Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

[ad_1]

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu? Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Quy định tại điều 27 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Xem thêm: Các loại tội phạm

Ví dụ:
– Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ( điều 125 Bộ luật hình sự 2015); tội cho vay lãi nặng ( điều 201 Bộ luật hình sự 2015) là các tội ít nghiêm trọng có thời hiệu truy cứu TNHS là 5 năm
– Tội trộm cắp tài sản ( khoản 2 điều 173 Bộ luật hình sự 2015)...là tội nghiêm trọng có thời hiệu truy cứu TNHS là 10 năm
– Tội cố ý gây thương tích ( khoản 5 điều 134 Bộ luật hình sự 2015)…là tội rất nghiêm trọng có thời hiệu truy cứu TNHS là 15 năm
– Tội giết người (khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015)…là tội đặc biệt nghiêm trọng thời hiệu truy cứu TNHS là 20 năm

Lưu ý: Việc xác định các loại tội phạm sẽ căn cứ vào mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy.

Thời điểm xác định thời hiệu truy cứu TNHS

Thời điểm này được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Trường hợp trong thời hạn nêu trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới có mức hình phạt cao nhất của khung đối với tội mới trên 1 năm tù thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Điều này có nghĩa là đối với tội mới ấy, bị cáo phải bị đưa ra xét xử và bị áp dụng hình phạt tù trên 1 năm theo bản án đã kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trường hợp người phạm tội cố tình trốn tránh và có quyết định truy nã thì thời hiệu sẽ được tính lại kể từ ngày người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Ví dụ: Ngày 12/11/2014, Nguyễn Văn A lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị 500 triệu đồng. Hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên ngày 24/12/2014, A lại gây ra một vụ cướp tài sản. Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày 24/12/2014.

Những trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS

Điều 28 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 28. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Phân loại thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau:

TTLoại tội phạmThời hiệu
1Tội phạm ít nghiêm trọng (các tội phạm có mức hình phạt cao nhất đến 3 năm tù)5 năm
2Các tội phạm nghiêm trọng (các tội phạm có mức hình phạt cao nhất đến 7 năm tù)10 năm
3Các tội phạm rất nghiêm trọng (các tội phạm có mức hình phạt cao nhất đến 15 năm tù)15 năm
4Các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (các tội phạm có mức hình phạt cao nhất hơn 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình)20 năm

Các trường hợp đặc biệt

– Trong thời hạn, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời hiệu được tính lại từ khi người phạm tội ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
– Do tính chất nghiêm trọng của các tội phạm quy định tại Chương XI – các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, chương XXIV – các tội phạm về phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh nên không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply