Theo Luật Du Lịch Có Mấy Loại Doanh Nghiệp Kinh Doanh Lữ Hành

https://www.youtube.com/watch?v=tps://www.youtube.com/hashtag/thanhlapdoanhnghiep

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Luật số: 09/2017/QH14

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2017

LUẬT

DU LỊCH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Du lịch.

Bạn đang xem: Theo luật du lịch có mấy loại doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tài nguyên du lịch, pháttriển sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch,tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, cộng đồngdân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; quản lý nhà nước về du lịch.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trênlãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạtđộng du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau:

1. Du lịch là các hoạt động cóliên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 nămliên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp phápkhác.

2. Khách dulịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làmviệc để nhận thu nhập ở nơi đến.

3. Hoạt động du lịch là hoạt độngcủa khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

4. Tàinguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên vàcác giá trị văn hóa làm cơ sở để hìnhthành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đápứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồmtài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

5. Sản phẩm du lịch là tập hợpcác dịch vụ trên cơ sở khai thácgiá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãnnhu cầu của khách du lịch.

6. Khu du lịch là khu vực cóưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch,đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầuđa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịchcấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.

7. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách dulịch.

8. Chươngtrình du lịch làvăn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ vàgiá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúcchuyến đi.

9. Kinhdoanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chứcthực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

10. Hướng dẫn du lịch là hoạt độngcung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.

11. Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.

12. Cơ sở lưu trú du lịchlà nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

13. Xúc tiến du lịch là hoạt độngnghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triểnvà thu hút khách du lịch.

14. Pháttriển du lịch bền vững làsự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể thamgia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đápứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

15. Du lịch cộng đồng là loại hìnhdu lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộngđồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổchức khai thác và hưởng lợi.

16. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoáđịa phương, có sự tham gia của cộng đồng dâncư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môitrường.

17. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sởkhai thác giá trị văn hóa, góp phần bảotồn và phát huy giá trị văn hóa truyềnthống, tôn vinh giá trị văn hóa mới củanhân loại.

18. Môi trường du lịch là môi trườngtự nhiên và môi trường xã hội nơi diễnra các hoạt động du lịch.

Điều 4. Nguyên tắc phát triển du lịch

1. Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

2. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị disản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khaithác lợi thế của từng địa phương và tăng cườngliên kết vùng.

3. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trậttự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, conngười Việt Nam.

4. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợppháp của khách du lịch, tổ chức, cánhân kinh doanh du lịch.

5. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôntrọng và đối xử bình đẳngđối với khách du lịch.

Điều 5. Chính sách phát triển du lịch

1. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho pháttriển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mứcưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

3. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

a) Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo,phát triển giá trị tài nguyêndu lịch;

b) Lập quy hoạch về du lịch;

c) Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia,địa phương;

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

a) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụdu lịch chất lượng cao;

b) Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;

c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcdu lịch;

d) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới cótác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dâncư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển,đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóavà sản phẩm du lịch đặc thù khác;

đ) Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quảnlý và phát triển du lịch;

e) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụngnhân lực du lịch tại địa phương;

g) Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, cóquy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế,trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

5. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại,cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoànthuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác chokhách du lịch.

Điều 6. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch

1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạtđộng du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn anninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môitrường.

2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư pháttriển du lịch, khôi phục và phát huycác loại hình văn hóa, nghệ thuật dângian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sảnxuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của người dân địaphương.

Điều 7. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch

1. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch được thànhlập và hoạt động theo quy định của phápluật về hội.

2. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch cótrách nhiệm sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của hội viên;

b) Tham giaxây dựng, phổ biến, giáo dục, giámsát việc thực hiện các quy định của phápluật, chính sách về du lịch;

c) Tham giaxúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡngkiến thức về du lịch; đánh giá, tư vấn, thẩm định tiêuchuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng dịchvụ cho doanh nghiệp và lao động trong ngành du lịch; xây dựng môi trường kinhdoanh lành mạnh cho các hội viên;huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức triển khai việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vận độnghội viên kinh doanh du lịch bảo đảm chất lượng dịch vụ;

đ) Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạmpháp luật về du lịch, bảo vệ môi trường.

Điều 8. Bảo vệ môi trường du lịch

1. Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo vàphát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn,lành mạnh và văn minh.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo vàphát triển môi trường du lịch.

