Thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Thời hiệu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất là câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn từ bạn đọc. Do vậy trong nội dung bài viết sau đây, Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp, chia sẻ tới bạn đọc về nội dung “Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất”. Nếu còn chưa rõ những nội dung liên quan, bạn đọc cũng có thể liên hệ tới tổng đài 19006194 để được tư vấn cụ thể.

Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về khái niệm Tranh chấp đất đai, theo đó Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Pháp luật hiện hành chưa có khái niệm chính xác Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì? Tuy nhiên, từ quy định trên có thể hiểu rằng tranh quyền sử dụng đất là:

  • Một loại tranh chấp thuộc phạm vi của Tranh chấp đất đai;
  • Là các tranh chấp để xác định xem “ai là người có quyền sử dụng đất”.

Đối với án tranh chấp quyền sử dụng đất, người khởi kiện, người bị kiện cần quan tâm những vấn đề sau:

  • Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất quy định như thế nào?
  • Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất quy định như thế nào?
  • Thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất là bao lâu?
  • Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, nguyên đơn/bị đơn cần thực hiện những thủ tục gì?

Và một số vấn đề khác sẽ được Luật sư đất đai giỏi thuộc Công ty Luật Hùng Bách giải đáp qua các nội dung tiếp sau đây.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Hình ảnh: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất.

Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2015 được ban hành thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng là điều kiện để Tòa án nhân dân xem xét, tiến hành thụ lý hồ sơ khởi kiện. Tuy nhiên, sau những cải cách và sửa đổi luật pháp, thời hiệu khởi kiện trong vụ án tranh chấp dân sự nói chung và thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng được quy định như sau:

Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:

1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Khái niệm, quy định về thời hiệu được quy định tại điều 149 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, khác với quy định trước đây, thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự theo quy định pháp luật hiện hành chỉ được xem xét và áp dụng khi một trong các bên tranh chấp có yêu cầu tới Tòa án xem xét vấn đề thời hiện trong quá trình giải quyết vụ án.

Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất:

Căn cứ điểm C khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu:

“2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:…

c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.”

Đối chiếu với quy định tại điểm C khoản 2 Điều 23 Nghị Quyết 03/2012 /NQ-HĐTP thì tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất (tranh chấp quyền sử dụng đất) là trường hợp không áp dụng thời hiện (nói cách khác: không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất). Tức là, bất kể thời điểm nào mà người sử dụng đất cho rằng quyền sử dụng đất của mình bị xâm phạm thì có thể thực hiện các thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Đây là sự khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất so với thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp dân sự khác.

Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai (trừ trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất):

– Đối với tranh chấp dân sự liên quan đến giao dịch dân sự (ví dụ: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất) thì thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Căn cứ quy định tại điều 429 Bộ luật Dân sự 2015).

– Đối với tranh chấp di sản thừa kế là đất đai, thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản bất động sản (đất đai, nhà cửa…) là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. (Căn cứ quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015).

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các tình huống sau đây để hiểu rõ về thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất (thời hiệu tranh chấp đất đai):

Câu hỏi bạn đọc:

Thưa luật sư, em tên là Nguyễn Thị H, em quê Hưng Yên, em chưa rõ về cách tính thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất trong vụ án của gia đình em như sau: Ông bà em đã được cấp sổ đỏ năm 1996, ông bà em đều mất năm 2005 và không để lại di chúc. Tuy nhiên, do mải đi làm ăn xa nên bố mẹ em đều chưa được phân chia di sản thừa kế. Nay gia đình em muốn Tòa án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất di sản do ông bà để lại. Em xin hỏi Luật sư, trong trường hợp này thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất di sản được tính từ thời điểm nào? Em mong Luật sư giải đáp giúp em, em xin cảm ơn.

Trả lời:

Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách rất hân hạnh được giải đáp cho bạn đọc về thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp của gia đình em, Luật sư đất đai giải đáp như sau:

  • Xác định quan hệ tranh chấp:

Theo như bạn H đang xác định tranh chấp của gia đình là tranh chấp quyền sử dụng đất di sản thừa kế. Tuy nhiên, loại tranh chấp của gia đình được cần phải xác định chính xác là quan hệ tranh chấp phân chia di sản thừa kế để đối chiếu các quy định về thời hiệu khởi kiện.

  • Thời hiệu khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế là đất đai

Khác với thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất (không tính thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất), thời hiệu tranh chấp di sản thừa kế đất đai là 30 (năm) tính từ thời điểm mở thừa kế – thời điểm chủ sở hữu di sản mất đi (chết).

  • Kết luận:

Như vậy, theo tình huống của gia đình bạn H, thời điểm mở thừa kế là năm 2005 (khi cả hai ông bà mất đi). Tính từ năm 2005 tới nay là 16 (năm), như vậy thời hiệu khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế trong trường hợp này còn 14 (năm) – chưa hết thời hiệu khởi kiện. Gia đình hoàn toàn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.

