Tiến Sĩ Phật Học Khangser Rinpoche Là Ai, Tiến Sĩ Phật Học Khangser Rinpoche Giảng Pháp

[ad_1]

*
*

Hôm nay chúng ta nói về căn bản tánh không. Nói chung, có rất nhiều chủ đề về tánh không. Nếu nhìn vào đạo Phật thì các bạn sẽ thấy có rất nhiều bộ kinh nói về tánh không. Có một vị học giả thời xưa nói rằng khi bạn càng nói thì sẽ càng rời xa thực tại, khi đến gần thực tại hơn thì càng khó diễn đạt bằng lời. Càng nói nhiều thì bạn sẽ càng rời xa thực tại, khi bạn tiến gần đến thực tại thì sẽ không còn ngôn từ nào để diễn tả được nữa. Điều này rất đúng. Đức Phật đã nói về tánh không qua hàng trăm bộ kinh. Có lẽ Đức Phật càng giảng nhiều thì người ta lại càng xa rời tánh không. Khi con người bàn luận nhiều hơn về những tư tưởng khác nhau về tánh không thì họ lại càng xa rời tánh không. Đối với một vấn đề đơn giản, đôi khi chúng ta thảo luận, nói tới nói lui thì vấn đề đơn giản đó lại trở nên phức tạp hơn. Nếu như vậy thì chúng ta có thể thắc mắc vì sao Đức Phật đã nói rất nhiều về tánh không và có rất nhiều kinh điển nói về tánh không. Nếu bạn đọc Bát Nhã Tâm Kinh, đó là một bản kinh rất nổi tiếng đã đúc kết ý nghĩa tinh yếu về tánh không chỉ trong vỏn vẹn hai trang giấy. Khi người nghe không hiểu thì Đức Phật không còn cách nào khác ngoài việc phải giảng giải nhiều hơn, đó là cách duy nhất. Khi Ngài giảng ngắn gọn thì người nghe không thể hiểu nên Đức Phật phải triển khai chi tiết hơn, và do đó nhiều bộ kinh đã ra đời. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật giảng rất đơn giản nhưng người ta lại không thể nào hiểu được. Đến đây bạn có thể thắc mắc tại sao lại nói Bát Nhã Tâm Kinh rất đơn giản? Khi đọc Bát Nhã Tâm Kinh hai đến ba lần nhưng bạn vẫn không hiểu thì tôi nghĩ các bạn sẽ cho rằng bài kinh này không hề đơn giản.

Bạn đang xem: Khangser rinpoche là ai

Hôm qua tôi có đi trên một chiếc ôtô với một đứa bé, và cậu bé đã hỏi tôi một câu. Lúc đầu cậu bé nói không có câu hỏi nào hết nhưng tôi đã nói cậu hãy hỏi một câu, và cậu bé đã hỏi tôi. Đó là một cậu bé khoảng năm tuổi rưỡi. Cậu ấy hỏi, “Chừng nào thầy thành Phật?” Tôi hỏi cậu bé làm sao cậu có thể nghĩ đến câu hỏi đó. Cậu bé trả lời cậu đã muốn hỏi tôi câu đó từ lâu nhưng lại quên mất. Những người xung quanh đều bật cười, nhưng với tôi thì câu hỏi đó khó hơn cả Bát Nhã Tâm Kinh. Chừng nào tôi thành Phật, điều đó tùy thuộc vào việc tôi hiểu về trí tuệ bát nhã đến đâu, hiểu Tâm Kinh và hiểu tánh không đến mức nào. Khi bạn đã hiểu tánh không hoàn hảo và tường tận thì Phật quả không còn xa nữa. Nếu không hiểu tường tận về tánh không thì bạn sẽ còn mất nhiều thời gian để đến Phật quả.

Bây giờ nói đến căn bản tánh không, chúng ta phải hiểu vài điểm căn bản về tánh không. Căn bản tánh không (emptiness) chính là duyên khởi (dependent origination), và duyên khởi chính là căn bản tánh không. Căn bản tánh không là duyên khởi, và duyên khởi là căn bản tánh không. Mỗi một đồng xu đều có hai mặt, và tánh không cũng có hai khía cạnh. Một khía cạnh là tánh không, khía cạnh kia là duyên khởi. Duyên khởi giống hệt với thuyết tương đối của nhà bác học Einstein. Tuy nhiên, Einstein khám phá được một mặt của đồng xu–thuyết tương đối, nhưng ông đã không thể tìm ra mặt thứ hai là tánh không. Ông ấy chỉ khai thác một mặt là thuyết tương đối. Đức Phật đã dạy cả hai khía cạnh: một mặt là tánh không, mặt kia là tính chất tương đối. Các bạn gọi “relativity theory” trong tiếng Việt là gì? Thuật ngữ đó cũng được dùng trong trường học phải không? Đó không phải là thuật ngữ Phật pháp mà là thuật ngữ khoa học, phải không?

Khi Einstein nói về thuyết tương đối, đó là một mặt của tánh không. Ông ấy chỉ nhìn vào một mặt là tính chất tương đối. Tuy nhiên, khi Đức Phật nói về tánh không, Ngài đã kết hợp cả hai mặt: một bên là tánh không, một bên là tính chất tương đối. Do đó, khi các bạn hỏi về căn bản tánh không, một điểm căn bản của tánh không là tính chất tương đối. Thông qua tính tương đối, chúng ta cố gắng chứng minh rằng mọi sự hiện hữu trong thực tại đều có bản chất là tánh không.

Khi tôi còn nhỏ, tôi thường thắc mắc tánh không là gì. Một trong những vị thầy lớn tuổi đã nói rằng tánh không cũng như bầu trời, không có gì cả. Câu trả lời đó đã không thật sự thuyết phục tôi. Lúc đó tôi còn rất nhỏ nên chưa được học triết học, vì vậy dù tôi chưa được thuyết phục nhưng tôi vẫn không bác bỏ học thuyết đó.

Trong đạo Phật, tánh không là bản chất rốt ráo của mọi sự vật hiện tượng. Tánh không chính là bản tánh rốt ráo của mọi sự hiện hữu. Chính vì vậy, Đức Phật đã dạy rằng liễu ngộ tánh không chính là con đường rốt ráo đưa đến giải thoát. Trong quyển sách có tựa đề Tiến Hóa (Evolution) của Einstein, ông ấy nói rằng đạo Phật chính là con đường giải thoát. Đức Phật cũng đã dạy rằng thực chứng tánh không là con đường đưa đến giải thoát. Tuy nhiên, khái niệm “giải thoát” của Einstein và khái niệm “giải thoát” trong đạo Phật có đôi chút khác biệt. Có rất nhiều cách khác nhau để tiếp cận chủ đề tánh không. Nếu các bạn nhìn theo quan điểm khoa học thì sẽ thấy khoa học hiện đại vẫn chưa thể tiếp cận hoàn toàn học thuyết tánh không. Có lẽ các nhà khoa học đã nghiên cứu được một nửa học thuyết tánh không, nhưng vẫn chưa thể nào lý giải toàn bộ vấn đề. Nếu bạn nhìn theo quan điểm Phật giáo, theo cái nhìn rốt ráo về bản chất thực tại, việc thực chứng được tánh không không những đưa chúng ta đến giải thoát mà còn giúp ta tận diệt mọi ác niệm. Thực chứng tánh không là con đường duy nhất để chúng ta diệt trừ mọi cảm xúc tiêu cực, mọi ác niệm và phiền não.

Tôi còn nhớ một lần tôi nói chuyện ở một trường đại học về tánh không, thuyết tương đối của Einstein và quan điểm của đạo Phật về thuyết tương đối. Vài sinh viên không chấp nhận và họ đã đưa ra nhiều câu hỏi tranh luận. Họ nói rằng họ không thể chấp nhận. Tuy nhiên, tôi thích những sinh viên như vậy, họ có đầu óc rất nhạy bén. Đặc biệt khi nói đến phương trình E=mc2 của Einstein, họ muốn biết thật chính xác về cách đạo Phật giải thích phương trình này. Thật sự thì một vài sinh viên rất nhạy bén khi tranh luận. Nếu các bạn nói về phương trình E=mc2 thì trong tiếng Tây Tạng chúng tôi không có thuật ngữ cho phép toán “bình phương.” Do đó, người Tây Tạng phải mượn từ tiếng Anh cho các thuật ngữ này. Người Tây Tạng nào không biết tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác thì họ không thể thảo luận bất cứ gì về chủ đề này. Họ không thể diễn tả phép toán bình phương vì trong tiếng Tây Tạng không có thuật ngữ khoa học.