3. Chính quyền địa phương các cấp có biệnpháp bảo vệ, tôn tạo và pháttriển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có tráchnhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phátsinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện phápphòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt độngkinh doanh của mình.

5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhânkhác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnhquan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; cóthái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch

1. Làm phươnghại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia,quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹtục của dân tộc.

2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoàihoặc từ nước ngoài vào Việt Nam tráipháp luật.

3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháptừ khách du lịch; tranh giành kháchdu lịch, nài ép khách du lịch mua hànghóa, dịch vụ.

5. Kinh doanhdu lịch khi không đủ điều kiện kinhdoanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quátrình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cóliên quan.

6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhcủa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phépkinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệpđể hoạt động kinh doanh.

7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hànhnghề.

8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trúdu lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

9. Các hành vibị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.

Chương II

KHÁCHDU LỊCH

Điều 10. Các loại khách du lịch

1. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách dulịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịchra nước ngoài.

2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoàicư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổViệt Nam.

3. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào ViệtNam du lịch.

4. Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam vàngười nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịchnước ngoài.

Điều 11. Quyền của khách du lịch

1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thôngtin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịchtheo hợp đồng đã ký kết.

3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnhthổ Việt Nam phù hợp với quy định của phápluật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.

4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp theo hợp đồng đã giao kết với tổchức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.

5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sảnkhi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhânphẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu dulịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơquan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Nghĩa vụ của khách du lịch

1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứngxử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của ViệtNam.

2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụdu lịch.

3. Thanh toántiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệphí và các khoản thu khác theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật vềdân sự.

Điều 13. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch

1. Cơ quan nhànước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu dulịch, điểm du lịch.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránhrủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứunạn cho khách du lịch.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có tráchnhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho kháchdu lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho kháchdu lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụngbiện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách dulịch.

Điều 14. Giải quyết kiến nghị của khách du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lýkhu du lịch, điểm du lịch tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịchtrong phạm vi quản lý.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, tổ chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghịcủa khách du lịch trên địa bàn.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận, giảiquyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch.

Chương III

TÀINGUYÊN DU LỊCH, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ QUY HOẠCH VỀ DU LỊCH

Mục 1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Điều 15. Các loại tài nguyên du lịch

1. Tài nguyêndu lịch tự nhiên bao gồm cảnh quanthiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiênkhác có thể được sử dụng cho mục đíchdu lịch.

2. Tài nguyêndu lịch văn hóa bao gồm di tíchlịch sử – văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ,kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống,lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóakhác; công trình lao động sáng tạo của conngười có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Điều 16. Điều tra tài nguyên du lịch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchchủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ lập quy hoạch về du lịch; quản lý,khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịchvà phát triển sản phẩm du lịch.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 17. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch

1. Nhà nước có chính sách quản lý, bảovệ, tôn tạo, khai thác hợp lý,phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạmvi cả nước để phát triển du lịch bền vững.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchchủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhândân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôntạo, khai thác hợp lý và phát huy giátrị tài nguyên du lịch.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịchtham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịchcó thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tàinguyên du lịch cho các mục tiêu kinhtế khác.

4. Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồngdân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.

Mục 2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

Điều 18. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch

1. Tổ chức, cá nhân có quyền sáng tạo, phát triển, kinh doanh các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của kháchdu lịch và phù hợp với quy định của phápluật.

2. Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo đối với từng vùng và trong phạm vi toàn quốc theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đánhgiá, phân loại tài nguyên du lịch.

3. Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đốivới những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của kháchdu lịch.

Điều 19. Phát triển du lịch cộng đồng

1. Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng đượcưu đãi, khuyến khích cung cấp dịch vụlưu trú, ăn uống; hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộngđồng; sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; cóchính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịchcho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồngtham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩmdu lịch cộng đồng.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát triển du lịch cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến,nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc vănhóa, bảo vệ môi trường, ứng xử vănminh đối với khách du lịch.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển du lịch cộngđồng có trách nhiệm tôn trọng văn hóa,nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng.

Mục 3. QUY HOẠCH VỀ DU LỊCH

Điều 20. Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch

1. Phù hợpvới chiến lược và quy hoạch pháttriển kinh tế – xã hội,quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triểnngành du lịch và các quyhoạch khác đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.

2. Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịchsử – văn hóa, di sản thiên nhiên hướngtới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môitrường và ứng phó vớibiến đổi khí hậu.

3. Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng,từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.

4. Giảm thiểu các tác động tiêu cựcdo phát triển du lịch đến kinh tế – xã hội và môi trường.

5. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cánhân trong quá trình lập quy hoạch;kếthợp hài hòa giữa lợi ích của Nhànước và lợi ích của cộngđồng, giữa lợi ích của vùng và địaphương.

6. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đápứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế – xã hội và hội nhập quốc tếcủa đất nước.

Điều 21. Nội dung quy hoạch về du lịch

1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trongphát triển kinh tế – xã hội của quốcgia, vùng và địa phương.

2. Phân tích,đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên và môitrường du lịch, thị trường du lịch; khả năng thu hút đầu tư, nguồn lực phát triển du lịch.

3. Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch; dự báocác chỉ tiêu và luận chứng các phươngán phát triển du lịch.

4. Định hướng tổ chức không gian du lịch, hệ thống cơsở vật chất kỹ thuật du lịch.

5. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, thị trườngdu lịch.

Xem thêm: Kể Tên Các Bệnh Về Mắt Và Cách Phòng Tránh Sinh Học 8, Cac Bệnh Về Mắt Sinh Học 8

6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch; xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư, vốn đầu tư.

7. Định hướng bảo vệ tài nguyên du lịch và môitrường theo quy định của pháp luật.

8. Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Điều 22. Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch về du lịch

1. Việc lập quy hoạch về du lịch phải tuân thủ nguyêntắc, nội dung lập quy hoạch về du lịch quy định tại Điều 20 vàĐiều 21 của Luật này và quy định kháccủa pháp luật có liên quan.

2. Chính phủ quy định việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạchvề du lịch.

Chương IV

ĐIỂM DULỊCH, KHU DU LỊCH

Điều 23. Điều kiện công nhận điểm du lịch

1. Điều kiện công nhận điểm du lịch bao gồm:

a) Có tàinguyên du lịch, có ranh giới xácđịnh;

b) Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch;

c) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội,bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 24. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch

1. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịchquy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịchđược quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lýnhà nước về du lịch (sau đây gọi chung làcơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnhthẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấptỉnh;

c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhậnđược kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhcông nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định côngnhận điểm du lịch trong trường hợp điểm du lịch không cònbảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch

1. Tổ chức, cá nhân quản lý điểmdu lịch có quyền sau đây:

a) Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch;

b) Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;

c) Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sửdụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý;

d) Được thu phí theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý điểmdu lịch có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến thamquan;

c) Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịchtrong phạm vi quản lý;

d) Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toànxã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch;

đ) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghịcủa khách du lịch trong phạm vi quản lý.

Điều 26. Điều kiện công nhận khu du lịch

1. Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm:

a) Có tàinguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định;

b) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch;

c) Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thôngquốc gia;

d) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội,bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia bao gồm:

a) Có tàinguyên du lịch đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnhquan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa,có ranh giới xác định;

b) Có trongdanh mục các khu vực tiềm năng pháttriển khu du lịch quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ,đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống vàcác nhu cầu khác của khách du lịch;

d) Các điều kiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 27. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấptỉnh

1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịchcấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnhđược quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lýkhu du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch;

b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnhthẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấptỉnh;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhcông nhận khu du lịch cấp tỉnh; trường hợp từ chối, phảitrả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên,cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị côngnhận khu du lịch cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấptỉnh thành lập hội đồng thẩm định, quyết định côngnhận khu du lịch cấp tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định côngnhận khu du lịch cấp tỉnh trong trường hợp khu du lịch khôngcòn bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.

Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốcgia

1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia theo mẫu do Bộ trưởng BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịchquốc gia quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch quốcgia được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổngcục Du lịch;

b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, trình Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch quyết định công nhận và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức côngbố khu du lịch quốc gia; trường hợp từ chối, phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchlập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trìnhThủ tướng Chính phủ công nhận.

4. Người có thẩm quyền công nhậnkhu du lịch quốc gia thu hồi quyết định công nhận trongtrường hợp khu du lịch không còn bảo đảm điều kiện quy địnhtại khoản 2 Điều 26 của Luật này.

Điều 29. Quản lý khu du lịch

1. Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:

a) Quản lý công tác quy hoạch và đầutư phát triển;

b) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt độngcủa hướng dẫn viên du lịch;

c) Quản lý việc đầu tư, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch;

d) Bảo đảm an toàn cho khách du lịch; bảo đảm trật tự,an toàn xã hội, bảo vệ môi trườngtrong khu du lịch;

đ) Xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, điểm cung cấpthông tin phục vụ khách du lịch;

e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định môhình quản lý khu du lịch cấp tỉnh.