Khác với các tranh chấp đất đai thông thường, thủ tục tranh chấp quyền sử dụng đất có những lưu ý, thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật. Vậy những lưu ý, thủ tục bắt buộc này là gì sẽ được Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách giải đáp sau đây:

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường tại nơi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất

Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, thủ tục hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã/phường là bước bắt buộc trước khi một trong các bên tranh chấp khởi kiện tranh chấp tại Cơ quan có thẩm quyền (Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân)

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về thủ tục hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất qua bài viết: Các trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai, Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai của Luật Hùng Bách đã chia sẻ.

Nếu các bên tranh chấp hòa giải thành công tại UBND cấp xã/phường thì:

TH1:

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

TH2:

Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất thành mà không có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã/phường lập biên bản hòa giải thành và các bên tiếp tục sử dụng ổn định.

Nếu các bên tranh chấp hòa giải không thành thì chuyển qua bước khởi kiện tại Cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại Cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất?

Căn cứ khoản 1,2 Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất là Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân. Cụ thể:

– Đối với các tranh chấp quyền sử dụng đất mà người tranh chấp có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 100 Luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất là Tòa án nhân dân.

– Đối với các tranh chấp quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quyh định tại điều 100 Luật đất đai thì người khởi kiện có thể lựa chọn Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

Nếu bạn đọc còn các thắc mắc về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thì có thể tham khảo bài viết: Tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào?

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp tới cơ quan giải quyết tranh chấp quyền quyền sử dụng đất:

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất cần những giấy tờ gì? Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai cần những giấy tờ sau:

  • Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện (bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu);
  • Giấy tờ về nơi cư trú (bản sao sổ hộ khẩu)
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Các tài liệu chứng cứ khác chứng minh về quyền sử dụng đất: xác minh của UBND cấp xã/huyện, các giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai (nếu có)
  • Và các giấy tờ, tài liệu chứng cứ liên quan tới vụ án.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào? để biết thêm về cách chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất, cách viết đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất mới nhất, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất.

Nộp hồ sơ khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất:

Như đã nêu trên, có 2 cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất là Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.

Theo đó, có 2 phương thức nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất như sau:

  • Cách 1: nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nhà nước. Lưu ý: khi nộp cần nhận được biên bản giao nhận hồ sơ khởi kiện.
  • Cách 2: nộp qua đường bưu chính (bưu điện). Lưu ý: khi nộp giữ lại biên lai chuyển phát

Thời hạn xem xét hồ sơ khởi kiện:

Trong thời hạn 08 (ngày) kể từ khi nhận được hồ sơ khởi kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo cho người khởi kiện một trong các thông báo sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cơ quan có thẩm thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là các nội dung Luật sư đất đai hướng dẫn bạn đọc về thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật mới nhất. Nếu bạn đọc đang có các thắc mắc hoặc cần hỗ trợ giải quyết thủ tục tranh chấp quyền sử dụng đất vui lòng liên hệ hotline Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách theo số máy: 19006194/0965625622 (zalo) để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.

Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.

Cảm ơn Quý bạn đọc đã quan tâm và tìm hiểu dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty Luật Hùng Bách. Chúng tôi – Luật Hùng Bách luôn tự hào là đơn vị pháp lý uy tín với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, chuyên môn giỏi. Luật Hùng Bách đã và đang hỗ trợ, giải quyết cho rất nhiều khách hàng giành được quyền, lợi ích hợp pháp theo đúng nguyện vọng. Dựa trên uy tín đã có và nền tảng đội ngũ Luật sư giỏi chuyên môn, chúng tôi luôn hân hạnh và sẵn sàng hỗ trợ tới quý khách hàng các dịch vụ pháp lý sau đây:

  • Dịch vụ tư vấn soạn thảo, làm đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất,
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất,
  • Dịch vụ Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất,
  • Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giỏi;
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai giỏi;
  • Dịch vụ Luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp đất đai;

Và các dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư của Công ty Luật Hùng Bách cung cấp.

Mọi thông tin chi tiết, xin mời quý khách hàng liên hệ theo số hotline 19006194/0965625622 (có zalo) để được hỗ trợ tư vấn về thủ tục tranh chấp đất đai, thủ tục hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất, các trường hợp tranh chấp đất đai…Luật Hùng Bách luôn hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng.

LP

Related Posts

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 1. Luật sư tư vấn về hợp đồng, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Luật đất đai

Luật đất đai là bộ luật do Quốc hội ban hành, đưa ra các quy định về việc sử dụng và quản lý đất đai. Các nội…

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang cho con

Cơ sở pháp lý – Bộ luật dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố…

Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Cơ sở pháp lý – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP – Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Tranh chấp…

Luật Sư Tư Vấn Luật Đất Đai Miễn Phí Qua Tổng Đài

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, cho nên các rủi ro và tranh chấp xoay quanh lĩnh vực này tương đối nhiều. Bên cạnh…

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

Tranh chấp đất đai giữa anh em là một vấn không mấy xa lạ hiện nay, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thường giải…

Leave a Reply