưng Đại chiến thú cưng thuộc dòng game A10, 2 người chơi đưa người chơi đến…

Trò chơi đại chiến bộ tộc

[ad_1]  Contents               Tài liệu tham khảoRelated posts:Giới thiệu game đại chiến bộ tộc Đại chiến bộ tộc thuộc dòng game chiến tranh, game Y8 là một cuộc…

Trò chơi Ninja nhặt vàng

[ad_1]  Contents               Tài liệu tham khảoRelated posts:Giới thiệu game Ninja nhặt vàng Ninja nhặt vàng thuộc dòng game kỹ năng, game 4399 với cuộc hành trình của…

Trò chơi nhà hàng BBQ

[ad_1]  Contents               Tài liệu tham khảoRelated posts:Giới thiệu game nhà hàng BBQ Nhà hàng BBQ thuộc dòng game nấu ăn, game 4399 khi mà các bạn nhỏ…

Game nha sĩ chăm sóc răng: Funny Throat Surgery

[ad_1]  Contents               Tài liệu tham khảoRelated posts:Giới thiệu game nha sĩ chăm sóc răng Nha sĩ chăm sóc răng thuộc dòng game 1 người chơi, game 4399…

Trò chơi đá bi lắc online

[ad_1] Contents               Tài liệu tham khảoRelated posts:Giới thiệu game đá bi lắc Đá bi lắc thuộc dòng game cho con trai, kỹ năng một trong những dòng game…

Leave a Reply