The Triple Bottom Line Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

[ad_1]

Trong những năm gần đây, một loạt biến động từ toàn cầu hóa, hiệp ước trao đổi thương mại song/đa phương, tiến bộ công nghệ, khan hiếm thực phẩm và nguyên liệu đến khủng hoảng tín dụng, kinh tế thoái trào, biến đổi khí hậu, khủng bố… đã thay đổi sâu sắc cục diện nền kinh thương toàn cầu, khiến các doanh nghiệp đủ mọi loại hình và phạm vi hoạt động trên thế giới phải thay đổi tư duy và mô hình phát triển kinh thương (business model) của mình. Sự thay đổi căn bản có tính cách chiến lược này được xem là tất yếu để các doanh nghiệp dù đã có truyền thống lâu dài hay các công ty nhỏ và mới thành lập, có thể sống còn, tăng trưởng và tồn tại trong bối cảnh tình hình cạnh tranh càng ngày càng tăng, từ nhiều nguồn và dưới nhiều hình thức.

Bạn đang xem: Triple bottom line là gì

Trong bối cảnh đó, khái niệm “thị trường” truyền thống (chủ yếu gồm khách hàng và nhà cung cấp) và “mục tiêu tối hậu” (bottom-line) của doanh nghiệp (tạo lợi nhuận) được nới rộng, bao gồm thêm các “yếu tố mềm”, tuy không liên quan lắm đến tài chính, nhưng lại là những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong trường kỳ. Ngôn ngữ quản lý kinh doanh được bổ sung thêm khái niệm “tác nhân liên quan”, “phát triển bền vững” và “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (CSR).

Theo một số nhà nghiên cứu, dưới sức ép của cạnh tranh đa phương (do toàn cầu hóa), giá cả nguyên liệu không ngừng gia tăng (do khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bất hợp lý) và những vấn nạn xã hội, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với mức lợi nhuận càng ngày càng thu hẹp, nếu không tìm được lối ra thích ứng, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. “Lối ra” đó phải dựa trên những “giá trị bền vững” (sustainable values) bằng cách xây dựng, phát triển và củng cố những mối liên hệ mới với những tác nhân liên quan ngoài truyền thống. Tương quan đó bao gồm người tạo ra sản phẩm và dịch vụ (doanh nghiệp), người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ (cộng đồng) vàngườicung cấp vật liệu sản xuất (trái đất). Mô hình phát triển doanh thương mới bổ sung cho công thức tăng trưởng thông dụng (giá cả, chất lượng và đa dạng hóa) và được phát huy trên nền tảng bền vững khi thoả mãn được yêu cầu của cả ba yếu tố con người (People), trái đất (Planet) và lợi nhuận (Profit) theo đề xuất The Triple P’s của J. Elkington.

Để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xem chính bản thân doanh nghiệp như là một thành viên của cộng đồng, và thực hiện những nghĩa vụ của mình bao gồm: People, Planet, và Profit

*

People:đề cập đến cộng đồng và cả bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành quản lý, nhân viên, cổ đông của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm gì để có thể cải thiện được tình hình kinh tế của cộng đồng, của xã hội, cải thiện về nguồn lao động, cải thiện những tri thức, cuộc sống của cộng đồng,…Ở P này, ta thường thấy những chương trình cụ thể như Management Trainee của các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Pepsi, P&G,v.v… chương trình này giúp giáo dục và huấn luyện các sinh viên mới ra trường nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng thực tiễn nhầm đáp ứng các nhu cầu trong công việc. Khi các sinh viên được đào tạo, họ có thể tạo ra được những giá trị cụ thể cho cộng đồng và xã hội. Một ví dụ khác là, khi bão và lũ lụt xảy đến với ở miền Trung, thì một công ty phát động chương trình nhường cơm sẻ áo, cùng thực hiện chương trình từ thiện đến những khu vực gặp nạn này.

Planet:nói đến những việc làm của công ty làm cho môi trường sống ngày càng an toàn, và tốt đẹp hơn. Ví dụ những công ty sản xuất, hàng ngày thải ra môi trường xung quanh hay thải ra sông, cống rảnh một lượng lớn các chất thải độc hại, sau một quá trình lao động và sản xuất, công ty này áp dụng những công nghệ mới giúp xử lý chất thải tốt hơn, hoặc tái sử dụng các chất thải này. Một ví dụ khác là OMO, nhãn hàng bột giặt này luôn luôn có nhiều chương trình CSR riêng của nhãn mình bao gồm 2 hoạt động nổi trội là: giáo dục và giúp trẻ phát triển tốt hơn và các hoạt động thân thiện với môi trường. Các hoạt động thân thiên với môi trường của OMO là mỗi năm điều nghiên cứu và yêu cầu các nhà cung cấp cung cấp hay sử dụng những thành phần nguyên liệu thân thiên hơn với môi trường như nhựa tái chế không có chất độc hại với môi trường,…

Profit:là làm sao phải có lợi nhuận cho công ty. Một khi công ty có lợi nhuận, thì công ty sẽ đóng thuế cho nhà nước, góp phần vào ngân sách quốc gia. Một khi công ty có lợi nhuận thì mới phát triển được, ngoài việc đóng góp vào ngân sách quốc gia, công ty còn đem đến nhiều việc làm hơn cho cộng động và quốc gia hay khu vực mà mình hoàn hoạt động, từ đó giúp việc luân chuyển hàng hóa trở nên thông suốt và tốt hơn dẫn đến việc kinh tế phát triển.

