Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Phần Mềm Máy Tính 2021

[ad_1]

Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm.

Vậy thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính được thực hiện như thế nào? Hãy cùng TBT Việt Nam theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.

Khái niệm phần mềm máy tính?

Phần mềm máy tính là tác phẩm hiện đại được cấu tạo từ một tập hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng 1 hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trận tự xác định nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng năng hoặc một vấn đề cụ thể nào đó.

Phần mềm máy tính có thể sáng tạo dưới dạng chương trình máy tính hoặc sưu tập dữ liệu. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu là đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT).

Theo đó, phần mềm máy tính phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được pháp luật hướng dẫn cụ thể tại Điều 22 Luật SHTT, cụ thể như sau:

– Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

– Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác. Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?

Mục đích khi các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo tại Cục bản quyền tác giả là để ghi nhận các thông tin về tác giả và phần mềm.

Mặc dù hiện nay pháp luật quy định việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả nhưng đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định quyền sở hữu đối với phần mềm đó.

Khi xảy ra tranh chấp, việc chứng minh ai là người tạo ra phần mềm trước rất khó khăn. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả trở thành căn c%B để xác lập quyền tác giả cho bạn.

Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Quyền đăng ký bản quyền phần mềm là quyền của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả hau chính là người sáng tạo ra tác phẩm phần mềm, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài cũng có quyền đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam khi đáp ứng được các điều kiện tại Luật sở hữu trí tuệ cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

– Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm phần mềm máy tính. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– Hai đĩa CD chứa nội dung tác phẩm và 02 bản in phần mềm tác phẩm đăng ký, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.

– Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung.

– Bản sao chứng minh thư của tác giả

– Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty) hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp thuê sáng tạo tác phẩm);

– Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân)

Lưu ý: Các tài liệu quy định tại các điểm nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tài liệu như hướng dẫn trên để đăng ký bản quyền phần mềm

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Hồ sơ cần được soạn thảo bởi người có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính chính xác về hồ sơ, tránh những trường hợp hồ sơ sau khi nộp đăng ký sẽ bị trả về do những thiếu xót trong quá trình soạn thảo.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả trực tiếp hoặc thông qua đường chuyển phát từ bưu điện.

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoăc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính hoặc thông báo từ chối

Sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính, ngược lại hồ sơ cần bổ sung hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho phần mềm.

Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Theo đó, phí đăng ký bản quyền phần mềm theo quy định của nhà nước là 600.000 VND/1 sản phẩm phần mềm. Chi phí này không bao gồm các chi phí trong trường hợp khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm.

Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ tư vấn và đăng ký bản quyền phần mềm máy tính nhưng không phải công ty nào cũng có chức năng là đại diện sở hữu trí tuệ đã được Cục bản quyền tác giả cấp phép hoạt động. Do đó, khi sử dụng dịch vụ này quý khách hàng cần cân nhắc trước khi quyết định sử dụng dịch vụ vì những rủi ro pháp lý có thể mang lại cho khách hàng.

Trên đây là một số chia sẻ của TBT Việt Nam về các thông tin hữu ích liên quan đến thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính. Khách hàng quan tâm, cần tìm hiểu kỹ hơn về các nội dung hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ qua chúng tôi để nhận hỗ trợ tận tình, chuyên nghiệp nhất.

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi người que đu dây 2

[ad_1]  ContentsKhái niệm phần mềm máy tính?Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy…

Trò chơi Bida 3 băng

[ad_1] ContentsKhái niệm phần mềm máy tính?Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tínhHồ…

Trò chơi Bida 2 người

[ad_1] ContentsKhái niệm phần mềm máy tính?Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tínhHồ…

Trò chơi Bida 3D online

[ad_1] ContentsKhái niệm phần mềm máy tính?Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tínhHồ…

Trò chơi quán nước giải khát

[ad_1] ContentsKhái niệm phần mềm máy tính?Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tínhHồ…

Trò chơi đẳng cấp thú cưng

[ad_1] ContentsKhái niệm phần mềm máy tính?Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tínhHồ…

Leave a Reply