Theo luật 2021 đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

[ad_1]

Hợp đồng lao động được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể, trong đó một bên là người sử dụng lao động, bên còn lại là người sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến việc làm, mức lương, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được hiểu là việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn được ghi nhận trong hợp đồng của một bên chủ thể mà không có sự thỏa thuận hay đồng ý của một bên chủ thể còn lại trong quan hệ lao động.

>>> Tham khảo: Tư vấn các vấn đề về liên quan đến luật bảo hiểm xã hội

Trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo quy định tại Điều 37 BLLĐ 2012 thì người lao động sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp:

– Đối với loại HĐLĐ xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc cụ thể có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn ghi nhận trong hợp đồng khi:

+ Bên người sử dụng lao động không thực hiện đúng theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng như về vấn đề công việc, địa điểm làm việc, thời gian làm việc….

+ Bên phía sử dụng lao động không thực hiện đúng thỏa thuận về tiền lương, trả lương không đầy đủ hoặc trả lương không đúng hạn

+ Bên phía người sử dụng lao động có những hành vi trái pháp luật như ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức đối với người lao động

+ Người lao động hoặc gia đình người lao động gặp phải những vấn đề khó khăn không giải quyết được dẫn đến việc không thể thực hiện tiếp HĐLĐ

+ Người lao động nhận nhiệm vụ hoặc được bổ nhiệm làm việc trong bộ máy nhà nước

+ Lao động nữ đang mang thai gặp các vấn đề về sức khỏe và được chỉ định nghỉ ngơi theo yêu cầu của cơ sở khám, chữa bệnh

+ Người lao động nghỉ đau ốm hoặc gặp tai nạn phải điều trị 90 ngày liên tục đối với hợp đồng xác định thời hạn và một phần bốn thời hạn hợp đồng đối với hợp đồng mùa vụ mà chưa phục hồi khả năng lao động

– Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn thì không cần đáp ứng một trong các điều kiện trên, chỉ cần đảm bảo báo trước cho phía người sử dụng lao động ít nhất là 45 ngày

Căn cứ theo Điều 38 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp dưới đây: 

– Người lao động không hoàn thành công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng

– Người lao động bị đau ốm hay tai nạn mà điều trị 12 tháng liên tục đối với hợp đồng không xác định thời hạn, điều trị 6 tháng liên tục đối với hợp đồng xác định thời hạn và quá một phần hai thời hạn hợp đồng đối với hợp đồng mùa vụ

– Người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp quy mô công việc do các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh….

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

>>> Tham khảo: Quy định án phí dân sự sơ thẩm năm 2020 như thế nào?

Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì sẽ xảy ra các hậu quả pháp lý sau:

Thứ nhất: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản trước cho người lao động ít nhất là 15 ngày trước khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn

Thứ hai: Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, bao gồm tiền lương những ngày đã làm chưa được thanh toán, nợ lương (nếu quá hạn thì công ty phải trả bao gồm cả tiền lãi), tiền thưởng…trước đó

Thứ ba: Người sử dụng lao động phải tiến hành xác định thời gian người lao động tham gia BHXH để trả sổ Bảo hiểm, đồng thời trả lại tất cả các bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ mà phía người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Nếu người lao động là bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải có trách nhiệm báo trước cho bên sử dụng lao động một khoảng thời gian theo quy định của BLLĐ 2012

– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì sẽ hãy ra các hậu quả pháp lý sau:

 Nếu người sử dụng lao động là bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải thực hiện các nghĩa vụ:

+ Phải khôi phục lại công việc cho người lao động và phải trả tiền lương, BHXH, BHYT trong khoảng thời gian bị thôi việc công thêm tối thiểu 2 tháng tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Nếu trong trường hợp người lao động không muốn quay lại làm việc thì phía sử dụng lao động phải bồi thường tiền đồng thời trả trợ cấp thôi việc cho người lao động;

+ Trường hợp cả 2 bên thỏa thuận không quay lại làm việc thì hai bên có thể tự thỏa thuận về khoản tiền bồi thường nhưng phải bằng ít nhất 2 tháng tiền lương quy định trong hợp đồng;

+ Trong trường hợp người lao động vẫn muốn quay lại làm việc nhưng phía sử dụng lao động không sắp xếp được thì ngoài tiền bồi thường, hai bên phải thỏa thuận để sửa đổi lại hợp đồng; Nếu bên sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật do vi phạm về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động số tiền tương ứng với số ngày không báo trước.

Nếu người lao động là bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì có nghĩa vụ:

+ Không được hưởng trợ cấp thôi việc, đồng thời bồi thường cho phía sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo mức lương đã thỏa thuận trong HĐLĐ;

+ Nếu vi phạm về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho bên sử dụng lao động số tiền tương ứng với số vi phạm không báo trước;

+ Ngoài ra đối với hợp đồng đào tạo nghề thì người lao động phải hoàn trả cả chi phí đào tạo trước đó cho bên sử dụng lao động.

>>> Tham khảo: Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự

Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng

CÔNG TY …………CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……………….

…….., ngày ….. tháng …. năm ……

THÔNG BÁO

Về việc chấm dứt hợp đồng lao động

Kính gửi: Ông/bà………………………

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18 tháng  6 năm 2012;

Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… được ký kết ngày…/…/…. giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),

Công ty xin thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động  với ông/bà…

1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….

Chức vụ: ……………………………

2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……

3. Lý do: ………………………………………………………………………

Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.

Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.

Trân trọng!

Nơi nhận:

– Ông/bà : …………(thực hiện);

– Phòng: …………(thực hiện);

– Lưu: VT.

                  Giám đốc

                   (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 Quý vị còn băn khoăn hay vướng mắc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hãy chia sẻ cùng TBT Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ qua hotline 1900 6560. Trân trọng!

>>> Tham khảo: Bạn hiểu thế nào là ly hôn đơn phương?

[ad_2]

Related Posts

Game bóng đá 11 người: New Soccer

[ad_1]  ContentsTrường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐMẫu thông báo đơn phương…

Trò chơi rửa chén đĩa

[ad_1]  ContentsTrường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐMẫu thông báo đơn phương…

Trò chơi nàng tiên cá xinh đẹp

[ad_1] ContentsTrường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐMẫu thông báo đơn phương chấm…

Trò chơi thiết kế váy công chúa

[ad_1] ContentsTrường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐMẫu thông báo đơn phương chấm…

Trò chơi Barbie trị thương

[ad_1]  ContentsTrường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐMẫu thông báo đơn phương…

Trò chơi tiệm kem mùa đông

[ad_1] ContentsTrường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt HĐLĐMẫu thông báo đơn phương chấm…

Leave a Reply