Thế chấp tài sản là gì?

[ad_1]

Hiện nay, để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của các cá nhân, tổ chức khi họ thực hiện vay vốn từ các cá nhân, tổ chức khác, pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm mà các bên có thể lựa chọn trong đó có biện pháp thế chấp tài sản là hình thức mà các cá nhân, tổ chức ưu tiên sử dụng nhất. Vậy Thế chấp tài sản là gì?, TBT Việt Nam xin cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích tới quý độc giả qua bài viết sau đây.

Thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản là việc một bên là bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định và không giao tài sản thế chấp cho bên kia là nhận thế chấp (Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015).

Tài sản thế chấp không có sự chuyển giao, vẫn do bên thế chấp giữ, tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận về việc giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp đó. Ngoài ra, một tài sản thế chấp có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ đối với chủ thể có quyền khác nhau.

Đặc điểm của thế chấp tài sản?

Thế chấp tài sản có những đặc điểm là:

Thứ nhất: Về chủ thể thế chấp: trong quan hệ thế chấp tài sản gồm có bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Chủ thế của thế chấp tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, hợp tác xã,…

Thứ hai: Về hình thức của việc thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành một hợp đồng riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Việc thế chấp tài sản các bên có thể thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực văn bản thế chấp; trừ trường hợp bắt buộc phải công chứng, thực theo quy định của pháp luật như thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và các tài sản khác gắn liền trên đất hay hợp đồng thế chấp xe ô tô, tàu bay, tàu biển, v.v…

Thứ ba: Về đối trượng của tài sản thế chấp: tài sản thế chấp là động sản hoặc bất động sản, có thể là tài sản hình thành trong tương lai hay tài sản đang cho thuê, mươn. Các bên có thể thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản.

Nếu bên thế chấp toàn bộ hay một phần bất động sản mà động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản thì vật phụ đó cũng được coi là tài sản thế chấp nếu hai bên thỏa thuận khác về vấn đề này.

Nếu thế chấp quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất cũng thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản đó cũng là tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Nếu tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản đó đang được dùng để thế chấp. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp.

 Thứ tư: Hiệu lực của việc thế chấp tài sản: Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Hợp đồng thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thứ năm: Nội dung của thế chấp tài sản:

– Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp: Bên thế chấp có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản thế chấp; đầu tư để làm tăng giá trị tài sản thế chấp;… có nghĩa vụ giao các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, bảo quản tài sản thế chấp, cung cấp thông tin về tình hình của tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp, giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp nếu phải xử lý tài sản thế chấp, v.v..

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản: có quyền xem xét, kiểm tra tài sản dùng để thế chấp; yêu cầu bên thế chấp cung cấp thông tin về tài sản thế chấp; thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật; xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp theo quy định của pháp luật được xử lý tài sản thế chấp… có nghĩa vụ: trả lại các tài sản thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp; thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ sáu: Về chấm dứt tài sản thế chấp: thế chấp tài sản được chấm dứt trong các trường hợp như: nghĩa vụ của các bên được bảo đảm, hủy bỏ việc thế chấp hoặc thay thế sang biện pháp như cầm cố, tín chấp,..; tài sản thế chấp bị xử lý, hoặc theo các bên thỏa thuận.

Ví dụ về thế chấp tài sản?

Để hiểu rõ hơn về thế chấp tài sản là gì? Trên thực tế, Chúng tôi xin đưa ra ví dụ minh họa cho Quý độc giả:

Anh A muốn có một khoản tiền là 1 tỷ đồng để đầu tư kinh doanh, anh A có đến Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank để vay số tiền là 1 tỷ đồng và thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất tại ngân hàng với lãi suất vay thế chấp một năm đầu là 6%/năm và sau khi hết thời hạn 1 năm sẽ tính lãi  theo công thức của ngân hàng.

– Theo ví dụ trên tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất và trường hợp này phải thực hiện thủ tục công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật.

– Anh A sau khi thế chấp tài sản, được nhận số tiền là 1 tỷ đồng và có nghĩa vụ trả nợ theo đúng các điều khoản trong hợp đồng đã ký với ngân hàng. Nếu hết thời hạn mà anh A không trả được được cả gốc và lãi thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất đó của anh A.

Vai trò của thế chấp tài sản?

Biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có nhiều ưu điểm hơn so với các biện pháp bảo đảm khác và có nhiều vai trò như sau:

– Thế chấp không bắt buộc bên thế chấp phải chuyển chuyển giao tài sản bảo đảm nên được các bên thế chấp lựa chọn ưu tiên hơn vì họ vẫn có thể sử dụng, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức, … từ tài sản này.

– Bên nhận thế chấp không phải trực tiếp nắm giữ tài sản nên không cần phải mất chi phí cho việc bảo quản, giữ gìn tàu sản trong thời gian thế chấp cũng như không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị hư hư hỏng hay mất tài sản thế chấp.

– Ngoài ra, bên thế chấp vẫn có thể dùng tài sản thế chấp để thế chấp với nhiều nghĩa vụ khác nhau trong trường hợp tổng các nghĩa vụ phải thanh toán không lớn hơn giá trị của tài sản thế chấp do đó, cá nhân, tổ chức có thể tận dụng tối ta được tài sản thế chấp đó.

Bài viết thế chấp tài sản là gì? Đã phần nào giúp Quý khách hàng giải đáp được những băn khoăn của mình. Liên quan đến quy định pháp luật dân sự về thế chấp tài sản, Quý vị có thể liên hệ TBT Việt Nam để trao đổi và được hỗ trợ qua số 1900 6560, trân trọng!

[ad_2]

Related Posts

Game biệt đội SWAT: Elite SWAT Commander

[ad_1] Biệt đội SWAT thuộc dòng game bắn súng, 1 người chơi khi các bạn nhỏ sẽ đối mặt với bọn tội phạm chuyên bắt cóc những…

Game đại chiến Zombie 2: Zombie Derby 2

[ad_1] Đại chiến Zombie 2 thuộc dòng game Zombie, bước vào cuộc chiến với những con Zombie bằng chiếc xe tải được trang bị các dụng cụ…

Game bắn xe tăng Y8: Tank Arena

[ad_1] Bắn xe tăng Y8 thuộc dòng game bắn súng, chinh phục mọi thử thách và chiến đấu với kẻ thù của mình trong một trận chiến…

Game đại chiến thiên hà: Nebula Conflict

[ad_1] Đại chiến thiên hà thuộc dòng game 4399, bắn súng khi mà các bạn sẽ cùng chiếc phi thuyền của mình để đến và chiến đấu…

Trò chơi làm trà sữa trân châu

[ad_1] ContentsThế chấp tài sản là gì?Đặc điểm của thế chấp tài sản?Ví dụ về thế chấp tài sản?Vai trò của thế chấp tài sản?Related posts:Giới thiệu…

Trò cuộc chiến xuyên thế kỷ 7

[ad_1] ContentsThế chấp tài sản là gì?Đặc điểm của thế chấp tài sản?Ví dụ về thế chấp tài sản?Vai trò của thế chấp tài sản?Related posts:Giới thiệu…

Leave a Reply