Thủ tục đăng ký thế chấp

[ad_1]

Thủ tục đăng ký thế chấp như thế nào? Hồ sơ, trình tự, thủ tục khi tiến hành đăng ký thế chấp tài sản. Hướng dẫn đăng ký thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất

Trường hợp nào phải đăng ký thế chấp?

Theo quy định pháp luật, thế chấp chia ra 2 trường hợp đó là bắt buộc đăng ký đăng ký theo nhu cầu cụ thể theo điều 4 nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Theo đó các trường hợp với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển sẽ là trường hợp bắt buộc. Ngoài ra, các trường hợp khác hoặc tài sản hình thành trong tương lai sẽ là trường hợp đăng ký thế chấp theo nhu cầu.

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Hồ sơ đăng ký: Theo quy định tại điều 39 nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Điều 39. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
4. Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì ngoài các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người yêu cầu đăng ký phải nộp các giấy tờ sau đây:
a) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình (01 bản sao không có chứng thực);
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác (01 bản sao không có chứng thực);
5. Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
6. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.

Theo đó, hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
– Phiếu đăng ký thế chấp 01/ĐKTC thông tư 07/2019/TT-BTP
– Hợp đồng thế chấp có công chứng
Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trình tự đăng ký

Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai địa phương
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, trong thời hạn giải quyết, văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những nhiệm vụ sau:
– Ghi nội dung đăng ký thế chấp vào sổ địa chính và giấy chứng nhận.
– Sau khi ghi vào sổ địa chính và giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
Thời hạn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất: Không quá 3 ngày theo quy định tại điều 16 nghị định 102/2017/TT-BTP

Điều 16. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
2. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
3. Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Hồ sơ đăng ký thế chấp là động sản khác

Việc đăng ký thế chấp bằng động sản khác theo quy định tại điều 50 nghị định 102/2017/NĐ-CP cụ thể:

Điều 50. Hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
b) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;
d) Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, nếu có.
2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp theo mẫu 01 tại thông tư 08/2018/TT-BTP.

Thẩm quyền thực hiện: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia

Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Thực hiện đăng ký thế chấp online tại: https://dktructuyen.moj.gov.vn/

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply