Thủ tục Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất 2021

[ad_1]

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm là các bước thực hiện của cá nhân hoặc tổ chức cần đăng ký cấp chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch. Theo đó nhiều khách hàng vẫn chưa nắm rõ cụ thể chi tiết các quy định để có thể tiến hành đăng ký.

Mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây của TBT Việt Nam để nắm rõ một số nội dung cần thiết hỗ trợ cho việc đăng ký mã vạch của sản phẩm.

Đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?

Đăng ký mã vạch sản phẩm là việc mà cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Theo đó, sau khi được cấp giấy chứng nhận này thì cá nhân hoặc tổ chức sẽ đưa mã số vạch in lên từng sản phẩm để có thể sử dụng.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Mã vạch sản phẩm hiện nay vẫn chưa có quy định pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm của cụm từ này. Tuy nhiên, về cơ bản thì chúng ta có thể được hiểu như sau:

Mã vạch sản phẩm là một dãy có các vạch dọc được sắp xếp song song với nhau, dưới các vạch thẳng sẽ có các mã số để máy quét đọc được thông tin. Trong thực tế, tại một số các siêu thị, cửa hàng sẽ sử dụng máy quét để quét mã vạch trên sản phẩm từ đó nhận diện và phân biệt các sản phẩm khác nhau.

Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như thế nào?

Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như sau:

– Dễ dàng kiểm soát về sản phẩm đã đăng ký mã vạch

Khi đăng ký mã vạch giúp cho cá nhân hoặc tổ chức đăng ký mã vạch có thể dễ dàng thuận lợi trong quá trình quản lý, phân loại và sắp xếp hàn hóa một cách hiệu quả. Qua đó, có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược kinh doanh của chính cá nhân, tổ chức đó.

– Mở rộng về hoạt động kinh doanh

Khi cá nhân, tổ chức kinh doanh một sản phẩm nào đó đều có nhu cầu muốn sản phẩm của mình được bán đi và thu được lợi nhuận cao nhất. Theo đó, loại sản phẩm này cần được bán ở nhiều nơi/thị trường mà người tiêu dùng tin tưởng.

Trong đó, tại các siêu thị, trung tâm mua sắm là thị trường mà được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước dễ dàng tiếp cận nhất, do đó để đưa sản phẩm của mình được bán trong các trung tâm đó thì việc đầu tiên đó là chủ thể cần phải đăng ký mã vạch.

– Tăng năng suất hoạt động đồng thời giảm chi phí cho nguồn nhân công

Như chúng ta được biết, trong thực tế thì việc quản lý sản phẩm cần có nguồn nhân lực tương đương với số lượng sản phẩm đó để có thể nhập thông tin sản phẩm vào hệ thống của máy quản lý tổng và xử lý.

Tuy nhiên, hiện nay việc đăng ký mã vạch này giúp chúng ta có thể kiểm soát một cách dễ dàng hơn thông qua việc dùng máy quét thì việc nhân công cần thiết cùng thực hiện công việc đó sẽ được tiết kiệm, đồng thời tăng hiệu suất làm việc được nhanh chóng và chính xác cao hơn.

– Giúp người tiêu dùng dễ dàng trong việc mua sắm, tiết kiệm thời gian

Khi mua sản phẩm nào đó, khách hàng thanh toán tiền thay vì phải mất thời gian để chờ nhân viên viết tên từng sản phẩm trên máy tính/ giấy tờ thì khi có mã vạch và máy quét nhân viên thu ngân chỉ cần dùng máy để quét vào sản phẩm là hệ thống sẽ tự động nhận diện được giá sản phẩm, thông tin sản phẩm một cách chính xác.

Ngoài ra, khi quản lý về kho hàng thì để kiểm tra thông tin sản phẩm đó còn trong kho với số lượng bao nhiêu?, tình trạng sản phẩm như thế nào thì nhân viên kho dễ dàng có thể kiểm tra được.

Thực tế, ngày nay đã có nhiều ứng dụng được sử dụng dùng để quét mã vạch, từ đó khách hàng có thể tra cứu được một số thông tin về sản phẩm đó, đây được coi là phương pháp để tạo niềm tin cho khách hàng.

Mức xử phạt khi không đăng ký mã vạch sản phẩm

Hiện nay, việc đăng ký mã vạch sản phẩm vẫn chưa có quy định nào bắt buộc phải đăng ký mã vạch cho tất cả các sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định liên quan đến việc xử phạt về mã vạch sản phẩm, cụ thể tại điều 32 của nghị định 119/2017/NĐ-CP:

“Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;

c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

đ) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;

e) Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN;

g) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;

c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;

b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.”

– Ngoài ra, bị phạt tiền từ 20 triệu đồng cho đến 50 triệu đồng, nếu thuộc 1 trong những hành vi sau:

+ Cung cấp/sử dụng nguồn dữ liệu của mã số mã vạch không đúng nguồn mã số mã vạch cơ quan Tổ chức mã số mã vạch quốc tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Việt Nam

+ Cung cấp thông tin về chủ sở hữu/ đối tượng mà sử dụng mã vạch GS1 hợp pháp.

+ Phát triển, cung cấp ứng dụng, giải pháp, dịch vụ dựa trên nền tanrng mã số mã vạch cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Việt Nam

– Buôn bán hàng hóa mà vi phạm quy định về mã số mã vạch:

+ Phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng nếu hàng hóa mà vi phạm có giá trị đến 10 triệu đồng

+ Phạt từ  1 triệu đến 2 triệu đồng nếu hàng hóa mà vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

+ Phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng nếu hàng hóa mà vi phạm có giá trị từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng

+ Phạt từ  3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu hàng hóa mà vi phạm có giá trị từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng

+ Phạt từ 5 triệu đến 7 triệu đồng nếu hàng hóa mà vi phạm có giá trị từ 50 triệu đến 70 triệu đồng

+ Phạt từ  7 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu hàng hóa mà vi phạm có giá trị từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng

+ Phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng nếu hàng hóa mà vi phạm có giá trị cao hơn 100 triệu đồng

– Cùng với đó, ngoài bị xử phạt mức như trên còn bị áp dụng đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả

Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

Trước khi đi vào thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm, chúng tôi sẽ giới thiệu về việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm. Đây là một bước vô cùng quan trọng đối với cá nhân hoặc tổ chức tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm. Bởi khi xem xét hồ sơ và giấy tờ thì cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng mới đưa ra quyết định chấp nhận để đăng ký cho chủ thể, theo đó hồ sơ bao gồm:

– 1 bản đăng ký theo mẫu quy định của Bộ khoa học và công nghệ

– 1 bản đăng ký theo mẫu về danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm

– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ bản sao về quyết định thành lập

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm được thực hiện theo trình tự lần lượt các bước như sau:

– Xác định số lượng các sản phầm mà cần đăng ký mã vạch

Do mà vạch sẽ được chia làm 3 loại khi đăng ký và phụ thuộc vào số lượng:

Loại dưới 100 sản phẩm, loại dưới 1 000 sản phẩm, loại dưới 10 000 sản phẩm.

– Chuẩn bị hồ sơ để đnăg ký mã vạch sản phẩm

Nội dung hồ sơ cần chuẩn bị quý vị có thể tham khảo nội dung trên phần này, chúng tôi đã đề cập tới.

– Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền trong đăng ký mã vạch

Nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chính là Tổng cục đo lường chất lượng.

– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ

Việc thẩm định được diễn ran gay sau khi hồ sơ của khách hàng được tiếp nhận và sẽ thực hiện từ 5 – 7 ngày làm việc.