Khi nói về tánh không và tính tương đối, Einstein đã tiếp cận theo hướng rất hiện đại, đó là khía cạnh tương đối, nhưng ông ấy đã không thể khám phá ra khía cạnh tánh không. Đặc biệt, trong thuyết tương đối Einstein đã nói về thời gian. Từ việc nghiên cứu thời gian mà Einstein đã đi đến thuyết tương đối. Tuy nhiên, trong đạo Phật, khi nói về tính chất tương đối thì chúng ta đề cập đến tính tương đối của mọi sự hiện hữu . Căn cứ trên nền tảng là tính chất tương đối và duyên sinh của mọi sự vật hiện tượng, chúng ta cố gắng chứng minh bản chất của chúng là tánh không. Einstein cố gắng minh chứng thời gian mang tính tương đối, ông ấy định nghĩa quá khứ, hiện tại, và tương lai theo thuyết tương đối; nhưng Einstein biết rằng ông không chứng minh bản chất rốt ráo của mọi sự vật hiện tượng. Không chỉ có Einstein mà nhà vật lý học Stephen Hawking cũng đề cập đến vấn đề này qua quyển Lược Sử Thời Gian (A Brief History of Time). Ở thời điểm hiện tại, Stephen Hawking được xem là nhà vật lý học lỗi lạc và sở hữu bộ óc vĩ đại bậc nhất nhân loại.

Khi cần đo đạc và định nghĩa thời gian, người ta lại liên tưởng đến thuyết tương đối, bởi nếu không đặt thời gian vào một hệ quy chiếu nào đó thì họ không thể xác định được đâu là quá khứ và đâu là tương lai. Vì vậy mà họ cần đến thuyết tương đối. Tuy nhiên, khi Đức Phật nói về sự tương đối, Ngài không có ý muốn định nghĩa thời gian, mà Đức Phật muốn định nghĩa mọi sự hiện hữu, dựa trên nền tảng là tính chất tương đối. Tôi không chắc các bạn hiểu vấn đề tôi đang nói. Nếu bạn hiểu thì rất tốt, nếu các bạn không hiểu cũng rất tốt. Nếu hiểu thì các bạn biết tôi nói gì. Nếu các bạn không hiểu thì có thể xem đây là một bản Tâm Kinh mới

, và như vậy các bạn có thêm một phiên bản Tâm Kinh khác nữa. Ở đây, điều duy nhất tôi muốn chỉ rõ và chia sẻ là học thuyết của đạo Phật sâu sắc đến mức nào. Có những chỗ học thuyết trong đạo Phật phân tích rất sâu sắc, do đó tôi muốn đưa ra vài luận điểm cho thấy điều đó.

Xem thêm: Ai Là Mỹ Nhân Đẹp Nhất Việt Nam, Top 15 Phụ Nữ Đẹp Nhất Việt Nam 2020

Bây giờ, khi Đức Phật giảng về tánh không, tánh không có nghĩa chính xác là gì? Đây lại là một câu hỏi khác. Để hiểu tánh không, chúng ta cần tự hỏi: “Tôi là ai?” Đôi lúc, khi cố gắng truy tìm bản ngã, bạn sẽ không tìm ra bản ngã của mình. Khi không thể tìm ra bản ngã, bạn không chịu phân tích sâu hơn nữa và không bao giờ tự hỏi bản thân “Tại sao tôi không thể tìm thấy bản ngã?” Bạn hãy cố gắng truy tìm cái “tôi”, “tôi” là ai, cái “tôi” hiện ở đâu, cái “tôi” ở trong đầu hay ở trong dạ dày…? Nếu bạn cố tìm cái “tôi” nhiều lần như vậy, bạn sẽ không thể tìm ra nó. Vì sao bạn không thể tìm được cái “tôi”? Đó lại là một câu hỏi khác. Bạn cứ truy tìm nhiều lần và không thể tìm thấy cái “tôi” vì bản chất của cái “tôi” là rỗng không (the nature of “I” is empty).