Chương V

KINHDOANH DU LỊCH

Mục 1. DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Kinh doanhdịch vụ lữ hành nội địa phục vụ kháchdu lịch nội địa.

2. Kinh doanhdịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ kháchdu lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịchra nước ngoài.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinhdoanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịchvụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điềunày.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụkhách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốctế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Là doanhnghiệp được thành lập theo quy định củapháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngânhàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấptrở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyênngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Là doanhnghiệp được thành lập theo quy định củapháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngânhàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳngtrở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyênngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinhdoanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phépkinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đápứng các điều kiện kinh doanh quy định tạikhoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhquốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhnội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữhành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về ngườiphụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi,cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịchquốc tế.

Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanhdịch vụ lữ hành nội địa

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhnội địa bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫudo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợpđồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của ngườiphụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịchvụ lữ hành nội địa được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhnội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnhthẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợptừ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lýdo.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phépkinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanhdịch vụ lữ hành quốc tế

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhquốc tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫudo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầutư do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của ngườiphụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;

đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợpđồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịchvụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhquốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanhdịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp vàthông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanhnghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thôngbáo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phépkinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Điều 34. Cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữhành trong trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng.

2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữhành được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữhành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định đến cơ quannhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhcho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn vềdu lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp lại Giấyphép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốctế.

Điều 35. Cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữhành trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấychứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụlữ hành bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhtheo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch quy định;

b) Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp;

c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầutư trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hànhphù hợp với phạm vi kinh doanh trong trường hợp quy định tại điểmb khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữhành được quy định như sau:

a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đã cấp giấy phép;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấpđổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanhnghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằngvăn bản và nêu rõ lý do.

Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn vềdu lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp đổi Giấyphép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốctế.

Điều 36. Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhtrong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;

b) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữhành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;

c) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhtheo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;

d) Làm phươnghại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia,quốc phòng, an ninh;

đ) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoàihoặc từ nước ngoài vào Việt Nam tráipháp luật;

e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinhdoanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạtđộng kinh doanh;

g) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này,gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

h) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại điểm b vàđiểm c khoản 1 Điều này chỉ được đề nghị cấpgiấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 06 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép cóhiệu lực. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phépkinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tạicác điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điềunày chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tụcthu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cóquyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện cácdịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho kháchdu lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;

b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữhành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh,văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;

c) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụlữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;

d) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;

đ) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiệnchương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộchương trình du lịch;

e) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn kháchdu lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu tráchnhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịchtrong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;

g) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy địnhcủa nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắcvăn hóa, phong tục, tập quán của ViệtNam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thờicác hành vi vi phạm pháp luật của kháchdu lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của phápluật;

i) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phụchậu quả;

k) Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ kháchdu lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền vànghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;

b) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hànhtheo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này; công khaitên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịchvụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh,văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;

c) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tụcnhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ kháchdu lịch ra nước ngoài có quyền vànghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1, điểm b vàđiểm c khoản 2 Điều này;

b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa kháchdu lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành;chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫnviên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Điều 38. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữhành

1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốnvới đối tác Việt Nam để thành lậpdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật ViệtNam và điều ước quốc tế mà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấplại, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hànhđối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàithực hiện theo quy định tại các điều 31, 33,34, 35 và 36 của Luật này.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này.

Điều 39. Hợp đồng lữ hành

1. Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiệnchương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụlữ hành với doanh nghiệp, khách du lịchhoặc đại diện của khách du lịch.

2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.

3. Hợp đồng lữ hành phải có các nộidung sau đây:

a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụtrong chương trình du lịch;

b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khảkháng;

d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;

đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.

Điều 40. Kinh doanh đại lý lữ hành

1. Kinh doanhđại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trìnhdu lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành chokhách du lịch để hưởng hoa hồng.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền và có hợp đồng đại lý với doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

3. Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hànhthì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa kháchdu lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữhành giao đại lý; trong hợp đồng phảighi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.