– Nhận kết quả

Khi hồ sơ của chủ thể yêu cầu được thẩm định nếu được xác nhận là đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiến hành cấp mã vạch cho chủ thể yêu cầu, khi đó quý vị có thể sử dụng mã vạch này. Đồng thời giấy chứng nhận đăng ký mã vạch được cấp sau đó khoảng thời gian là 30 ngày.

Nơi đăng ký mã vạch ở đâu?

Để đăng ký mã vạch, quý vị có thể nộp hồ sơ tại một trong hai nơi như sau:

– Nộp trực tiếp tại cơ quan là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng – Bộ khoa học và công nghệ

Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu giấy, Hà Nội

Nộp hồ sơ thông qua đơn vị hỗ trợ dịch vụ đăng ký mã vạch

Trong trường hợp này, quý vị nên tham khảo những đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ có uy tín, kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Việc xác định đơn vị cung cấp đó có đủ tin tưởng hay không quý vị có thể dựa vào rất nhiều điểm, ví dụ như: dựa vào số năm hoạt động của công ty, qua đánh giá từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ ở đây, sự nhiệt tình năng nổ của nhân viên,…

Lệ phí đăng ký mã vạch sản phẩm

Lệ phí đăng ký mã vạch sản phẩm cũng là một vấn đề mà khách hàng quan tâm để đưa ra quyết định có nên đăng ký mã vạch sản phẩm hay không?, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số mức phí theo quy định tại điều 4, thông tư 232/2016/TT-BTC:

Đối với mức thu phí cấp, hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1là: 1 triệu đồng/mã

– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) là: 300 nghìn đồng

– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8(GTIN-8) là: 300 nghìn đồng.

Đối với mức thu phí đăng ký sử dụng là số vạch nước ngoài

Hồ sơ từ 50 mã sản phầm trở xuống: 500 nghìn đồng/1 hồ sơ

Hồ sơ trên 50 mã sản phầm: 10 nghìn đồng/mã

Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hằng năm

– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1:

+ Loại 10 số (doanh nghiệp sử dụng 100 số vật phẩm): 500 nghìn đồng/năm

+ Loại 9 số (doanh nghiệp sử dụng 1 000 số vật phẩm): 800 nghìn đồng/năm

+ Loại 8 số (doanh nghiệp sử dụng 10 000 số vật phẩm): 1 triệu 500 nghìn đồng/năm

+ Loại 7 số (doanh nghiệp sử dụng 100 000 số vật phẩm): 2 triệu đồng/năm

– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu: 200 nghìn đồng.

– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu có 8 chữ số EAN-8: 200 nghìn đồng.

Nếu cá nhân,tổ chức mà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch từ sau ngày 30/6 thì chỉ nộp 50% mức thu tương ứng duy trì từng loại mã số mã vạch.

Trên đây là tất cả những nội dung mà chúng tôi muốn giới thiệu tới quý vị về nội dung liên quan đến thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm.

[ad_2]

Related Posts

Game bóng đá 11 người: New Soccer

[ad_1]  ContentsĐăng ký mã vạch sản phẩm là gì?Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như thế nào?– Dễ dàng kiểm soát về…

Trò chơi rửa chén đĩa

[ad_1]  ContentsĐăng ký mã vạch sản phẩm là gì?Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như thế nào?– Dễ dàng kiểm soát về…

Trò chơi nàng tiên cá xinh đẹp

[ad_1] ContentsĐăng ký mã vạch sản phẩm là gì?Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như thế nào?– Dễ dàng kiểm soát về sản…

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsĐăng ký mã vạch sản phẩm là gì?Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như thế nào?– Dễ dàng kiểm soát về sản…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsĐăng ký mã vạch sản phẩm là gì?Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như thế nào?– Dễ dàng kiểm soát về…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsĐăng ký mã vạch sản phẩm là gì?Đăng ký mã vạch sản phẩm có những lợi ích như thế nào?– Dễ dàng kiểm soát về sản…

Leave a Reply