Chúng ta đang nói đến việc truy tìm cái “tôi” phải không? Đôi lúc, khi tôi giảng về tánh không, khi nói về việc truy tìm cái “tôi” thì tôi cũng tư duy tìm kiếm cái “tôi” sâu sắc đến mức tôi thật sự cảm thấy đánh mất bản thân mình

. Bây giờ đến gian đoạn thứ hai, chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn đánh mất cái “tôi”? Chúng ta phát khởi rất nhiều ác niệm và phiền não vì tư tưởng chỉ nghĩ cho bản thân quá mãnh liệt. Bây giờ khi bạn đánh mất cái “tôi”, khi đánh mất tư tưởng chỉ nghĩ cho bản thân, hoặc đánh mất tâm ái ngã thì mọi phiền não và ác niệm cũng theo đó thuyên giảm và tan biến. Nói chung, chúng ta cần biết rằng việc suy nghĩ quá nhiều đến bản ngã sẽ kéo theo rất nhiều tư tưởng tiêu cực. Khi bạn chứng ngộ được bản chất của “tôi” chính là tánh không thì dần dần mọi thái độ ái ngã, chấp ngã sẽ thuyên giảm, tan biến hoặc được tận diệt. Thực chứng tánh không sẽ tận diệt tâm chấp ngã và mọi phiền não.

Hôm qua tôi có một buổi nói chuyện với đại chúng. Ở đó có một số người khiếm thính và không thể nghe giảng. Khi tôi dành thời gian cho phần hỏi đáp, có một phụ nữ khiếm thính khá lớn tuổi, tôi nghĩ bà ấy khoảng 50 tuổi, đã hỏi tôi một câu. Bà ấy dùng ngôn ngữ ký hiệu bằng tay và có người phiên dịch câu hỏi của bà thành lời. Bà ấy không thể nói và nghe nên dùng tay diễn tả câu hỏi và có người phiên dịch lại. Bà ấy hỏi: “Tôi được sinh ra và đã phải chịu khổ rất nhiều. Trước tiên là tôi không thể nói và không thể nghe. Rồi tôi sinh con và cũng đã đau khổ rất nhiều khi chăm sóc con cái. Vậy thì tại sao tôi lại được sinh ra? Tại sao? Nếu không được sinh ra thì tôi đã không phải chịu khổ như thế này. Tại sao tôi lại phải ra đời?”

Đôi lúc, vì sao chúng ta được sinh ra đời và vì sao ta phải chết là những điều vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Có một câu chuyện rất thú vị về Ngài A-nan (Ananda). Ngài A-nan vẫn còn tại thế một thời gian sau khi Đức Phật đã nhập diệt. Vào những ngày cuối đời, Ngài A-nan đã trở về quê hương. Ngài đã về quê bằng thuyền, và hai bờ sông thuộc về hai vương quốc khác nhau. Cả hai quốc vương đều đến bờ sông để đón Ngài A-nan. Hai vị quốc vương đều đợi Ngài, nên Ngài phải chọn một trong hai hướng. Khi đó, Ngài A-nan đã không yêu cầu người lái thuyền chuyển hướng về một bên nào cả, mà Ngài chỉ nói người lái thuyền dừng lại giữa sông. Lúc đó Ngài A-nan đã nói một bài kệ bốn câu:

Tôi phụng sự Thế Tôn,

Tôi thỏa mãn mọi ước nguyện của Người.

Giờ đây tôi đã thoát khỏi gánh nặng của cuộc đời.

Tôi sẽ không sinh trở lại nữa.

Vào thời điểm đó, một vương quốc bên sông là nước Tỳ-xá-ly, vương quốc bên bờ kia là nước Ma-kiệt-đà. Sau khi Ngài A-nan qua đời, hai vương quốc chia đều xá lợi của Ngài. Họ xây hai bảo tháp cất giữ xá lợi của Ngài A-nan, vì thế xá lợi của Ngài A-nan chỉ đến từ hai bảo tháp này. Sau lễ trà tỳ nhục thân của Ngài A-nan, hai vương quốc đã chia đều xá lợi của ngài. Xá lợi của Đức Phật được giữ trong bốn bảo tháp vì xá lợi của Phật đã được chia đều cho bốn nước lớn lúc bấy giờ. Xá lợi của Phật chỉ đến từ bốn bảo tháp này.

