Thuế tự vệ là gì?

[ad_1]

Trong thương mại, thuế tự vệ là một trong những loại thuế điển hình khi các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân phải nộp khi thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Như vậy Thuế tự vệ là gì? Điều kiện, nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ như thế nào, và quy định của pháp luật về các đối tượng chịu thuế, nộp thuế ra sao, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây:

Thuế tự vệ là gì?

Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

Thuế nói chung là một khái niệm khá quen thuộc với các tổ chức, cá nhân, nhất là những tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, thuế tự vệ lại là một thuật ngữ vẫn còn khá xa lạ đối với các tổ chức, doanh nghiệp bởi nó chỉ phát sinh không thường xuyên ở một số trường hợp nhất định thuộc đối tượng nộp thuế tự vệ.

Ngoài việc giải đáp thuế tự vệ là gì? chúng tôi còn chia sẻ các thông tin liên quan đến loại thuế này để Quý độc giả có thêm các thông tin hữu ích.

Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu 2016, điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ đực quy định như sau:

Thứ nhất: Điều kiện áp dụng thuế tự vệ

– Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

– Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điểm a Khoản này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Thứ hai: Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ

– Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo Điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;

– Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;

– Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.

Thứ ba: Thời hạn áp dụng thuế tự vệ (khoản 3 Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu 2016)

– Không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.

– Có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với Điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang Điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Quy định của pháp luật về đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế tự vệ

Về đối tượng chịu thuế tự vệ:

Theo như định nghĩa nếu trên, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tự vệ là những hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam mà những hàng hóa này được nhập khẩu quá mức gây ảnh hương nghiêm trọng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến những ngành sản xuất trong nước hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước.

Theo quy định tại điều 2, Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Đối tượng phải nộp thuế tự vệ quy định tại Điều 3, Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu 2016 cụ thể như sau:

1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩugửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

Cách tính thuế tự vệ

Thứ nhất: Về căn cứ tính thuế tự vệ

– Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

– Trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp;

– Mức thuế của từng mặt hàng theo quy định của Bộ Công Thương.

Thứ hai: Về phương pháp tính thuế

– Trường hợp tính thuế tự vệ theo tỷ lệ phần trăm:

Số tiền thuế tự vệ phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ * Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa * Thuế suất

– Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối:

Số tiền thuế tự vệ phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ * Số tiền thuế tự vệ phải nộp trên một đơn vị hàng hóa.

Trên đây là toàn bộ nội dung lên quan đến Thuế tự vệ là gì? Nếu có bất kỳ ý kiến, thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung này, rất mong quý độc giả đặt câu hỏi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

[ad_2]

Related Posts

Game cao bồi thiện xạ: Gunblood Remastered

[ad_1] ContentsThuế tự vệ là gì?Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệThứ nhất: Điều kiện áp dụng thuế tự vệThứ hai: Nguyên tắc áp…

Game đua xe siêu tốc độ: Drag Racing Club

[ad_1]  ContentsThuế tự vệ là gì?Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệThứ nhất: Điều kiện áp dụng thuế tự vệThứ hai: Nguyên tắc…

Game Pacman nhặt bóng: Pacman Dash 3D

[ad_1]  ContentsThuế tự vệ là gì?Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệThứ nhất: Điều kiện áp dụng thuế tự vệThứ hai: Nguyên tắc…

Game pha chế Cocktail: Bartender The Celeb Mix

[ad_1] ContentsThuế tự vệ là gì?Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệThứ nhất: Điều kiện áp dụng thuế tự vệThứ hai: Nguyên tắc áp…

Game bóng đá 11 người: New Soccer

[ad_1]  ContentsThuế tự vệ là gì?Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệThứ nhất: Điều kiện áp dụng thuế tự vệThứ hai: Nguyên tắc…

Trò chơi rửa chén đĩa

[ad_1]  ContentsThuế tự vệ là gì?Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệThứ nhất: Điều kiện áp dụng thuế tự vệThứ hai: Nguyên tắc…

Leave a Reply