Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

[ad_1]

Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp còn mới ở nước ta có nhiều người chưa biết đến. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cho Quý bạn đọc về vấn đề này.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về việc thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp xã hội cũng là một loại doanh nghiệp nên khi muốn làm Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của các văn bản sau đây:

+ Luật Doanh nghiệp 2020

+ Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về luật Doanh nghiệp

+ Nghị định 96/2015/NĐ-CP

Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội. Theo đó, doanh nghiệp xã hội:

+ Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

+ Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

+ Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Đặc điểm cơ bản của Doanh nghiệp xã hội?

Hoạt động bằng các nguồn tài trợ

Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ các khoản viện trợ để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Nguồn viện trợ chủ yếu đến từ các cơ quan sau: Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Hình thức viện trợ chủ yếu bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật.

Mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường

Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Mục tiêu về lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội.

Trong thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.

Sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận để tái đầu tư

Doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký. Tỉ lệ này đã được điều chỉnh so với trước đây khi mà Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định ở mức 50%.

Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm để tái đầu tư thì sẽ bị xử phạt theo Điều 40 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Ưu điểm, nhược điểm của Doanh nghiệp xã hội

Vì bản chất và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là hoạt động phát triển xã hội, bảo về môi trường và các dự án vì cộng đồng nên các doanh nghiệp này được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

Doanh nghiệp xã hội được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Tuy nhiên mỗi ngành, nghề, lĩnh vực doanh nghiệp xã hội lại có những chính sách ưu đãi khác nhau.

Bên cạnh những doanh nghiệp xã hội hoạt động lành mạnh thì có những doanh nghiệp tổ chức, cá nhận lợi dụng niềm tin của mọi người, các nhà hảo tâm, nhà tài trợ để kêu gọi tài trợ nên cũng làm giảm đi uy tín của doanh nghiệp.

Các quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp xã hội còn quá ít và chưa chặt chẽ nên các doanh nghiệp muốn  thành lập hay chuyển đổi sang loại hình này đều còn khá bỡ ngỡ và lo lắng để vận hành doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu xã hội và hoạt động kinh doanh .

Khả năng tiếp cận và huy động nguồn vốn đầu tư thương mại còn hạn chế vì đa phần các doanh nghiệp xã hội được thành lập từ các cá nhân, có sứ mệnh phục vụ xã hội nên vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp với quy mô nhỏ. Mà đặc thù lại không vì mục tiêu lợi nhuận nên không thu hút được các nhà đầu tư thương mại.

Thủ tục thành lập Doanh nghiệp xã hội như thế nào?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ bao gồm các nội dung dưới đây:

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội:

Tùy loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập Công ty TNHH hay Công ty Cổ phần thì sơ đăng ký sẽ tương ứng với loại hình đó:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Điều lệ của Công ty

+ Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông

+ Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp

+ Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ

+ Bên cạnh đó, hồ sơ kèm theo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường, Quyết định của doanh nghiệp thông qua các nội dung trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Chủ sở hữu công ty hoặc HĐTV hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh khi thông qua nội dung bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (trong trường hợp Doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội hoặc có sự thay đổi nội dung Cam kết).

Nơi nộp hồ sơ:

+ Người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ:

Trên đây là một số quy định về Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2020. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6560.

->>>Tham khảo thêm : Thay đổi đăng ký kinh doanh

[ad_2]

Related Posts

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsThủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định ở đâu?Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?Đặc điểm cơ bản của Doanh…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsThủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định ở đâu?Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?Đặc điểm cơ bản của…

Game siêu sao bóng chày: Baseball Pro

[ad_1]  ContentsThủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định ở đâu?Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?Đặc điểm cơ bản của…

Game Pikachu 2019: Onet Connect Classic

[ad_1]  ContentsThủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định ở đâu?Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?Đặc điểm cơ bản của…

Game thời trang cô chúa bạch tuyết: Snow Princess

[ad_1]  ContentsThủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định ở đâu?Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?Đặc điểm cơ bản của…

Trò chơi làm bánh Gato

[ad_1] ContentsThủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định ở đâu?Doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?Đặc điểm cơ bản của Doanh…

Leave a Reply