Ngài A-nan đã nói Ngài sẽ không tái sinh trở lại trong câu cuối cùng. Tuy nhiên, chúng ta không thể kiểm soát được sinh và tử, chúng ta không thể nói mình sẽ không sinh trở lại, và ta không thể nói mình sẽ không chết. Ngài A-nan thì có thể nói như vậy. Chúng ta phải tái sinh nhiều lần vì nghiệp, và hiện tại chúng ta không thể diệt hết nghiệp. Vì sao ta không thể diệt hết nghiệp? Vì tâm ta còn phiền não. Vì sao tâm ta còn phiền não? Vì ta chưa thể thực chứng bản chất rốt ráo của tánh không. Một khi đã hiểu được bản chất rốt ráo của tánh không thì bạn có thể tận diệt mọi phiền não trong tâm. Khi đã tận diệt mọi phiền não thì bạn có thể diệt hết nghiệp. Khi đã diệt hết nghiệp thì bạn sẽ không tái sinh trở lại nữa. Tuy nhiên, tôi đã không thể giải thích như vậy cho người phụ nữ đó, vì bà ấy không nghe được, không nói được và lại không hiểu nhiều về Phật pháp. Do đó, mục đích của việc chứng ngộ tánh không chính là để tận diệt tất cả nghiệp và phiền não.

Xem thêm: Raiden Là Ai – Raiden (Mortal Kombat)

Bây giờ chúng ta sang một điểm khác về căn bản tánh không. Như tôi đã nói, khi bạn quán sát bất cứ sự vật hiện tượng nào, hoặc bất cứ sự hiện hữu nào, nếu bạn cố gắng truy tìm bản chất của chúng nhiều lần thì cuối cùng bạn sẽ không tìm được gì cả. Nếu các bạn nhìn vào chữ “sắc” trong Bát Nhã Tâm Kinh thì thấy “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Tôi vừa nhớ ra một điều. Tôi nghĩ câu này trong tiếng Việt rất giống với tiếng Hoa. Nhưng tôi nghĩ câu này trong tiếng Việt được phiên dịch tốt hơn, vì các bản kinh tiếng Hoa thường bị phiên dịch dư chữ. Khi học Bát Nhã Tâm Kinh, các bạn nên tìm hiểu bản kinh bằng tiếng Phạn, là ngôn ngữ chính thống Đức Phật đã dùng. Tiếng Phạn là một ngôn ngữ cổ của Ấn Độ, vì vậy ngày nay tiếng Ấn Độ hiện đại và tiếng Phạn khá tương đồng. Đức Phật đã dạy “sắc tức là không.” Nếu các bạn phân tích một yếu tố “sắc” nào đó, chẳng hạn như một cái bàn, bạn hãy truy tìm bản thể của cái bàn. Nếu bạn chia cái bàn thành hai phần, rồi chia hai phần đó thành hai phần nhỏ hơn, và tiếp tục chia mỗi phần nhỏ đó thành hai phần nhỏ hơn…, cuối cùng bạn sẽ tìm được những thành phần rất vi tế là nguyên tử. Nếu bạn chia nhỏ các hạt nguyên tử thì sẽ được các hạt hạ nguyên tử. Nếu bạn tiếp tục chia nhỏ, chia nhỏ, chia nhỏ, và chia nhỏ liên tiếp thì bạn vẫn không tìm thấy điều gì cả. Cuối cùng bạn không tìm được cái gì cả. Chính vì vậy, Đức Phật đã dạy nếu truy tìm bản thể của mọi sự vật hiện tượng, nếu truy tìm bản thể của mọi hiện hữu thì cuối cùng bạn sẽ không tìm được gì cả, mà chỉ tìm được sự rỗng không. Đó là điểm cơ bản mà các bạn phải hiểu. Tôi sẽ nói thêm một chút nữa rồi chúng ta sang phần hỏi đáp.












[ad_2]

Related Posts

Trò chơi sút Penalty Y8

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game sút Penalty Y8 Sút Penalty Y8 thuộc dòng game thể thao, game 4399 một trong những phiên bản mới lạ và vô…

Game nối hình: Trò chơi nối hình

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game nối hình Nối hình thuộc dòng game trí tuệ, game A10 một trong những dòng game kích thích sức sáng tạo…

Trò chơi cấp cứu tai nạn

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game cấp cứu tai nạn Cấp cứu tai nạn thuộc dòng game 1 người chơi, game 7k7k một trong những trò chơi…

Game cừu chiến: Trò chơi cừu chiến

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game cừu chiến Cừu chiến thuộc dòng game trí tuệ, game Y8 một tựa game mang tính chiến thuật và khiến cho…

Trò chơi Sonic phiêu lưu ký

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game Sonic phiêu lưu ký Sonic phiêu lưu ký thuộc dòng game sóc vui, game sóc vui khi mà mọi người sẽ…

Trò chơi Garnet nhảy Audition

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game Garnet nhảy Audition Garnet nhảy Audition thuộc dòng game cho bạn gái, game 4399 là một trong những tựa game được…

Leave a Reply