Xem thêm: Vì Sao Video Tải Về Không Xem Được Video Trên Facebook Và Cách Khắc Phục

Ba yếu tố này thường gắn liền với nhau, một khi doanh nghiệp có khả năng tích hợp hài hòa cả ba yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội trong chiến lược ngắn và dài hạn của mình. Sự thành công của việc thực hiện chiến lược đó cũng sẽ được đo lường dựa trên mức độ hài lòng của tất cả tác nhân liên quan, được thể hiện quahình ảnh(image) và danh tiếng(reputation) của doanh nghiệp được cộng đồng công nhận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, trong dài hạn những “yếu tố mềm” này, khi được tích lũy, sẽ biến thành “tích sản bền vững” (sustainable assets) có thể thay thế “sức mạnh tài chính”, đã trở thành mong manh trong hoàn cảnh bất ổn hiện nay.

Trong thực tế, những lợi ích do trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp rất cụ thể, cụ thể nhất là: gia tăng giá trị và danh tiếng của nhãn hiệu; tăng cường sự cam kết của nhân viên; cải thiện thành quả tài chính (do giảm thiểu chi phí vận hành) và tăng giá trị cổ phiếu; đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp và xã hội; quản lý rủi ro và khủng hoảng hữu hiệu hơn; gia tăng năng suất, tinh thần và lòng trung thành của nhân viên; tăng cường khả năng thu hút tài năng; duy trì mối liên hệ tốt đẹp với chính quyền và cộng đồng; và cung cấp một lợi khí cho doanh nghiệp hội nhập vào kinh tế toàn cầu.

Như đã phân tích ở trên, ba yếu tố People, Planet, và Profit đều là những yếu tố quan trọng, không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững, tuy nhiên yếu tố People (con người) có vai trò quyết định vì con người (lãnh đạo doanh nghiệp) quyết định chiến lược phát triển, đường hướng kinh doanh của doanh nghiệp, con người (nhân viên) trực tiếp sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm, lợi nhuận cho doanh nghiệp, con người (người tiêu dùng, cộng đồng địa phương) quyết định tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, con người (cổ đông) quyết định việc đầu tư vốn cho doanh nghiệp và cũng chính con người quyết định việc ứng xử với Planet (trái đất) trong quá trình sản xuất, kinh doanh … để đạt được mục đích cuối cùng và lâu dài của doanh nghiệp là Profit (lợi nhuận) cho doanh nghiệp./.

Tài liệu tham khảo

– J. Elkington (2006).Cannibals with Forks: The Triple Bottom Line of the 21st Century Business.Oxford: Capstone, 402 trang.

– Chris Laszlo; Bùi Thanh Châu dịch (2011) “Giá trị bền vững”, NXB Thời Đại

– Đoàn Trung Thảo (2015) CSR: Chiến lược phát triển bền vững của các tập đoàn đa quốc gia

[ad_2]

Related Posts

Game cóc bắn bóng: Totemia Cursed Marbles

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game cóc bắn bóng Cóc bắn bóng thuộc dòng game kỹ năng, với một hình hài quen thuộc mà mình nghĩ rằng rất…

Game xếp hình kẹo ngọt Candy: Candy Era

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game xếp hình kẹo ngọt Candy Xếp hình kẹo ngọt Candy thuộc dòng game Y8, game A10 vốn là phiên bản nâng…

Game siêu sao bóng chày: Baseball Pro

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game siêu sao bóng chày Siêu sao bóng chày thuộc dòng game thể thao, kỹ năng khi mà các bạn trai hay…

Game Pikachu 2019: Onet Connect Classic

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game Pikachu 2019 Pikachu 2019 thuộc dòng game trí tuệ, game 7k7k khi mà các bạn nhỏ yêu thích dòng game huyền…

Game thời trang cô chúa bạch tuyết: Snow Princess

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game thời trang cô chúa bạch tuyết Thời trang cô chúa bạch tuyết thuộc dòng game thời trang, game cho bạn gái…

Trò chơi làm bánh Gato

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game làm bánh Gato vui nhộn Làm bánh Gato một tựa game nấu ăn, hay và đầy tính sáng tạo dành riêng cho…

Leave a Reply