Điều 41. Hợp đồng đại lý lữ hành

1. Hợp đồng đại lý lữ hành phảiđược lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hànhvà bên nhận đại lý là tổ chức, cánhân kinh doanh đại lý lữ hành.

2. Hợp đồng đại lý lữ hành phải cócác nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

b) Chươngtrình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý,thời điểm thanh toán;

c) Quyền và trách nhiệm của các bên;

d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

Điều 42. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành

1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bênnhận đại lý lữ hành.

2. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bênnhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịchvề chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành.

Điều 43. Trách nhiệm của đại lý lữ hành

1. Thông báocho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầuhoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin vềdoanh nghiệp giao đại lý lữ hành.

2. Thực hiện việc bán chương trình du lịch đúngnội dung và đúng giá như hợp đồng đại lý;không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

3. Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của phápluật.

4. Treo biển đại lý lữ hành ở vị trídễ nhận biết tại trụ sở đại lý.

Điều 44. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịchvụ lữ hành nước ngoài

1. Việc thành lập văn phòng đại diệntại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thực hiện theo quy định của phápluật về thương mại.

2. Cơ quanchuyên môn về du lịch cấp tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ,cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.

Mục 2. VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH

Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch

1. Kinh doanhvận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đườngbiển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phụcvụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách dulịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đápứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môitrường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiểnphương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chấtlượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quyđịnh của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điềukhiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trênphương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch.

Điều 46. Cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch

1. Phương tiện vận tải khách du lịch được cấp biển hiệu khi đápứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều45 của Luật này.

2. Phương tiện vận tải khách du lịch có biển hiệu được vận tải hành khách theo hợp đồng vàđược ưu tiên bố trí nơi neo đậu, dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, trong khu du lịch, gần điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và được hoạt động không hạnchế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trúdu lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chínhquyền địa phương.

3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệuphương tiện vận tải khách du lịch.

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tảikhách du lịch

1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường phù hợp.

2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải.

3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy địnhtrong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận tải.

4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhậnbiết trên phương tiện vận tải.

Mục 3. LƯU TRÚ DU LỊCH

Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch

1. Khách sạn.

2. Biệt thự du lịch.

3. Căn hộ du lịch.

4. Tàu thủy lưu trú du lịch.

5. Nhà nghỉ du lịch.

6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

7. Bãi cắm trại du lịch.

8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

a) Có đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòngcháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của phápluật;

c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trúdu lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sởlưu trú du lịch với cơ quan nhà nướccó thẩm quyền.

2. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưutrú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạngcơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04sao và 05 sao.

3. Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trúdu lịch được quy định như sau:

a) Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trúdu lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;

b) Cơ quanchuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 saovà hạng 03 sao.

4. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trúdu lịch bao gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởngBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trúdu lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốcgia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

c) Danh sáchngười quản lý và nhân viên trong cơ sởlưu trú du lịch;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứngnhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làmviệc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

5. Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú dulịch được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trúdu lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngàylàm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quannhà nước có thẩm quyền phải thôngbáo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi,bổ sung;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyếtđịnh công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thôngbáo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổchức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạnglại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại cáckhoản 4, 5 và 7 Điều này.

7. Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiệntheo quy định của pháp luật về p

Nguồn : sưu tầm

Related Posts

Trò chơi Super Mario hái nấm 1985

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game Super Mario hái nấm 1985 Super Mario hái nấm 1985 thuộc dòng game kỹ năng, game 4399 một trong những dòng hái…

Game nướng gà: Trò chơi nướng gà

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game nướng gà Nướng gà thuộc dòng game nấu ăn, game Y8 một trong những trò chơi mà nó sẽ gợi nhớ…

Game biệt đội đánh thuê: Metal Guns Fury

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game biệt đội đánh thuê Biệt đội đánh thuê thuộc dòng game bắn súng, 24h Online một trong những tựa game mà mình…

Trò chơi thợ săn diệt quái vật

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game thợ săn diệt quái vật Thợ săn diệt quái vật hay còn gọi Monster Hunter, thuộc dòng game thủ thành, game…

Trò chơi anh hùng nhỏ tuổi

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game anh hùng nhỏ tuổi Anh hùng nhỏ tuổi thuộc dòng game bắn súng, 24h online khi mà anh chàng tí hon của…

Trò chơi Kung Fu Panda 3 đại chiến

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game Kung Fu Panda 3 đại chiến Kung Fu Panda 3 đại chiến thuộc dòng game đối kháng, game Y8 một trong…

Leave a Reply